50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập phản ứng hữu cơ Hóa học 11. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học 11, giải bài tập Hóa học 11 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập phản ứng hữu cơ

Kiến thức cần nhớ

Phân loại phản ứng hữu cơ

Dựa vào sự biến đổi về thành phần và cấu tạo của hợp chất hữu cơ, mà có thể phân chia các phản ứng hóa học hữu cơ thành các loại chính như sau:

1. Phản ứng thế

- Là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

Thí dụ 1: Phản ứng của metan với clo

CH4 + Cl2asktCH3Cl + HCl

Thí dụ 2: Thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm C2H5O của ancol etylic.

CH3COOH + C2H5OHt°, xtCH3COOC2H5 + H2O

2. Phản ứng cộng

- Là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

Thí dụ:

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

CH2 + HClt°HgCl2C2H3Cl

3. Phản ứng tách

- Là phản ứng trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

Thí dụ 1: Tách nước (đehiđrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong phòng thí nghiệm.

CH3 – CH2 – OH170°CH2SO4CH2 = CH2 + H2O

Thí dụ 2: Tách hiđro (đehiđro hóa) ankan điều chế anken.

C2H6t°, xtCH2 = CH2 + H2

Ngoài ba loại phản ứng trên, còn có các loại phản ứng khác như phản ứng phân hủy, phản ứng đồng phân hóa, phản ứng oxi hóa, ...

Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ

- Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt.

Thí dụ: Phản ứng este hóa của ancol etylic với axit axetic phải kéo dài nhiều giờ.

Lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 1: Phản ứng giữa ancol etylic với axit axetic trong phòng thí nghiệm

- Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm do các liên kết trong phân tử chất hữu cơ có độ bền khác nhau không nhiều, nên trong cùng một điều kiện, nhiều liên kết khác nhau có thể cùng bị phân cắt.

Thí dụ: Khi cho clo tác dụng với metan (có ánh sáng khuếch tán) thu được hỗn hợp CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, ...

Lý thuyết Hóa 11 Bài 23: Phản ứng hữu cơ | Hóa học lớp 11 (ảnh 1)

Hình 2: Clo phản ứng với metan

Bài tập tự luyện

Câu 1. Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách? Cho thí dụ minh hoạ.

Hướng dẫn giải

Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng trong đó một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ bị thay thế bởi một nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử khác.

  • Ví dụ: CH4 + Cl2 →(askt)  CH3Cl + HCl

Phản ứng cộng

Phản ứng cộng là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.

  • Ví dụ: C2H4  +  Br2  →  C2H4Br2

Phản ứng tách

Phản ứng tách là phản ứng trong đó một hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.

  • Ví dụ: CH3 – CH2 – OH    →(đk: H2SO4, 170oC)   CH2 = CH2  + H2O

Câu 2: Cho phương trình hoá học của các phản ứng :

a) C2H6 + Br2 as C2H5Br2 + HBr.

b) C2H4 + Br2 → C2H4Br2    

c) C2H5OH + HBr t0,xt C2H5Br    H2O.

d) C6H14 t0,xt C3H6 + C3H8.   

e) C6H12 + H2 t0,xt C6H14  

g)  C6H14 t0,xt C2H6 + C4H8

1. Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g.

B. a, c.       

C. d, e, g     

D. a, b, c, e, g.

2. Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng

A. a, b, c, d, e, g

B. a, c.       

C. d, e, g 

D. b, e.

3. Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng

A. d, g 

B. a, c          

C. d,  e, g 

D. a, b, c, e, g.

Hướng dẫn giải

Thuộc loại phản ứng thế là các phản ứng  a, c. 

Thuộc loại phản ứng cộng là các phản ứng b,e.

Thuộc loại phản ứng tách là các phản ứng d,g.

Câu 3: Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

Phản ứng nào thuộc loại phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách?

Hướng dẫn giải

bài 23: Phản ứng hữu cơ => phản ứng cộng

bài 23: Phản ứng hữu cơ => phản ứng cộng

bài 23: Phản ứng hữu cơ =>phản ứng thế

bài 23: Phản ứng hữu cơ=> phản ứng cộng

bài 23: Phản ứng hữu cơ => phản ứng thế

Câu 4: Kết luận nào sau đây là đúng ?

A. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất nhanh.

B. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

C. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và chỉ theo một hướng xác định.

D. Phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra nhanh và không theo một hướng nhất định.

Hướng dẫn giải

A. Sai vì phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm

B. Đúng

C. Sai phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm và theo nhiều hướng khác nhau.

D. Sai vì phản ứng của các chất hữu cơ thường xảy ra rất chậm

Đáp án B

 

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác:

30 bài tập về Andehit (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Sulfuric acid và muối sulfate (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Ammonia. Muối ammonium (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Khái niệm về cân bằng hoá học (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Nitrogen (2024) có đáp án chi tiết nhất

50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 1)
Trang 1
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 2)
Trang 2
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 3)
Trang 3
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 4)
Trang 4
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 5)
Trang 5
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 6)
Trang 6
50 Bài tập phản ứng hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất (trang 7)
Trang 7
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!