Video: Stress: Nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh
Bất chấp những tác động tiêu cực đó, nhiều người trong chúng ta vẫn sống, hít thở và ăn uống cùng căng thẳng mỗi ngày - tất nhiên đó không phải là lựa chọn. Căng thẳng giống như đám mây đen mà chúng ta không thể trốn chạy. Ngay cả khi chúng ta là một người lạc quan, tích cực thì cũng không thể tránh khỏi căng thẳng khi đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống.
Là một người mắc chứng lo âu lâu ngày, tôi có một mối quan hệ yêu ghét với căng thẳng. Điều này nghe có vẻ lạ. Mặc dù căng thẳng khiến tâm trí tôi thỉnh thoảng phải điên loạn như cảm giác đi tàu lượn, nhưng đó cũng là lúc tôi cảm thấy bản thân nhiều năng lượng nhất.
Đừng hiểu lầm nhé. Tôi rất thích thức dậy vào buổi sáng với hoa hồng và ánh nắng dịu nhẹ sớm mai mà không có một chút lo lắng hay căng thẳng, nhưng tất cả chúng ta đều biết điều đó sẽ không xảy ra. Vì vậy, thay vì nuôi dưỡng giấc mơ màu hồng về cuộc sống không tồn tại căng thẳng, tôi sẽ nhìn nhận tính hai mặt của một vấn đề, có ưu sẽ có nhược, có tiêu cực sẽ có tích cực. Bởi vì cho dù bạn có nhận ra hay không thì những lợi ích của căng thẳng giúp bạn trở nên thông minh và mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Căng thẳng “tốt” và căng thẳng “xấu”
Một số người nghĩ rằng căng thẳng luôn tiêu cực, nhưng không phải vậy. Trong thực tế, nguồn gốc của căng thẳng không giống nhau. Rõ ràng, khi bạn phải đối mặt và chịu áp lực từ căng thẳng rất khó để bạn nhận ra điều tích cực mà nó mang lại. Khi đó nếu có ai đó nói với bạn rằng căng thẳng có lợi cho sức khỏe, bạn chắc chắn sẽ cười nhạo và cho rằng họ có vấn đề. Nhưng khách quan mà nói họ không hề sai.
Điều này không có nghĩa khuyến khích bạn nên làm cho cuộc sống của mình trở nên phức tạp và căng thẳng. Câu nói "giết chết căng thẳng" đúng trong trường hợp căng thẳng mãn tính - vốn là loại xấu - chi phối suy nghĩ của bạn ngày này qua ngày khác, nó tác động lên cơ thể bạn, gây ra lo lắng, mệt mỏi, tăng huyết áp, trầm cảm, v.v.
Không nên hành hạ tinh thần khi bản thân gặp căng thẳng, thay vào đó bạn nên đón nhận nó với một tinh thần tích cực, chủ động. Con người có phản ứng bỏ cuộc hoặc chiến đấu, là một phản ứng sinh lý bẩm sinh xảy ra khi họ bị tấn công. Cơ thể của bạn có cách để xử lý với các tác nhân gây căng thẳng hàng ngày, và khi hệ thống phòng thủ tự nhiên của bạn hoạt động, cơ thể của bạn học cách đối mặt qua đó sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện. Vì vậy, trước khi bạn coi căng thẳng là “kẻ xấu”, hãy xem xét một số lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên mà nó mang lại dưới đây.
Cải thiện khả năng nhận thức
Trừ khi bạn sinh ra ở vạch đích, cuộc sống đủ đầy không có áp lực, bạn sẽ không thể biết cảm giác khủng hoảng khi gặp căng thẳng. Nếu cảm giác này xảy ra khi đối mặt với mức độ căng thẳng vừa phải nó có thể thúc đẩy hoạt động của não bộ. Điều này là do căng thẳng vừa phải tăng cường kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não của bạn, cải thiện trí nhớ và khả năng chú ý, đồng thời giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Trong một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Berkeley chỉ ra rằng ở những con chuột trong thí nghiệm được tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng ngắn hạn cho thấy các tế bào gốc thần kinh trong não có hiện tượng tăng sinh dẫn đến tăng hiệu suất tinh thần sau hai tuần.
Hoạt động của não tốt hơn có thể giải thích tại sao nhiều người, bao gồm cả tôi, làm việc tốt hơn khi bị căng thẳng. Ví dụ, tôi đã có khách hàng giao cho tôi các nhiệm vụ vào phút cuối. Sau khi nhận việc, đôi khi tôi hoảng sợ vì khối lượng công việc nhiều mà thời gian giới hạn. Nhưng trong mọi tình huống, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và nhận được phản hồi tích cực, mặc dù không có nhiều thời gian như mong muốn.
Nếu bạn nghi ngờ lợi ích của căng thẳng đối với bộ não của mình, hãy tự đánh giá hiệu suất của bạn vào những ngày bạn gặp phải mức độ căng thẳng cao trong công việc. Bạn có thể phát hiện ra rằng mình tập trung và làm việc hiệu quả hơn so với những ngày không có căng thẳng.
Tránh cảm lạnh thông qua việc tăng cường miễn dịch
Phản ứng chiến đấu hoặc bỏ cuộc mà bạn cảm thấy khi căng thẳng được thiết kế để bảo vệ bạn. Điều thú vị về nồng độ thấp của hormone căng thẳng là nó cũng giúp bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng nhiễm trùng. Căng thẳng mức độ vừa kích thích cơ thể sản xuất interleukin giúp tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại bệnh tật - không giống như người song sinh tồi tệ của nó, căng thẳng quá mức kéo dài, làm giảm khả năng miễn dịch và dễ nhiễm bệnh.
Vì vậy, lần tới khi bạn gặp khó khăn làm mức độ căng thẳng của bạn tăng cao, hãy nhớ lợi ích này. Nếu môi trường sống quanh bạn đang có dịch bệnh như cảm cúm hay cảm lạnh, thì sự căng thẳng “tốt” có thể là liều thuốc duy nhất bạn cần để giữ sức khỏe.
Nó khiến bạn trở thành một chiếc bánh quy khó nhằn
Tôi ghét mọi thứ về căng thẳng. Tôi ghét cảm giác của nó, và ghét cách những tình huống căng thẳng làm tiêu hao tâm trí của tôi - ngay cả khi nó chỉ diễn ra trong vài giờ. Mặc dù vậy phải công nhận căng thẳng đã giúp tôi trở thành một người mạnh mẽ hơn trong những năm qua.
Không thể phủ nhận việc vượt qua một tình huống khó khăn sẽ xây dựng khả năng đối mặt. Khi bạn trải nghiệm điều gì đó lần đầu tiên, bạn có thể nghĩ đó là tình huống tồi tệ nhất, dễ dàng suy sụp vì bạn không biết cách đối phó. Nhưng khi bạn đối mặt với các tình huống khác nhau và vượt qua các vấn đề khác nhau, đó là cách bạn rèn luyện bản thân để đối phó với những sự cố tương tự trong tương lai.
Đừng chỉ tin tôi. Nghĩ về một tình huống khó khăn mà bạn đã từng đối mặt trong quá khứ. Bạn đã xử lý căng thẳng như thế nào khi nó lần đầu tiên xảy ra? Bây giờ, tua nhanh đến hiện tại. Bạn đã đối phó với một tình huống tương tự gần đây như thế nào? Nếu nó tiếp tục xảy ra, bạn có tìm ra cách để giải quyết vấn đề không? Trong tất cả các khả năng, bạn đã làm. Vì bạn biết những gì sẽ xảy ra và bạn hiểu những kết quả có thể xảy ra, bạn dễ dàng kiểm soát tình huống hơn. Bởi vì điều này, bạn sẽ không bỏ cuộc hoặc đánh gục bởi áp lực. Đây là cách căng thẳng khiến bạn mạnh mẽ hơn.
Giúp tăng cường sự phát triển của trẻ
Có thể bạn đã nghe hoặc đọc những câu chuyện về những người phụ nữ phải đối mặt với chứng trầm cảm và lo lắng nghiêm trọng khi mang thai và sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Đúng là mức độ căng thẳng tăng cao có thể có tác động tiêu cực đến cả mẹ và bé. Vì vậy, hầu hết các bà mẹ đều giữ sức khỏe bằng cách giảm thiểu căng thẳng và lo lắng khi mang thai.
Mặc dù căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ, nhưng tin tốt là mức độ căng thẳng bình thường vừa phải trong thai kỳ sẽ không gây hại cho em bé. Một nghiên cứu được thực hiện năm 2006 của Johns Hopkins theo dõi 137 phụ nữ từ giữa thai kỳ đến sinh nhật lần thứ hai của con họ. Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ bị căng thẳng từ nhẹ đến trung bình trong thời kỳ mang thai có các kỹ năng phát triển ban đầu tốt hơn những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ không bị căng thẳng cùng độ tuổi.
Tất nhiên, nghiên cứu này không đề khuyến khích căng thẳng khi mang thai. Nhưng nếu bạn phải đối mặt với căng thẳng hàng ngày theo chu kỳ, đừng hoảng sợ, nó có thể giúp ích cho sự phát triển của em bé.
Tóm lại những lợi ích của căng thẳng
Sau khi thấy những lợi ích của căng thẳng bạn còn muốn trút bỏ và giận dữ với căng thẳng không? Hãy nhớ rằng đó có thể là một người bạn mà bạn không biết rằng bạn muốn. Chìa khóa là biến căng thẳng xấu thành căng thẳng tốt. Miễn là nó không kéo dài, căng thẳng có thể là một bài tập tích cực cho não bộ cũng như giúp rèn luyện ý chí chiến đấu trong cuộc sống của bạn.
Xem thêm :