4 điều cần biết về xuất huyết đường tiêu hoá dưới: triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân có thể xảy ra do loét, viêm... mức độ từ nhẹ đến nặng.

Video Tổng quan Bệnh lý "XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA"

Xuất huyết tiêu hóa dưới là chảy máu trong đường tiêu hoá từ phần dưới của tá tràng đến hậu môn bao gồm:

  • Hầu hết ruột non
  • Đại tràng
  • Trực tràng
  • Hậu môn

Xuất huyết tiêu hóa có thể cấp tính hoặc mãn tính. Chảy máu cấp tính có thể đột ngột và nghiêm trọng, trong khi chảy máu mãn tính xảy ra trong thời gian dài hơn và có thể gây ra các triệu chứng ít rõ ràng hơn.

Trong nhiều trường hợp, xuất huyết tiêu hóa dưới sẽ tự cầm. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nhiều, dai dẳng hoặc tái phát có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Triệu chứng xuất huyết đường tiêu hoá dưới

Blood In Stools In Singapore | Symptoms, Treatments & More | gutCAREĐại tiện ra toàn máu hoặc máu lẫn trong phân là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hoá dưới  (Nguồn ảnh: www.gutcare.com.sg)Đại tiện ra toàn máu hoặc máu lẫn trong phân là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hoá dưới(Nguồn ảnh: www.gutcare.com.sg)Sau khi đi đại tiện, nếu bạn nhận thấy có một lượng nhỏ máu màu từ đỏ tươi đến đen trong bồn cầu, trên giấy vệ sinh hoặc trong phân thì có thể bạn đang bị xuất huyết đường tiêu hoá dưới.

Các dấu hiệu này tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải chú ý đến màu sắc của máu (và màu phân của bạn) vì nó có thể chỉ điểm vị trí chảy máu:

  • Máu đỏ tươi cho thấy máu xuất phát từ đường tiêu hoá dưới như đại tràng hoặc trực tràng.
  • Máu có màu đỏ sẫm hoặc màu rượu vang có thể xuất phát từ ruột non hoặc phần đầu của đại tràng.
  • Phân có màu đen, hắc ín có thể cho thấy chảy máu từ dạ dày hoặc phần trên của ruột non.

Các triệu chứng khác liên quan đến chảy máu trực tràng bao gồm:

  • Khó tập trung
  • Ngất xỉu
  • Chóng mặt
  • Đau hậu môn, trực tràng
  • Đau hạ vị, chuột rút

Nguyên nhân xuất huyết đường tiêu hoá dưới

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá thấpNguồn ảnh: www.pinterest Nguyên nhân xuất huyết tiêu hoá thấpNguồn ảnh: www.pinterest Các bệnh gây xuất huyết đường tiêu hoá dưới có thể từ nhẹ đến nặng. Trong đó phổ biến nhất là bệnh trĩ. Các nguyên nhân nhẹ gây xuất huyết đường tiêu hoá dưới bao gồm:
  • Vết nứt hậu môn hoặc vết rách nhỏ ở niêm mạc hậu môn
  • Táo bón hoặc đại tiện phân khô cứng
  • Bệnh trĩ
  • Polyp trực tràng

Các nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hoá dưới nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Ung thư vùng hậu môn
  • Ung thư đại tràng
  • Bệnh ruột viêm (IBD - inflammatory bowel disease), bao gồm viêm loét đại tràng (ulcerative colitis - UC) và bệnh Crohn
  • Nhiễm trùng đường ruột (như salmonella,...)

Một số nguyên nhân xuất huyết đường tiêu hoá dưới hiếm gặp như rối loạn đông máu và phản ứng dị ứng với thực phẩm.

Các dấu hiệu cần đi khám:

Xuất huyết tiêu hoá dữ dội có thể được coi là cấp cứu y tế. Hãy đến phòng cấp cứu nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Lạnh, nổi da già
  • Giảm ý thức, khó tập trung
  • Chảy máu từ hậu môn liên tục
  • Ngất xỉu
  • Đau quặn bụng
  • Thở nhanh
  • Đau hậu môn dữ dội
  • Buồn nôn nghiêm trọng

Nếu tình trạng xuất huyết đường tiêu hoá dưới ít nghiêm trọng hơn, như chảy máu thành giọt nhỏ từ trực tràng, bạn có thể hẹn gặp bác sĩ theo lịch. Tuy nhiên, vì một lượng nhỏ máu chảy có thể tiến triển thành lượng lớn nhanh chóng, nên việc tìm cách điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu là rất quan trọng.

Chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hoá dưới

Bác sĩ thường sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn về thời điểm khởi phát, tính chất máu, phân, các triệu chứng kèm theo.

Sau đó, họ sẽ kiểm tra bằng một thủ thuật đặc biệt, đó là thăm trực tràng. Thăm trực tràng được thực hiện bằng cách đưa ngón tay đã được đeo găng, bôi trơn vào hậu môn để kiểm tra các bất thường trong hậu môn (chẳng hạn như bệnh trĩ) và kiểm tra tính chất phân.

Các bác sĩ cũng có thể yêu cần thực hiện thêm nội soi đường tiêu hoá để đánh giá chính xác và toàn diện hơn. Một ống soi mỏng, dẻo để có thể di chuyển linh hoạt được đưa vào hậu môn. Ống soi có một camera ở đầu, cho phép bác sĩ quan sát các tổn thương bên trong trực tràng và đại tràng của bạn.

Các xét nghiệm khác như tổng phân tích máu để xác định xem bạn có bị mất máu đáng kể không và sàng lọc các bệnh đông máu cũng như xét nghiệm nhóm máu nếu cần thiết.

Điều trị xuất huyết đường tiêu hoá dưới

Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong điều trị trĩ (Nguồn ảnh: blog.medplusmart.com)Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong điều trị trĩ (Nguồn ảnh: blog.medplusmart.com)

Các phương pháp điều trị xuất huyết đường tiêu hoá dưới phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng.

Nếu bệnh trĩ làm bạn đau và khó chịu, bạn có thể rửa bằng nước ấm. Bôi kem chứa thành phần giảm đau, giảm tiết dịch.

Bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp điều trị xâm lấn hơn nếu cơn đau trĩ nghiêm trọng hoặc búi trĩ rất lớn bao gồm thắt dây cao su, điều trị bằng laser và phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.

Nếu bị nứt kẽ hậu môn, bạn cần vệ sinh sạch sẽ, có chế độ ăn uống bổ sung chất xơ, sử dụng thuốc làm mềm phân để giải quyết các vấn đề về táo bón và giúp vết nứt hậu môn mau lành. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê thêm kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng.

Nếu không may bị ung thư đại tràng, bạn cần các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị để loại bỏ ung thư và giảm nguy cơ tái phát.

Các phương pháp điều trị tại nhà để ngăn ngừa táo bón có thể làm giảm nguy cơ xuất huyết đường tiêu hoá dưới. Bao gồm:

  • Ăn thực phẩm giàu chất xơ
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Vệ sinh sạch vùng hậu môn
  • Uống đủ nước

 Các chủ đề liên quan: Trĩ. Nứt kẽ hậu môn. Ung thư đại tràng. Bệnh ruột viêm. Bệnh Crohn. Đi ngoài phân đen.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!