30 Bài tập về tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

I. Lý thuyết

1. Đặc điểm hệ nội tiết

Ngoài hệ thần kinh, hệ nội tiết cũng góp phần quan trọng trong việc điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, đặc biệt là quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể nhờ hoocmôn từ các tuyến nội tiết tiết ra. Chúng tác động thông qua đường máu nên chậm nhưng kéo dài và trên diện rộng hơn.

2. Phân biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết

Hình 55-3 giới thiệu lần lượt các tuyến nội tiết chính (từ trên xuống dưới). Trong số các tuyến có tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết (tiết dịch tụy đó vào ruột) lại vừa là một tuyến nội tiết quan trọng, tuyến sinh dục cũng là tuyến pha.

Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là các hoocmôn.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết?

   A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể.

   B. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

   C. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường.

   D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hoocmon có hoạt tính sinh học cao là đặc điểm của hoocmon.

Ví dụ 2: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ

   A. Máu.

   B. Tim.

   C. Tuyến yên.

   D. Vùng dưới đồi.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ máu.

Ví dụ 3: Hoocmon nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy?

   A. FSH.

   B. LH.

   C. Insullin.

   D. Ostrogen.

Chọn đáp án: C

Giải thích: Insullin được tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết.

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ

   A. Hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.

   B. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.

   C. Sinh lí của cơ thể.

   D. Tế bào tuyến tiết ra.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.

Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?

   A. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.

   B. Tác động qua đường máu.

   C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hệ nội tiết có các đặc điểm như: Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, tác động qua đường má, chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.

Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?

   A. Tuyến mồ hôi.

   B. Tuyến ức

   C. Tuyến yên.

   D. Tuyến giáp.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tuyến mồ hôi thuộc tuyến ngoại tiết.

Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?

   A. Tuyến tụy.

   B. Tuyến cận giáp.

   C. Tuyến yên.

   D. Tuyến tùng.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết.

Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?

   A. FSH.

   B. Hoocmon.

   C. Mồ hôi.

   D. Dịch nhầy.

Chọn đáp án: B

Giải thích: Sản phầm tiết của các tuyến nội tiết là hoocmon.

Câu 6: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?

   A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

   B. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.

   C. Không đặc trưng cho loài.

   D. Có hoạt tính sinh học cao.

Chọn đáp án: A

Giải thích: Tình đặc hiệu của hoocmon là chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.

Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng?

   A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.

   B. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.

   C. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.

   D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.

Chọn đáp án: D

Giải thích: Hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó theo máu đi khắp cơ thể.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học hay khác:

30 Bài tập về Menden và di truyền học (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 bài tập về di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân (có đáp án năm 2024)

70 bài tập về ôn tập phần di truyền học (có đáp án năm 2024)

60 bài tập về di truyền y học (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!