30 Bài tập về Tổng hợp và phân tích lực (2024) có đáp án, chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu bài viết gồm bài tập và tóm tắt lý thuyết Vật Lí: Tổng hợp và phân tích lực sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 10. Mời các bạn đón xem.

Bài tập về tổng hợp và phân tích lực

1.Lý thuyết

1. Tổng hợp lực đồng quy

- Tổng hợp lực là thay thế nhiều lực tác dụng đồng thời vào một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như tác dụng của những lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực, các lực được thay thế gọi là các lực thành phần.

a. Hai lực cùng phương.

- Hai lực cùng phương, cùng chiều thì làm tăng tác dụng lên vật và có độ lớn hợp lực bằng: F=F1+F2

- Hai lực cùng phương, ngược chiều thì chúng hạn chế, thậm trí có thể triệt tiêu tác dụng của nhau lên vật và hợp lực có giá trị bằng: F=F1F2

+ Nếu F > 0 thì hợp lực F cùng chiều với lực thành phần F1.

+ Nếu F < 0 thì lực F ngược chiều với lực F1.

Hợp lực cùng phương, cùng chiều với trọng lực, cùng chiều dương đã chọn

b. Hai lực vuông góc.

- Xét trường hợp một quả cầu lông đang rơi. Có hai lực tác dụng lên quả cầu: trọng lực theo phương thẳng đứng hướng xuống và lực đẩy của gió theo phương ngang.

- Hợp lực F tác dụng lên quả cầu được xác định bằng cách biểu diễn các lực thành phần P và Fđ  theo quy tắc cộng véctơ. Độ lớn hợp lực:

F=P2+Fd2

- Hướng của hợp lực so với phương thẳng đứng là góc θ sao cho:

cosθ=PF

c. Hai lực tạo với nhau một góc bất kì.

- Xét hai lực F1; F2 đồng quy và hợp thành góc α. Ta có thể biểu diễn lực theo quy tắc hình bình hành hoặc theo quy tắc cộng véctơ.

- Độ lớn của hợp lực: F2=F12+F22+2F1.F2cosα

- Hướng của hợp lực so với F1cosθ=F2+F12F222F.F1

2. Phân tích lực

- Lực F được phân tích thành hai thành phần vuông góc có giá trị tính bằng:

Fx=Fcosθ và Fy=Fsinθ

Với θ là góc giữa hướng của lực F và hướng Ox (thường chọn trùng hướng chuyển động)

Ví dụ: Xét trường hợp ô tô đang lên dốc.

- Các lực tác dụng lên ô tô gồm:

+ Trọng lực: P

+ Phản lực: N

+ Lực phát động: Fk

+ Lực ma sát: Fms

- Các bước như sau:

+ Bước 1: Vẽ giản đồ các lực tác dụng lên vật.

+ Bước 2: Chọn chiều dương trùng với hướng chuyển động lên dốc của ô tô.

+ Bước 3: Phân tích trọng lực P thành hai thành phần

- Các bước thực hiện cũng áp dụng được cho trường hợp vật chịu tác dụng của nhiều lực nhưng vẫn đứng yên. Ngoài ra khi vật chuyển động thẳng đều cũng thu được kết quả tương tự.

- Trạng thái vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều được gọi chung là trạng thái cân bằng của vật, đó là khi lực tổng hợp tác dụng lên vật bằng 0.

2.Bài tập tự luyện

Câu 1: Phân tích lực là phép

A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.

B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.

C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.

D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.

Đáp án đúng là: C

Phân tích lực là phép thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.

Câu 2: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F=F1+F2 . Nếu F=F1F2 thì :

A. α=00 .

B. α=900 .

C. α=1800 .

D. 0<a<900 .

Đáp án đúng là: C.

C - đúng vì trường hợp này độ lớn lực tổng hợp bằng hiệu hai lực thành phần nên F1 và F2 là hai lực cùng phương, ngược chiều. Suy ra góc xen giữa hai lực bằng 1800.

Câu 3: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

A. 4 N.

B. 20 N.

C. 28 N.

D. Chưa có cơ sở kết luận.

Đáp án đúng là: B.

B - đúng vì vật đứng yên nên hợp lực của ba lực trên bằng 0, hợp lực của hai lực còn lại sẽ có độ lớn bằng lực thứ ba. Hợp lực của hai lực 12 N và 16 N sẽ có độ lớn bằng 20 N.

Câu 4: Phân tích lực F thành hai lực F1 và F2 hai lực này vuông góc nhau. Biết độ lớn của lực F = 100N ; F1 = 60N thì độ lớn của lực F2 là:

A. F2=40 N.

B. 13600N.

C. F2=80 N.

D. F2=640 N.

Đáp án đúng là: C.

Ta sử dụng quy tắc hình bình hành cho hai lực vuông góc

F =F12+F22100=602+F22F2=80 N.

Câu 5: Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 30 N. Góc tạo bởi hai lực là 120o. Độ lớn của hợp lực :

A. 60 N

B. 302 N.

C. 30 N.

D.153 N .

Đáp án đúng là: C.

Áp dụng công thức: F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα

F2=2.302+2.30.30.cos1200

F = 30 N

Câu 6: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?

A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.

B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.

C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 v F2.

D. Trong mọi trường hợp: F1F2FF1+F2 .

Đáp án đúng là: D.

A, B, C - Sai.

D - đúng.

Câu 7: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần

A. Cùng phương, cùng chiều.

B. Cùng phương, ngược chiều.

C. Vuông góc với nhau.

D. Hợp với nhau một góc khác không.

Đáp án đúng là: A.

A - đúng vì khi hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp có độ lớn F = F1+ F2 .

Câu 8: Độ lớn của hợp lực hai lực đồng quy hợp với nhau góc α là:

A. F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα .

B. F2=F12+F222F1F2.cosα .

C. F=F1+F22F1F2.cosα .

D. F2=F12+F222F1F2 .

Đáp án đúng là: A.

A - đúng vì theo quy tắc hình bình hành khi tổng hợp hai lực đồng quy ta có:

F2= F12+ F22+ 2F1F2.cosα .

Câu 9: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

A. 25 N.

B. 15 N .

C. 2 N.

D. 1 N.

Đáp án đúng là: B.

B - đúng vì F1F2FF1+F2129F12+93F21 .

Câu 10: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F=F1+F2 . Nếu F=F1+F2 thì :

A. α=00.

B. α=900 .

C. α=1800 .

D. 0<a<900 .

Đáp án đúng là: B.

B - đúng vì trường hợp này độ lớn lực tổng hợp bằng tổng hai lực thành phần nên F1 và F2 là hai lực cùng phương, cùng chiều. Suy ra góc xen giữa hai lực bằng 00.

Câu 1: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

    A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

    B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

    C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành.

    D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.

Chọn D.

Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.

Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.

Để phân tích lực F thành hai lực F1,F2 theo hai phương Ox, Oy ta kẻ từ ngọn của F hai đường thẳng song song với hai phương, giao điếm với hai phương chỉnh là ngọn của các véc tơ lực thành phần.

Câu 2: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Chọn B.

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 3:Hai lực đồng quy F1 và F2 hợp với nhau một góc α, hợp lực của hai lực này có độ lớn là

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Chọn D.

Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:

Nếu:  20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 4:Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều vs lực F2.

B. cùng phương, cùng chiều với lực F1.

C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

Chọn C.

Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 sẽ chuyển động theo phương và chiều của hợp lực

Áp dụng định luật II Newton ta có:

F = F1 + F2 = ma

Suy ra vectơ gia tốc của chất điểmcùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.

Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là

    A. 10 N.

    B. 20 N.

    C. 30 N.

    D. 40 N.

Chọn B.

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 6: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

    A. 7 N.

    B. 5 N.

    C. 1 N.

    D. 12 N.

Chọn B.

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 7:Hai lực có giá đồng quy có độ lớn F1 = F2 = 10 N, có (F1F2) = 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

    A. 17,3 N.

    B. 20 N.

    C. 14,1 N.

    D. 10 N.

Chọn A.

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 8: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

    A. 7 N.

    B. 13 N.

    C. 20 N.

    D. 22 N.

Chọn D.

Hợp lực của hai lực đồng quy luôn có độ lớn thỏa mãn:

|F1 – F2| ≤ F ≤ F1 + F2 => 6 N ≤ F ≤ 20 N.

Suy ra F không thể là 22 N

Câu 9: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là

    A. 90o.

    B. 30o.

    C. 45o.

    D. 60o.

Chọn A.

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Câu 10:Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng, đồng quy có cùng độ lớn 15 N. Biết góc tạo bởi các lực (F1F2) = (F2F3) = 60°. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là

    A. 30 N.

    B. 20 N.

    C. 15 N.

    D. 45 N.

Chọn A.

Hợp lực: F = F1 + F2 + F3 = (F_13 ) + F2

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Theo quy tắc hình bình hành và kết hợp với điều kiện ba lực F1F2F3 có độ lớn bằng nhau.

=> Hình bình hành thành hình thoi nên hợp lực của F1 và F3 cùng phương, cùng chiều với lực F2 nên độ lớn hợp lực của ba lực trên là:

 20 câu trắc nghiệm Tổng hợp và phân tích lực - Điều kiện cân bằng của chất điểm cực hay có đáp án (phần 1)

Xem thêm các dạng câu hỏi và bài tập liên quan khác

30 Bài tập về momen lực (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Định luật 1 Newton (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Định luật III Newton (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về trọng lực và lực căng (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Lực ma sát (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!