30 Bài tập về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ

I. Lý thuyết

* Cơ quan thực hiện :

   - Ở thực vật, rễ là cơ quan chuyên hoá với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng. Nước và muối khoáng xâm nhập vào rễ cây trên cạn chủ yếu qua miền lông hút của rễ.

   * Cơ chế hấp thụ :

   - Nước xâm nhập vào cơ thể theo cơ chế thụ động, nghĩa là di chuyển từ nơi có thế nước cao đến nơi có thế nước thấp hơn. Các ion khoáng xâm nhập vào rễ cây theo hai cơ chế : thụ động và chủ động. Trong đó, cơ chế chủ động thì cần đến sự có mặt của ATP.

   * Con đường hấp thụ :

- Nước và các ion khoáng xâm nhập từ dung dịch đất vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường : con đường gian bào và con đường tế bào chất.

   * Các nhân tố ảnh hưởng :

   - Quá trình hấp thụ nước và ion khoáng của rễ chịu ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh như áp suất thẩm thấu của dung dịch đất, pH và độ thoáng của đất.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ có đặc điểm nào sau đây?

1. Thành tế bào mỏng, không thâm cutin.

2. Có không bào phát triển lớn.

3. Độ nhớt cùa châl nguyên sinh cao.

4. Áp suất thẩm thâu rất lơn.

A. 1, 2, 4

B. 2, 3, 4

C. 1, 2

D. 2, 4

Lời giải:

Tế bào lông hút thực hiện được chức năng hút nước nhờ thành mỏng không thấm cutin, có không bào lớn và áp suất thẩm thấu lớn.

Đáp án cần chọn là: A

Ví dụ 2: Lông hút có vai trò chủ yếu là:

A. Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

B. Bám vào kẽ đất làm cho cây đứng vững chắc.

C. Lách cào kẽ đất hở giúp cho rễ lấy được ôxy để hô hấp.

D. Tế bào kéo dài thành lông, lách vào nhiều kẽ đất làm cho bộ rễ lan rộng

Lời giải:

Lách vào kẽ đất hút nước và muối khoáng cho cây.

Đáp án cần chọn là: A

Ví dụ 3: Nước trong cây có dạng chính là?

A. Nước liên kết

B. Nước tự do.

C. Nước liên kết và nước tự do.

D. Nước cứng.

Lời giải:

Nước trong cây có 2 dạng chính: nước liên kết và nước tự do.

Đáp án cần chọn là: C

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của dạng nước tự do?

A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

B. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

D. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước

Lời giải:

Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 2: Vai trò của dạng nước tự do là?

A. Tham gia vào quá trình trao đổi chất.

B. Làm dung môi, làm giảm nhiệt độ khi thoát hơi nước.

C. Giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường trong cơ thể.

D. Cả A, B và C

Lời giải:

Vai trò của nước tự do:

+ Làm dung môi hòa tan các chất

+ Giảm nhiệt độ bằng thoát hơi nước ở lá

+ Tham gia vào quá trình trao đổi chất

+ Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh

Đáp án cần chọn là: D

Câu 3: Nước liên kết có vai trò:

A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

C. Làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh.

D. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào

Lời giải:

Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 4: Nước liên kết không có vai trò:

A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.

B. Làm giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước.

C. Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh của tế bào.

D. Cả A và B

Lời giải:

Nước liên kết có vai trò: Đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh (Qua đó giúp đánh giá khả năng chịu hạn và chịu nóng của cây)

Đáp án cần chọn là: D

Câu 5: Nội dung nào sau đây sai?

1. Nước tự do không bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.

2. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.

3. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.

4. Nước tự do không giữ được các đặc tính vật lí, hoá học, sinh học của nước nhưng có vai trò đảm bảo độ bền vững của hệ thống keo trong chất nguyên sinh.

A. 2,3.

B. 3.4.

C. 1,2.

D. 2,4.

Lời giải:

Thực vật dễ sử dụng nước tự do hơn nước liên kết, vì nước tự do giữ được các đặc tính vật lí, hóa học, sinh học của nước.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng?

1. Nước tự do bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học.

2. Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước liên kết hơn.

3. Nước tự do giữ được tính chất vật lí, hoá học, sinh học bình thường của nước nên có vai trò rất quan trọng đối với cây.

4. Nước tự do có vai trò đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh.

A. 2,3.

B. 3.4.

C. 1,2.

D. 2,4.

Lời giải:

Ý 1 sai: Nước liên kết bị hút bởi các phân tử tích điện hay dạng liên kết hoá học

Ý 2 sai: Trong hai dạng nước tự do và nước liên kết, thực vật dễ sử dụng nước tự do hơn

Ý 3,4 đúng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của tế bào lông hút ở rễ cây phù hợp với chức năng hấp thụ nước là:

A. Thành tế bào mỏng, có thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào dày, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

C. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm nhỏ.

D. Thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Lời giải:

Lông hút có thành tế bào mỏng, không thấm cutin, chỉ có một không bào trung tâm lớn.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 8: Khi nói về đặc điểm của tế bào lông hút liên quan đến quá trình hấp thụ nước ở rễ. phát biểu nào sau đây sai ?

A. Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

B. Thành tế bào mỏng không thấm cutin.

C. Có nhiều không bào lớn.

D. Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp mạnh của rễ.

Lời giải:

Phát biểu sai là C: Tế bào lông hút chỉ có 1 không bào trung tâm lớn→ chứa các chất khoáng, chất tan để tạo ra áp suất thẩm thấu giúp tế bào hút được chất khoáng và nước.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 9: Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

(1) Thành tế bào dày.

(2) Không thấm cutin.

(3) Có không bào nằm ở trung tâm lớn.

(4) Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.

(5) Là tế bào biểu bì ở rễ.

(6) Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng.

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Tế bào lông hút của rễ cây có các đặc điểm: 2, 3, 4, 5

Đáp án cần chọn là: C

Câu 10: Cho các đặc điểm sau:

(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.

(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.

(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:

A. (1), (3) và (4)

B. (1), (2) và (3)

C. (2), (3) và (4)

D. (1), (2), (3) và (4)

Lời giải:

Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là: (1), (3) và (4)

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học khác:

30 Bài tập về trao đổi nước và khoáng ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về huyết áp (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về trao đổi nước ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về sinh trưởng ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!