30 Bài tập về trao đổi nước ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về trao đổi nước ở thực vật Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về trao đổi nước ở thực vật

I. Lý thuyết

1. Quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật

1.1. Con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ:

Nước và muối khoáng từ đất được rễ hấp thụ vào mạch gỗ nhờ tế bào lông hút ở rễ. Nước và các chất khoáng hòa tan trong nước hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo mạch gỗ đến các bộ phận của cây.

1.2. Quá trình vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây:

Thân cây có 2 loại mạch để vận chuyển các chất gọi là: mạch gỗ và mạch rây. 

- Mạch gỗ vận chuyển nước và các chất khoáng hòa tan từ rễ lên thân và lên lá.

- Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ tổng hợp ở lá tới những nơi cần hoặc bộ phận dự trữ (hạt, củ, quả).

1.3. Vai trò của quá trình thoát hơi nước ở lá cây:

Khoảng 98% lượng nước cây hút vào bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá, chỉ 1 phần nhỏ được cây sử dụng. 

- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng nước và các chất khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác.

- Khí khổng mở tạo điều kiện cho không khí đi vào và đi ra khỏi cây.

- Hơi nước thoát ra ngoài mang theo một lượng nhiệt => hạ nhiệt độ của lá cây.

1.4. Hoạt động đóng, mở của khí khổng.

Thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua khí khổng ở lá. Khí khổng điều chỉnh thoát hơi nước bằng cách đóng mở. 

Hoạt động đóng, mở khí khổng có vai trò điều chỉnh tốc độ thoát hơi nước và tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở lá.

2. Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật

Các đặc điểm của đất (độ ẩm, hàm lượng khí O2, ...) ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của rễ cây.

Ngoài ra còn có các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí ... ảnh hưởng tới trao đổi nước và chất dinh dưỡng của thực vật.

3. Vận dụng hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật vào thực tiễn

Để cây trồng phát triển tốt, năng suất cao cần căn cứ vào nhu cầu về nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng của từng loài cây để tưới nước, bón phân hợp lí.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng

A. N2 tự do trong khí quyển.

B. hợp chất vô cơ.

C. N2 và NH3.

D. NH4+ và NO3-.

Đáp án đúng là: D

Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng NH4+ và NO3-.

Ví dụ 2: Phát biểu nào sai khi nói về quá trình khử nitrate ở thực vật?

A. Quá trình chuyển nitrogen từ dạng NO3- thành dạng NH4+ gọi là quá trình khử nitrate.

B. Quá trình khử nitrate có sự tham gia của enzyme nitrite reductase.

C. Enzyme nitrate reductase xúc tác cho phản ứng chuyển NO3- thành NO2-.

D. Amino acid là sản phẩm cuối cùng của quá trình khử nitrate.

Đáp án đúng là: D

Amino acid là sản phẩm được tổng hợp trong quá trình đồng hóa ammonium.

Ví dụ 3: Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?

A. NO2-→ NO3-→ NH4+.

B. NO3- → NO2- → NH3.

C. NO3- → NO2- → NH4+.

D. NO3- → NO2- → NH2.

Đáp án đúng là: C

Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ:

Trắc nghiệm Sinh học 11 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?

A. Là thành phần cấu tạo của tế bào.

B. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.

C. Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí.

D. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.

Đáp án đúng là: C

Vai trò của nước đối với cơ thể thực vật:

- Là thành phần cấu tạo của tế bào.

- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.

- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.

- Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.

→ C sai, cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí là vai trò của các nguyên tố khoáng.

Câu 2: Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện là

A. thân, lá cây rũ xuống và héo.

B. biến dạng, thay đổi màu sắc lá, suy giảm kích thước lá, thân, rễ.

C. màu sắc lá không thay đổi, các bộ phận của cây phát triển bình thường.

D. rễ cây bị thối, thân và lá bị héo.

Đáp án đúng là: B

Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện thành các triệu chứng quan sát trên cây như hiện tượng biến màu, biến dạng, suy giảm kích thước lá, thân, quả,…

Câu 3: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ

A. miền lông hút.

B. miền chóp rễ.

C. miền sinh trưởng.

D. miền trưởng thành.

Đáp án đúng là: A

Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờmiền lông hút.

Câu 4: Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào

A. sự cung cấp năng lượng của tế bào.

B. các chất mang được hoạt hóa năng lượng.

C. hình dạng của phân tử khoáng.

D. sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

Đáp án đúng là: D

Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.

Câu 5: Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào là

A. quản bào và tế bào kèm.

B. quản bào và mạch ống.

C. ống gỗ và tế bào kèm.

D. ống rây và mạch ống.

Đáp án đúng là: B

Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và mạch ống.

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mạch rây?

A. Mạch rây được cấu tạo từ ống rây và tế bào kèm.

B. Các chất được vận chuyển theo một chiều từ rễ lên lá.

C. Các chất được vận chuyển theo hai chiều, từ lá xuống rễ hoặc ngược lại.

D. Dịch mạch rây có thành phần chính là đường sucrose.

Đáp án đúng là: B

Các chất được vận chuyển theo hai chiều, từ lá xuống rễ hoặc ngược lại tùy thuộc vào vị trí cơ quan nguồn so với cơ quan đích.

Câu 7: Lượng hơi nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào

A. độ dày của lớp cutin.

B. độ dày của tế bào khí khổng.

C. số lượng, sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng.

D. số lượng, sự phân bố và độ dày của lớp cutin.

Đáp án đúng là: C

Lượng hơi nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào số lượng, sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học hay khác:

150 Bài tập về hô hấp ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Hệ tuần hoàn ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 Bài tập về tuần hoàn máu (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về sinh trưởng ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!