30 Bài tập về sinh trưởng ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về sinh trưởng ở thực vật Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về sinh trưởng ở thực vật

I. Lý thuyết

1. Sinh trưởng

1.1. Khái niệm sinh trưởng 

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Ví dụ: sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

1.2. Các mô phân sinh

Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.

Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh → tăng trưởng chiều cao và đường kính thân.

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang (do không có mô phân sinh bên).

2. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT

3.1. Nhân tố bên trong

- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

3.2. Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)

- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Chỉ rõ vị trí và kết quả của quá trình sinh trưởng sơ cấp của thân, rồi cho biết sinh trưởng sơ cấp của cây là gì?

Lời giải:

– Sinh trưởng sơ cấp của thân diễn ra ở vị trí: mô phân sinh đỉnh thân.

– Sinh trưởng sơ cấp của thân là do hoạt động phân chia nguyên nhiễm của các tế bào mô phân sinh đỉnh thân tạo nên.

– Sinh trưởng sơ cấp của thân làm tăng chiều dài của thân.

– Sinh trưởng sơ cấp của cây là sinh trưởng của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Ví dụ 2: Sinh trưởng thứ cấp là gì?

Lời giải:

Sinh trường thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên hoạt động tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp làm thân và rễ cây to ra. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ.

Ví dụ 3: Cây Một lá mầm hay cây Hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp và kết quả của kiểu sinh trưởng đó là gì? Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

Lời giải:

– Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây Hai lá mầm. Kết quả làm thân và rễ to ra.

– Các lớp tế bào ngoài cùng (bần) của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ tầng sinh bần.

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Sinh trưởng ở thực vật là gì?

Lời giải:

    Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể thực vật do tăng số lượng và kích thước tế bào.

Bài 2: Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?

Lời giải:

    Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân và rễ) do hoạt động nguyên phân của các mô phân sinh đỉnh.

Bài 3: Sinh trưởng thứ cấp là gì?

Lời giải:

   Sinh trưởng thứ cấp là quá trình làm thân cây to ra (tăng đường kính của thân) do sự hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên (tầng sinh mạch và tầng sinh bần).

Bài 4: Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu?

Lời giải:

     Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ vòng gỗ hằng năm.

     Khi cắt ngang thân ta sẽ thấy các vòng năm là những vòng tròn đồng tâm có màu sáng và tối khác nhau. Vòng màu sẫm nhạt gồm các mạch ống rộng và thành mỏng, vòng màu sẫm tối gồm các mạch ống có thành dày hơn.

Bài 5: Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối?

Lời giải:

    Thực vật ở trong tối có lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn, ngoài ra cây ít bị mất nước. Vì vậy cây ở trong bóng tối mọc vống lên.

Bài 6: Sinh trưởng ở thực vật là

A. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.

B. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô

C. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô

D. quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào

Lời giải:

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 7: Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:

A. Quá trình tăng lên về số lượng tế bào

B. Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào

C. Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh

D. Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh

Lời giải:

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh.

Đáp án cần chọn là: C

Phần 2

Câu 1: Hiện tượng ưu thế đỉnh ở thực vật có mối liên quan mật thiết với loại hoocmôn nào ?

   A. Xitôkinin

   B. Axit abxixic

   C. Auxin

   D. Gibêrelin

Câu 2: Hoocmôn nào dưới đây có vai trò kích thích sự phát triển của chồi bên ?

   A. Gibêrelin

   B. Auxin

   C. Êtilen

   D. Xitôkinin

Câu 3: Để tạo quả không hạt, người ta không sử dụng hoocmôn nào dưới đây ?

   A. Gibêrelin

   B. Auxin

   C. Axit abxixic

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Trong nuôi cấy mô thực vật, tương quan giữa hai loại hoocmôn nào sẽ điều tiết sự phát triển của mô callus ?

   A. Auxin và axit abxixic

   B. Gibêrelin và auxin

   C. Xitôkinin và gibêrelin

   D. Auxin và xitôkinin

Câu 5: Đối với việc điều tiết trạng thái sinh lí của hạt, cặp hoocmôn nào dưới đây có tác dụng trái ngược nhau ?

   A. Êtilen và axit abxixic

   B. Xitôkinin và auxin

   C. Gibêrelin và axit abxixic

   D. Êtilen và auxin

Câu 6: Hoocmôn nào dưới đây tham gia vào hoạt động hướng động, ứng động ở thực vật ?

   A. Êtilen

   B. Xitôkinin

   C. Gibêrelin

   D. Auxin

Câu 7: Hoocmôn thực vật có đặc điểm nào sau đây ?

   A. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác trong cây

   B. Tất cả các phương án còn lại

   C. Có hoạt tính cao

   D. Có tính chuyên hoá thấp hơn hoocmôn của động vật bậc cao

Câu 8: Loại hoocmôn nào sản sinh trong hầu hết các bộ phận của cơ thể thực vật ?

   A. Axit abxixic

   B. Auxin

   C. Xitôkinin

   D. Êtilen

Câu 9: Gibêrelin không có tác dụng sinh lí nào dưới đây ?

   A. Tăng số lần nguyên phân của tế bào

   B. Kích thích nảy mầm ở củ khoai tây

   C. Tăng cường phân giải tinh bột thành mạch nha

   D. Thúc quả chóng chín

Câu 10: Hoocmôn thực vật nào được viết tắt là GA ?

   A. Axit abxixic

   B. Xitôkinin

   C. Gibêrelin

   D. Auxin

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C D C D C D B D D C

Phần 3

Câu 1: Cây nào dưới đây ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kì ?

   A. Sen cạn

   B. Mía

   C. Ngô

   D. Cà phê

Câu 2: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không cùng nhóm với những cây còn lại ?

   A. Đậu tương

   B. Rau bina

   C. Vừng

   D. Cà tím

Câu 3: Đối với thực vật, ánh sáng đỏ xa có tác dụng sinh lí nào dưới đây ?

   A. Thúc hạt nảy mầm

   B. Kích thích nở hoa

   C. Làm mở khí khổng

   D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 4: Khi bị chiếu sáng vào lúc nửa đêm, cây nào dưới đây vẫn có thể ra hoa bình thường ?

   A. Thược dược

   B. Mía

   C. Cà phê

   D. Lúa mì

Câu 5: Để thúc củ khoai tây nảy mầm, người ta thường sử dụng loại hoocmôn nào ?

   A. Gibêrelin

   B. Auxin

   C. Xitôkinin

   D. Êtilen

Câu 6: Dựa vào sự phụ thuộc quang chu kì, thực vật được phân chia thành mấy nhóm chính ?

   A. 4

   B. 3

   C. 2

   D. 5

Câu 7: Phitôcrôm có bản chất là

   A. axit nuclêic.

   B. saccarit.

   C. lipit.

   D. prôtêin.

Câu 8: Ánh sáng đỏ xa có bước sóng bằng bao nhiêu ?

   A. 730 nm

   B. 660 nm

   C. 700 nm

   D. 630 nm

Câu 9: Cây nào dưới đây là cây ngày dài ?

   A. Cúc

   B. Thanh Long

   C. Lạc

   D. Mía

Câu 10: Dựa vào quang chu kì, em hãy cho biết cây nào dưới đây không được xếp cùng nhóm với cây thược dược ?

   A. Gai dầu

   B. Vừng

   C. Dâu tây

   D. Cà tím

Đáp án và hướng dẫn giải

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án C B D D A B D A B C

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học hay khác:

30 bài tập về Tiêu hóa ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Hoocmôn thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Hệ tuần hoàn ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 Bài tập về tuần hoàn máu (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!