30 Bài tập về huyết áp (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập về huyết áp Sinh học. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học, giải bài tập Sinh học tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về huyết áp

I. Lý thuyết

1. Phân loại huyết áp

- Do tim bơm máu vào động mạch từng đợt nên tạo ra:

+ Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co)

+ Huyết áp tâm trương (ứng với lúc tim dãn)

2. Huyết áp ở người bình thường

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Và ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

3. Đơn vị đo huyết áp

Huyết áp được đo bằng đơn vị mi-li-mét thủy ngân (mmHg), được xác định bằng hai chỉ số, thường được viết dưới dạng một tỷ số.

4. Chỉ số của huyết áp

- Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

+ Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).

+ Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

- Khi tim đập, huyết áp sẽ thay đổi từ cực đại (áp lực tâm thu) đến cực tiểu (áp lực tâm trương). Huyết áp sẽ giảm dần khi máu theo động mạch đi xa khỏi tim.

5. Dụng cụ đo huyết áp

Các dụng cụ đo huyết áp hay dùng:

+ Huyết áp kế thủy ngân,

+ Huyết áp kế đồng hồ,

+ Huyết áp kế điện tử

6. Huyết áp cao, huyết áp thấp

- Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

- Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

- Tiền cao huyết áp là mức giá trị của các chỉ số huyết áp nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg).

- Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

7. Những thay đổi về huyết áp trong chu kỳ tim

Tim bơm máu vào động mạch từng đợt gây ra huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

- Huyết áp động mạch cao nhất khi tim co bóp trong thì tâm thất thu. Áp suất tại thời điểm này gọi là huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Huyết áp tâm thu thay đổi tùy tuổi, thường từ 90-140mmHg.

- Huyết áp trong thì tâm thất dãn là huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Huyết áp tâm trương thay đổi từ 50-90mmHg.

- Huyết áp ở người được đo ở cánh tay, gọi là huyết áp động mạch. Huyết áp của trâu, bò, ngựa được đo ở đuôi.

8. Huyết áp tâm trương

Huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu, đây là mức huyết áp thấp nhất trong lòng mạch máu xảy ra giữa các lần tim co bóp. Huyết áp tâm trương là áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra (cơ tim được thả lỏng). Biểu thị là chỉ số nhỏ hơn hay chỉ số ở dưới trong kết quả đo huyết áp. Huyết áp tâm trương dao động trong khoảng từ 50 đến 90 mmHg.

II. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?
A. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
B. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
C. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
D. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân
tử máu với nhau khi vận chuyển.
Lời giải:
Huyết áp phụ thuộc vào các tác nhân như lực co bóp của tim, nhịp tim, khối lượng
và độ quánh của máu, sự đàn hồi của hệ mạch chứ không chỉ do sự ma sát của
máu.
Đáp án cần chọn là: D
Ví dụ 2: Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.
1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn
2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.
4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các
phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Có bao nhiêu kết luận không đúng?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Lời giải:
1. đúng
2. đúng
3. đúng, thể tích máu giảm làm huyết áp giảm
4. sai, sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi
vận chuyển làm thay đổi vận tốc máu
5. sai, đó là sự giảm dần của huyết áp
Đáp án cần chọn là: C 

Ví dụ 3:Hệ mạch máu của người gồm:
I. Động mạch; II. Tĩnh mạch; III. Mao mạch.
Máu chảy trong hệ mạch theo chiều:
A. I → III → II.
B. I → II → III.
C. II → III → I.
D. III → I → II.
Lời giải:

Máu chảy trong hệ mạch tuần hoàn theo chiều từ động mạch → mao mạch → tĩnh
mạch → động mạch
Đáp án cần chọn là: A

III. Bài tập vận dụng

Câu 1: Mao mạch là
A. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu
hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu và tế bào.
C. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
D. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến
hành trao đổi chất giữa máu với tế bào.
Lời giải:
Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời
là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2: Mao mạch là những mạch máu
A. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm
trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B. Nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa
máu và tế bào.
C. Rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi
chất giữa máu và tế bào.
D. Phân biệt động mạch và tĩnh mạch, không tiến hành trao đổi chất giữa máu với
tế bào.
Lời giải:

Mao mạch là những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời
là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 3: Tĩnh mạch là:
A. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch
và đưa máu về tim.
B. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ
mao mạch đưa về tim.
C. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ
mao mạch đưa về tim.
D. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch
đưa về tim.
Lời giải:
Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ
mao mạch đưa về tim.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 4: Tĩnh mạch là những mạch máu:
A. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim.
B. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim.
C. Từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về
tim.
D. Từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về
tim.
Lời giải:
Tĩnh mạch là những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ
mao mạch đưa về tim.

Đáp án cần chọn là: A 

Câu 5: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện
lớn nhât?
A. Động mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Mao mạch.
Lời giải:
Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất
lớn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Trong hệ mạch máu ở người, loại mạch nào sau đây có tổng tiêt diện
lớn nhât?
A. Động mạch.
B. Mạch bạch huyết.
C. Tĩnh mạch.
D. Mao mạch.
Lời giải:
Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất, dù chúng có tiết diện nhỏ nhưng số lượng rất
lớn.
Đáp án cần chọn là: D 

Câu 7: Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể:
A. Máu phải chảy rất chậm trong tĩnh mạch.
B. Máu phải chảy rất nhanh trong động mạch.

C. Máu phải chảy rất chậm trong mao mạch.
D. Tim phải cho bóp theo chu kì.
Lời giải:
Để đảm bảo sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào trong cơ thể máu phải chảy rất
chậm trong mao mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 8: Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ:
A. Dòng máu chảy liên tục
B. Sự va đẩy của các tế bào máu
C. Co bóp của mạch.
D. Năng lượng co tim.
Lời giải:
Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự co bop của tim.
Đáp án cần chọn là: D
 

Câu 9: Huyết áp là:
A. Lực co bóp của tâm thất tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
B. Lực co bóp của tâm nhĩ tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
C. Lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
D. Lực co bóp của tim tống nhận máu từ tĩnh mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Lời giải:
Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 10: Huyết áp là gì ?

A. Lực đẩy máu của tim vào động mạch chủ ở kỳ co tâm thất
B. Áp lực máu do sức đẩy máu của tim và sức ép của thành động mạch
C. Ap lực của máu vào thành mạch
D. Ap lực máu trong tim
Lời giải:
Huyết áp là lực co bóp của tim tống máu vào mạch tạo nên huyết áp của mạch.
Đáp án cần chọn là: C 

Câu 11: Nhịp tim sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút thay đổi như thế nào so với lúc nghỉ ngơi?

A. Nhịp tim chậm hơn so với lúc nghỉ ngơi.

B. Nhịp tim nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.

C. Nhịp tim không thay đổi so với lúc nghỉ ngơi.

D. Nhịp tim ngừng lúc chạy sau đó trở lại bình thường giống lúc nghỉ ngơi.

Đáp án đúng là: BNhịp tim sau khi chạy nhanh tại chỗ 2 phút nhanh hơn so với lúc nghỉ ngơi.

Câu 12: Tại sao khi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đến?

A. Vì những yếu tố này có thể làm giảm huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

B. Vì những yếu tố này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

C. Vì những yếu tố này có thể làm giảm tốc độ máu chảy, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

D. Vì những yếu tố này có thể làm tĩnh mạch và mao mạch dãn, dẫn đến kết quả đo không chính xác.

Đáp án đúng là: BKhi đo huyết áp phải tránh bị căng thẳng thần kinh, không nói chuyện, nghỉ ngơi ít phút trước khi đo nếu từ nơi khác đếnvì các yếu tố này có thể làm tăng huyết áp, dẫn đến kết quả không chính xác, huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi nghỉ ngơi và thư giãn thoải mái.

Câu 13: Tim hoạt động tự động là do

A. các mạch máu.

B. hệ hô hấp.

C. hệ dẫn truyền tim.

D. hệ tiêu hóa.

Đáp án đúng là: CTim hoạt động tự động là do hệ dẫn truyền tim.

Câu 14: Khi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho

A. tim ngừng hoạt động.

B. tim hoạt động chậm hơn lúc bình thường.

C. tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.

D. tim không thay đổi hoạt động so với lúc bình thường.

Đáp án đúng là: CKhi có kích thích (dòng điện) phù hợp gây hưng phấn, khi đó hệ thần kinh giao cảm – đối giao cảm xuất hiện xung thần kinh tới tim làm cho tim hoạt động nhanh hơn lúc bình thường.

Câu 15: Adrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho

A. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

B. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu dãn và huyết áp giảm.

C. tim đập chậm hơn, yếu hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

D. tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.

Đáp án đúng là: DAdrenalin tác động đến sự hoạt động của tim làm cho tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, mạch máu co và huyết áp tăng.Câu 16: Khi thực hành đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử, cần lưu ý điều gì dưới đây?A. Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.B. Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.C. Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.D. Tất cả các lưu ý trên.
Đáp án đúng là: DMột số điều cần lưu ý khi đo huyết áp bằng huyết áp kế điện tử:- Giữ nguyên tư thế cơ thể và không nói chuyện lúc máy đang đo.- Tránh căng thẳng thần kinh hay hồi hộp, xúc động khi đo.- Nghỉ ngơi vài phút trước khi đo nếu như vừa từ nơi khác đến.- Khi biểu tượng Err xuất hiện, báo hiệu máy bị lỗi, phải tắt máy và tiến hành đo lại.- Sai số khi đo khoảng 5%.
Câu 17: Vì sao nhịp tim sau khi hoạt động lại nhanh hơn so với khi nghỉ ngơi?A. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể giảm, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.B. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và oxygen của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.C. Vì khi hoạt động, nhu cầu về năng lượng và carbon dioxide của cơ thể tăng, dẫn đến tăng nhịp tim để đẩy máu đến các cơ quan.D. Vì khi hoạt động, cơ thể nóng dần lên, tăng nhịp tim giúp cơ thể tỏa nhiệt.
Đáp án đúng là: BVì khi cơ thể vận động, nhu cầu về năng lượng và oxy của cơ thể tăng lên so với khi nghỉ ngơi. Để đáp ứng nhu cầu đó, cơ thể sẽ tăng nhịp tim để đẩy nhiều máu lên phổi trao đổi khí → tần số nhịp thở tăng, bơm máu nhanh chóng đến các cơ quan.
Câu 18: Trị số bình thường của huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương của người trưởng thành lần lượt làA. 110 – 120 mmHg và 70 – 80 mmHg.B. 80 – 120 mmHg và 80 – 90 mmHg.C. 70 – 80 mmHg và 110 – 120 mmHg.D. 80 – 100 mmHg và 100 – 130 mmHg.
Đáp án đúng là: ATrị số bình thường của huyết áp tâm thu của người trưởng thành là 110 – 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 70 – 80 mmHg.
Câu 19: Để thực hành đếm nhịp tim, cần thực hiện thao tác nào sau đây?A. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập khuỷu tay.B. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào bắp tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở cổ tay.C. Tay để sấp, ấn ba ngón tay (ngón cái, trỏ và giữa) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.D. Tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.
Đáp án đúng là: DKhi thực hành đếm nhịp tim, tay để ngửa, ấn ba ngón tay (trỏ, giữa và áp út) vào rãnh quay cổ tay, ấm mạnh dần cho đến khi cảm nhận rõ mạch đập ở đầu ngón tay.
Câu 20: Khi thực hành đo huyết áp, cần sử dụng dụng cụ nào sau đây?A. Máy kích thích điện.B. Ampe kế điện tử.C. Huyết áp kế điện tử.D. Máy tạo nhịp tim.
Đáp án đúng là: CKhi thực hành đo huyết áp, cần sử dụng dụng cụ là huyết áp kế điện tử hoặc máy đo huyết áp cơ, máy đo huyết áp thủy ngân.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học hay khác:

30 Bài tập về Hệ tuần hoàn ở động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 Bài tập về tuần hoàn máu (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về trao đổi nước ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về sinh trưởng ở thực vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

60 Bài tập về tập tính của động vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!