30 Bài tập về nguyên tử (2024) chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập về nguyên tử. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về nguyên tử

I. Lí thuyết và phương pháp giải

1. Khái niệm

- Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.

VD: Kim loại natri được cấu tạo từ rất nhiều nguyên tử natri

- Đường kính nguyên tử vào khoảng 10-8 cm

- Nguyên tử gồm:

    + Hạt nhân mang điện tích dương

    + Vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

- Electron, kí hiệu là e, có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu (-)

2. Hạt nhân nguyên tử

- Được cấu tạo bởi proton và notron.

    + Proton được kí hiệu là p, có điện tích như electtron nhưng khác dấu, ghi bằng dâu (+)

    + Notron không mang điện, kí hiệu là n

- Trong một nguyên tử:

Số p = số e

- Proton và nơtron có cùng khối lượng, khối lượng của e rất bé

- Khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử

3. Lớp electron

- Electron luôn chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lứp, mỗi lớp có một số e nhất định

- Nguyên tử có thể liên kết với nhau nhờ electron

4. Phương pháp giải

+ Bước 1: Tính số mol các chất đề bài đã cho số liệu và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

+ Bước 2: Tính toán luôn theo phương trình phản ứng hóa học hoặc đặt ẩn nếu đề bài là hỗn hợp.

+ Bước 3: Lập phương trình toán học và giải phương trình Số mol các chất cần tìm.

+ Bước 4: Tính toán theo yêu cầu đề bài.

Lưu ý: Trong một hỗn hợp mà có nhiều phản ứng xảy ra thì phản ứng trung hoà được ưu tiên xảy ra trước.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt

A. p và n.

B. n và e

C. e và p

D. n, p và e

Lời giải: 

Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron (e), proton (p) và nơtron (n)

Đáp án cần chọn là: D

Ví dụ 2: Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt

A. p và n.

B. n và e

C. e và p

D. n, p và e

Lời giải: 

Nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt electron (e), proton (p) và nơtron (n)

Đáp án cần chọn là: D

Ví dụ 3: Trong hạt nhân nguyên tử, thì gồm những hạt nào?

A. Proton,electron

B. Proton, notron

C.Electron                                                                 

D. Proton,electron, notron

Lời giải:

Trong hạt nhân nguyên tử gồm Proton, notron

Đáp án cần chọn là: B

Ví dụ 4: Chọn đán án đúng nhất

A. Trong nguyên tử có số p = số e

B. Hạt nhân tạo bởi proton và electron

C. Electron không chuyển động quanh hạt nhân

D. Eletron chuyển động hỗn loạn và không sắp xếp theo từng lớp

Lời giải: 

Đáp án đúng là A. Trong nguyên tử có số p = số e

B sai vì hạt nhân tạo bởi proton và nơtron

C sai vì các e chuyển động rất nhanh và sắp xếp thành từng lớp từ trong ra ngoài, có một số electron nhất định.

D sai.

Đáp án cần chọn là: A

III. Bài tập vận dụng

Bài 1: Một nguyên tử có 17 electron, cấu tạo của nguyên tử đó có bao nhiêu lớp electron?

A. 2

B. 3

C. 1

D. 4

Lời giải: 

Vì nguyên tử có 17e nên sẽ phân bố vào các lớp như sau

+ Lớp 1: 2e

+ Lớp 2: 8e

+ Lớp 3: 7e

Vậy nguyên tử có 3 lớp electron

Đáp án cần chọn là: B

Bài 2: Nguyên tử của nguyên tố A có 16p. Hãy cho biết: 

a. Tên và KHHH của A. 

b. Số e của A. 

c. Nguyên tử A nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử H và O?

A. Oxi (O); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử O

B. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 32 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

C. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 2 lần nguyên tử O

D. Lưu huỳnh (S); số e =16; A nặng gấp 16 lần nguyên tử H và 1 lần nguyên tử 

Lời giải: 

a/ A là lưu huỳnh: S

b/ Số e: 16

c/ NTK của S = 32 đ.v.C

NTK của H = 1đ.v.C

NTK của O = 16 đ.v.C

→ vậy nguyên tử S nặng gấp 2 lần nguyên tử O và nặng gấp 32 lần nguyên tử H.

Đáp án cần chọn là: B

Bài 3: Nguyên tử  sắt có điện tích hạt nhân là 26. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số khối của sắt là:

A. 26                                       

B. 48                           

C. 56                                      

D. 65 

Lời giải: 

Đặt số proton và số notron của Fe là p và n → số e là p

Ta có p = 26 → n =2p -22= 2.26 - 22 =30

→ A = 30 + 26 =56

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. hạt proton, hạt nơtron

B. hạt proton, hạt electron

C. hạt nhân, proton và hạt electron

D. hạt nhân

Lời giải: 

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Đáp án cần chọn là: B

Bài 5: Trong hạt nhân, hạt mang điện là

A. hạt nơtron         

B. hạt proton

C. hạt proton, hạt electron

D. hạt electron

Lời giải: 

Trong nguyên tử, hạt mang điện là hạt proton và hạt electron

Trong hạt nhân, hạt mang điện là proton

Đáp án cần chọn là: B

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học khác:

30 Bài tập về danh pháp Este - Lipit (2024) có đáp án

30 Bài tập về cách xác định hóa trị của một nguyên tố (2024) có đáp án

30 Bài tập về sự biến đổi chất (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về propyl fomat (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về polibutadien (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!