30 Bài tập về isopren (2024) có đáp án chi tiết nhất

1900.edu.vn xin giới thiệu: Tổng hợp các dạng bài tập isopren. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Hóa học hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập về isopren

1. Lý thuyết và phương pháp giải

1.1 Định nghĩa

- Định nghĩa: Isopren là hiđrocacbon không no, mạch hở có hai liên kết đôi trong phân tử. Thuộc loại ankađien có hai liên kết đôi cách nhau bởi một liên kết đơn (ankađien liên hợp).

- Công thức phân tử : C5H8.

- Công thức cấu tạo: Tính chất hóa học của Isopren C5H8 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

1.2 Tính chất vật lí & nhận biết

- Isopren là chất lỏng (nhiệt độ sôi = 34 độ C), không tan trong nước, nhưng tan trong một số dung môi hữu cơ như: rượu, ete.

- Nhận biết: isopren làm mất màu nước brom.

1.3 Tính chất hóa học

Phản ứng cộng hiđro

Tính chất hóa học của Isopren C5H8 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Phản ứng cộng halogen và hiđro halogenua

Tính chất hóa học của Isopren C5H8 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Phản ứng trùng hợp

- Khi có mặt chất xúc tác, ở nhiệt độ và áp suất thích hợp isopren tham gia phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng 1,4 tạo thành các polime mà mỗi mắt xích có chứa 1 liên kết đôi ở giữa:

Tính chất hóa học của Isopren C5H8 | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Poliisopren đều có tính đàn hồi cao nên được dùng để điều chế cao su tổng hợp. Loại cao su này có tính chất gần giống với cao su thiên nhiên.

Phản ứng đốt cháy

C5H8 + 7O2 → 5CO2 + 4H2O

1.4 Phương pháp giải

- Bước 1: Viết PTHH.

- Bước 2: Tính toán theo PTPU (có thể đặt ẩn).

- Bước 3: Tính toán theo yêu cầu của đề bài.

2. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Công thức của cao su isopren là

A. (-CH2-CH=CH-CH2)n.

B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.

C. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.

D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2)n.

Đáp án B

Công thức của cao su isopren là (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.

Ví dụ 2. Công thức phân tử của isopren là:

A. C5H10.

B. C5H8.

C. C4H8.

D. C4H6

Đáp án B

Ví dụ 3. Cho Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Đáp án A

Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa 4 sản phẩm đó là

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2→ CH2Br−CBr(CH3)−CH=CH2

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2 →CH2=C(CH3)−CHBr−CH2Br

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2 → CH2Br−C(CH3)=CH−CH2Br (sản phẩm sinh ra có đồng phân hình học)

3. Bài tập vận dụng

Câu 1. Công thức của cao su isopren là

A. (-CH2-CH=CH-CH2)n.

B. (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n.

C. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.

D. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(CN)-CH2)n.

Đáp án: B. Công thức của cao su isopren là (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

Câu 2. Công thức phân tử của isopren là:

A. C5H10.

B. C5H8.

C. C4H8.

D. C4H6

Đáp án: B

Câu 3. Cho Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm?

A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 2.

Đáp án: A. Isopren tham gia phản ứng với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa 4 sản phẩm đó là: 

  • H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2→ CH2Br−CBr(CH3)−CH=CH2
  • H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2 →CH2=C(CH3)−CHBr−CH2Br
  • H2C=C(CH3)−CH=CH2 + Br2 → CH2Br−C(CH3)=CH−CH2Br (sản phẩm sinh ra có đồng phân hình học)

Câu 4. Tiến hành thí nghiệm cho Isopren phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1. Sau phản ứng số sản phẩm tạo ra tối đa là bao nhiêu (không xét đồng phân hình học)?

A. 8.

B. 7.

C. 6.

D. 5.

Đáp án: C. Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng (xét đồng phân hình học)

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + HBr→ CH3−CBr(CH3)−CH=CH2

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + HBr→  CH2Br−CH(CH3)−CH=CH2

H2C=C(CH3)−CH=CH2+ HBr→  CH2=C(CH3)−CH2−CH2Br

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + HBr→  CH2=C(CH3)−CHBr−CH3

H2C=C(CH3)−CH=CH2+ HBr→  CH3−C(CH3)=CH−CH2Br

H2C=C(CH3)−CH=CH2 + HBr→  CH2Br−C(CH3)=CH−CH3(sản phẩm có chứa đồng phân hình học)

Có 7 sản phẩm cộng

Câu 5. Dẫn từ từ 4,2 gam hỗn hợp A gồm but-1-en và but-2-en lội chậm qua bình đựng dung dịch Br2, khi kết thúc phản ứng thấy có m gam brom phản ứng. m có giá trị là:

A. 12 gam.

B. 24 gam.

C. 36 gam.

D. 48 gam.

Đáp án: A

Ta có nbut-1-en + nbut-2-en= 4,2 : 56 = 0,075 mol.

Công thức phân tử của hỗn hợp A là C4H8

Phương trình phản ứng cộng Br2

C4H8 + Br2 → C4H8Br2

0,075 → 0,075

→ mBr2 = 0,075 . 160 = 12 gam

Câu 6. Phát biểu không đúng là

A. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (C6H10O5)n nhưng xenlulozơ có thể kéo sợi, còn tinh bột thì không.

B. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và không bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

C. Phân biệt tơ nhân tạo và tơ tự nhiên bằng cách đốt, tơ tự nhiên cho mùi khét.

D. Đa số các polime đều không bay hơi do khối lượng phân tử lớn và lực liên kết phân tử lớn.

Đáp án: B. sai vì len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt và bị thủy phân bởi môi trường axit và kiềm.

Câu 7. Hiđro hóa hoàn toàn isopren , thu được

A. pentan    

B. isobutan

C. isopentan   

D. neo pentan

Đáp án: C

Một lưu ý quan trọng khi học về hợp chất Isopren là nó có thể gây nên một số tác dụng không tốt đối với sức khỏe người và môi trường. Khi hít vào hô hấp, nó có thể gây ra sự suy giảm trong sức khỏe và có thể gây ra các vấn đề về hô hấp như hắt hơi, ho và khó thở. 

Nó cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe khi tiếp xúc với da hoặc khi ăn vào. Isoprene còn là một nguồn ô nhiễm không khí và có thể gây ra các vấn đề về môi trường nếu không được xử lý đúng cách.

Xem thêm các dạng bài tập Hoá học 12 khác: 

30 Bài tập về cao su thiên nhiên (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Glyxin (2024) có đáp án chi tiết nhất

1000 Bài tập hóa 12 Chương 4: Polime và vật liệu polime (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Đại cương về polime (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Vật liệu polime (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!