Bài tập về Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat
Lý thuyết
Khái quát cấu trúc phân tử của các chất
1. Glucozơ và fructozơ (C6H12O6)
a. Glucozơ
- Là monosaccarit
- Cấu tạo bởi
+ 1 nhóm cacbonyl ở C1 (là anđehit)
+ 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại
- CT: CH2OH[CHOH]4CHO (là poliancol)
⇒ Glucozơ có đầy đủ các tính chất của rượu đa chức và anđehit đơn chức.
b. Fructozơ
Là đồng phân của glucozơ
Cấu tạo bởi:
+ 1 nhóm cacbonyl ở vị trí C2 (là xeton)
+ 5 nhóm –OH ở năm nguyên tử cacbon còn lại
CT: CH2OH[CHOH]3COCH2OH (là poliancol)
Trong môi trường bazơ, fructozơ có sự chuyển hoá thành Glucozơ
2. Saccarozơ và mantozơ (C12H22O11)
a. Saccarozơ
- Là một đisaccarit.
- Cấu tạo bởi C1 của gốc α - glucozơ nối với C2 của gốc β - fructozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C2).
- Trong phân tử không còn nhóm OH semiaxetal, nên không có khả năng mở vòng.
b. Mantozơ
- Là đồng phân của Saccarozơ.
Cấu tạo bởi C1 của gốc α - glucozơ nối với C4 của gốc α - hoặc β - glucozơ qua nguyên tử O (C1 – O – C4).
- Đơn vị monosaccarit thứ hai có nhóm OH semiaxetal tự do, có thể mở vòng tạo thành nhóm anđehit (–CHO).
3. Tinh bột và xenlulozơ (C6H10O5)n
a. Tinh bột
- Là polisaccarit
- Cấu tạo bởi các mắt xích α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo
- Phân tử không có nhóm CHO và các nhóm OH bị che lấp đi.
b. Xenlulozơ
- Không là đồng phân của tinh bột
- Cấu tạo bởi các mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau thành mạch kéo dài
- Phân tử không có nhóm CHO và mỗi mắt xích còn 3 nhóm OH tự do
- Nên công thức của xenlulozơ còn có thể viết [C6H7O2(OH)3]n.
Tính chất hoá học
(+): có phản ứng, không yêu cầu viết sản phẩm; (-): không có phản ứng.
Bài tập tự luyện
Bài 1: Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z -Cu(OH)2/OH-→ dung dịch xanh lam -to→ kết tủa đỏ gạch.
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ B. Fructozơ
C. Saccarozơ D. Mantozơ
Đáp án: C
Do trong phân tử Saccarozơ không có nhóm –CHO nên khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng không tạo kết tủa đỏ gạch
Bài 2: Có 3 chất saccarozơ, mantozơ, andehit axetic. Dùng thuốc thử nào để phân biệt?
A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH
C. Dung dịch Br2 D. Na
Đáp án: B
Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tạo phức màu xanh làm với Sac và Man, còn andehit axetic không hiện tượng;
Đun nóng lên sẽ phân biệt được Sac và Man do Man tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2/NaOH do có chứa gốc -CHO; Sac không hiện tượng.
Bài 3: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
C. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương
D. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
Đáp án: B
Bài 4: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860000 đvC . Vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ nêu trên là :
A. 28000 B. 30000
C. 35000 D. 25000
Đáp án: B
Xenlulozơ: (C6H10O5)n = 162n = 4860000 ⇒ n = 30000
Bài 5: Cho các chất: X: glucozơ; Y: Saccarozơ; Z: Tinh bột; T: Glixerin; H: Xenlulozơ. Những chất bị thuỷ phân là:
A. X , Z , H
B. Y , Z , H
C. X , Y , Z
D. Y , T , H
Đáp án: B
Bài 6: Để tráng bạc một chiếc gương soi, người ta phải đun nóng dung dịch chứa 36 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 trong amoniac. Khối lượng bạc đã sinh ra bám vào mặt kính của gương và khối lượng AgNO3 cần dùng lần lượt là
A. 68,0 gam ; 43,2 gam. B. 21,6 gam ; 68,0 gam.
C. 43,2 gam ; 68,0 gam. D. 43,2 gam ; 34,0 gam.
Đáp án: C
nAgNO3 = nAg = 2nGlu = (36 : 180). 2 = 0,4 mol;
⇒ mAg = 0,4. 180 = 43,2 gam; mAgNO3 = 0,4. 170 = 68,0 gam
Bài 7: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Thể tích rượu 40° thu được (biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%) là
A. 3194,4 ml. B. 2500,0 ml. C. 2875,0 ml. D. 2300,0 ml
Đáp án: C
Glucozơ → 2C2H5OH + 2CO2
nrượu = 2nglu = 2. 2,5. 103. 80% : 180 = 22,22 mol
mrượu = 22,22. 46 : 0,8 : (40/100). 90% = 2875ml
Bài 8: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozo (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 2 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 2,20 tấn. B. 1,10 tấn. C. 2,97 tấn. D. 3,67 tấn.
Đáp án: A
[C6H7O2(OH)3]n (162n tấn) + 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n (297n tấn) + 3n H2O
2 tấn -H = 60%→ 2 x 300 / 162 x 60% = 2,2 tấn
Bài 9: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mantozơ là đồng phân của saccarozơ.
B. Hợp chất saccarozơ thuộc loại đisaccarit, phân tử này được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ.
C. Phân tử saccarozơ có nhiều nhóm hyđroxyl nhưng không có nhóm chức anđehit.
D. Xenlulozơ là hợp chất cao phân tử thiên nhiên, mạch không phân nhánh và do các mắt xích glucozơ tạo nên.
Đáp án: B
Bài 10: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là:
A. 0,90 mol B. 1,00 mol
C. 0,85 mol D. 1,05 mol
Đáp án: B
nSac = 0,1 mol; nMan = 0,2 mol;
Phản ứng thủy phân:
Saccarozơ → glucozơ + fructozơ
Mantozơ → 2 glucozơ
H = 75% ⇒ dd X gồm: nglu = (nsac + 2nman). 0,75 = 0,375 mol;
nfruc = nsac. 0,75 = 0,075mol;
nman = 0,05 mol;
nsac = 0,025 mol
nAg = 2(nglu + nman + nfruc) = 1 mol
Bài 11: Phản ứng nào sau đây chứng tỏ glucozơ có cấu tạo mạch vòng ?
A. Phản ứng với CH3OH/HCl.
B. Phản ứng với Cu(OH)2.
C. Phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
D. Phản ứng với H2/Ni,t°.
Đáp án: A
Bài 12: Glucozơ, fructozơ phản ứng với chất nào sau đây tạo thành sản phẩm có công thức cấu tạo giống nhau ?
A. H2 /Ni, t° B. Cu(OH)2 C. (CH3CO)2O D. Na
Đáp án: A
Bài 13: Phản ứng nào sau đây không dùng làm căn cứ để xác định công thức cấu tạo của glucơzơ ?
A. tráng bạc B. lên men
C. khử tạo thành hexan D. este hoá với (CH3CO)2O
Đáp án: B
Bài 14: Nhóm chất đều tham gia phản ứng thuỷ phân là
A. saccarozơ, fructozơ, glucozơ. B. saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ.
C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. D. saccarozơ, glucozơ, tinh bột.
Đáp án: C
Bài 15: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96°. Biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20°C và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%. Khối lượng glucozơ có trong nước rỉ đường glucòzơ là
A. 71 kg. B. 74 kg. C. 89 kg. D. 111 kg.
Đáp án: B
m = 494.180.100/80 = 111150 gam = 111,150 kg
Xem thêm các dạng bài tập hay khác:
70 Bài tập về Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Lipit (2024) có đáp án chi tiết nhất
50 Bài tập về Este (2024) có đáp án chi tiết nhất
70 Bài tập về Glucozơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
1000 Bài tập hóa 12 Chương 2: Cacbohiđrat (có đáp án năm 2023)