Bài tập về Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
I. Lý thuyết và phương pháp giải
1. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
a. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử
- Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
- Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
- Ví dụ với phân tử CH4:
+) Nguyên tử C liên kết với 4 nguyên tử H, nguyên tử C có hóa trị IV.
+) Nguyên tử H có hóa trị I nên mỗi nguyên tử H tạo được 1 liên kết với nguyên tử cacbon.
b. Mạch cacbon
- Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Có 3 loại mạch cacbon: mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch nhánh và mạch vòng.
-
Ví dụ:
c. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử
- Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
- Ví dụ cùng công thức phân tử C2H6O có 2 chất:
rượu etylic (chất lỏng)
đimetyl ete (chất khí)
2. Công thức cấu tạo
- Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử gọi là công thức cấu tạo
Ví dụ:
Công thức cấu tạo của etan: viết gọn CH3 – CH3
Công thức cấu tạo của rượu etylic: ; viết gọn CH3 – CH2 – OH
- Như vậy, công thức cấu tạo cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
3. Phương pháp giải
Cách viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ:
- Công thức biểu diễn đầy đủ liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là công thức cấu tạo
Ví dụ:
Công thức cấu tạo của etan: viết gọn CH3 – CH3
- Để viết được công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, học sinh cần phải nắm được các đặc điểm về cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ như sau:
+ Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hóa trị IV, hiđro có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
+ Các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một nét gạch nối giữa hai nguyên tử.
+ Những nguyên tử cacbon trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch cacbon.
+ Có 3 loại mạch cacbon: mạch không phân nhánh (mạch thẳng), mạch nhánh và mạch vòng.
- Các bước viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ:
Bước 1: Tính độ bất bão hòa (số liên kết pi và vòng) để định hướng mạch C, nhóm chức (nếu đề bài chưa cho đặc điểm cấu tạo của hợp chất).
Ví dụ hợp chất: CxHyOzNtXv (với X là các nguyên tố nhóm halogen)
Độ bất bão hòa k
Bước 2: Viết cấu trúc mạch cacbon (không phân nhánh, có nhánh, vòng) và đưa liên kết bội (đôi, ba) vào mạch cacbon nếu có.
Bước 3: Đưa nhóm chức vào mạch cacbon (thông thường các nhóm chức chứa cacbon thường được đưa luôn vào mạch ở bước 3). Lưu ý đến trường hợp kém bền hoặc không tồn tại của nhóm chức (ví dụ nhóm –OH sẽ bị chuyển vị khi gắn với cacbon có liên kết bội).
Bước 4: Điền số H vào để đảm bảo đủ hóa trị của các nguyên tố, sau đó xét đồng phân hình học nếu có. Chú ý với các bài tập trắc nghiệm có thể chọn được ngay đáp án mà không cần điền số nguyên tử H.
II. Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
A. 10.
B. 13.
C. 14.
D. 12.
Lời giải:
Đáp án B
Cách 1:
Liên kết trong phân tử C4H10 có thể biểu diễn như sau:
Vậy có 13 liên kết đơn trong phân tử C4H10.
Cách 2:
Áp dụng công thức: Số liên kết đơn = số C + số H – 1 = 4 + 10 – 1 = 13.
Ví dụ 2. Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?
A. C2H4Br
B. CH3Br
C. C2H5Br2
D. C2H5Br
Lời giải:
Đáp án D
Dựa vào công thức cấu tạo dễ dàng xác định được, trong hợp chất có:
+ 2 nguyên tử C.
+ 5 nguyên tử H.
+ 1 nguyên tử Br.
Vậy công thức phân tử của hợp chất là C2H5Br.
Ví dụ 3. Một hợp chất hữu cơ có công thức C3H7Cl, có số công thức cấu tạo là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Lời giải:
Đáp án D
Có hai công thức cấu tạo là:
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Hiđrocacbon X có 83,33% khối lượng Cacbon. Số đồng phân cấu tạo của X là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Lời giải
X là hiđrocacbon => X chỉ chứa C và H
Gọi CTPT của X có dạng CxHy (y ≤ 2x + 2)
=> %mH = 100% - %mC = 100% - 83,33% = 16,67%
=> x : y =
=> CTPT của X có dạng: (C5H12)n hay C5nH12n
Vì y ≤ 2x + 2 => 12n ≤ 5n + 7 => n ≤ 1 => n = 1
=> CTPT của X là C5H12
Ta có: ∆ = = 0 => C5H12 là hiđrocacbon no, mạch hở
Các CTCT của X là:
Đáp án: B
Bài 2: Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Công thức phân tử của A là
A. C2H6
B. C3H8
C. C2H4
D. CH3
Lời giải
Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước => A chứa C và H
nH = 2.nH2O = 0,6 mol
Vì A chỉ chứa C và H => mA = mC + mH = 3 - 0,6 = 2,4 gam
=> nC = = 0,2 mol
=> nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3
=> Công thức đơn giản nhất của A là (CH3)n
M = 30 => n = 2
=> CTPT của A là C2H6
Đáp án: A
Bài 3: Vitamin A là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho con người. Trong thực phẩm, vitamin A tồn tại ở dạng chính là retinol (chứa C, H, O) trong đó thành phần % khối lượng H và O tương ứng là 10,49% và 5,594%. Biết CTPT của retinol là:
A. C18H30O
B. C22H26O
C. C21H18O
D. C20H30O
Lời giải
Vì A chỉ chứa C, H và O
=> %mC = 100% - %mH - %mO = 100% - 10,49% - 5,594% = 83,916%
=> x : y : z =
= 6,993 : 10,49 : 0,349 = 20 : 30 : 1
Vì renitol chứa một nguyên tử O => z = 1
=> x = 20 và y = 30
=> CTPT của retinol là C20H30O
Đáp án: D
Bài 4: Một hợp chất hữu cơ Y khi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau. Đồng thời số mol oxi tối thiểu cần dùng bằng 4 lần số mol của Y. Biết trong Y chỉ chứa 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của Y là
A. C2H6O
B. C4H8O
C. C3H6O
D. C3H8O.
Lời giải
Gọi CTPT của Y có dạng CxHyO
Vì đầu bài chỉ cho các tỉ lệ, không cho số mol cụ thể => giả sử đốt cháy 1 mol Y
CxHyO + O2xCO2 + H2O
1 mol → mol → x mol → mol
Phản ứng thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau => x = (1)
Số mol oxi cần dùng bằng 4 lần số mol của Y => =4 (2)
Thay (1) vào (2) ta có: = 4 => 1,5y – 1 = 8 => y = 6
Thay y = 6 vào (1) => x = 3
=> CTPT của Y là C3H6O
Đáp án: C
Bài 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,42 gam hợp chất hữu cơ X rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm CO2 và H2O) lần lượt qua bình (1) đựng H2SO4 đặc dư, bình (2) đựng dung dịch KOH dư. Kết thúc thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) và bình (2) tăng lần lượt là 0,54 gam và 1,32 gam. Biết rằng 0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Công thức phân tử của X là
A. C5H10O
B. C5H10
C. C4H6O
D. C3H2O2.
Lời giải
Cho hỗn hợp sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc, dư => H2O bị giữ lại
=>mH2O = 0,54 gam => nH2O = 0,03 mol => nH (trong X) = 2.nH2O = 0,06
Cho qua bình (2) đựng KOH dư => CO2 bị giữ lại
=>mCO2 = 1,32 gam => nCO2 = 0,03 mol => nC = nCO2 = 0,03
Vì đốt cháy X chỉ thu được CO2 và H2O => X gồm C, H và có thể có O
Ta có: mC + mH = 0,03.12 + 0,06 = 0,42 = mX
=> trong X không chứa O
=> nC : nH = 0,03 : 0,06 = 1 : 2
=> CTĐGN của X là CH2 => CTPT của X có dạng (CH2)n
0,42 gam X chiếm thể tích hơi bằng thể tích của 0,192 gam O2
=> nX =
=> MX= 70 => 14n = 70 => n = 5
=> CTPT X là C5H10
Đáp án: B
Bài 6: Có bao nhiêu CTPT hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O) có tỉ khối hơi so với H2 bằng 30?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Lời giải
Tỉ khối hơi so với H2 bằng 30 => M = 30.2 = 60
Gọi CTPT của X có dạng CxHyOz
=> M = 12x + y + 16z = 60 (1)
=> 16z < 60 => z < < 3,75
TH1: z = 1, thay vào (1) => 12x + y = 44 (2)
+) x = 1, thay vào (2) => y = 44 – 12 = 32 (loại)
+) x = 2, thay vào (2) => y = 44 – 12.2 = 20 (loại)
+) x = 3, thay vào (2) => y = 8 (thỏa mãn X là C3H8O)
TH2: z = 2, thay vào (1) => 12x + y = 28 (3)
+) x = 1 => y = 28 – 12 = 16 (loại)
+) x = 2 => y = 28 – 12.2 = 4 (thỏa mãn X là C2H4O2)
TH3: z = 3, thay vào (1) => 12x + y = 12 => loại vì x và y đều ≥ 1
Vậy có 2 CTPT thỏa mãn đầu bài
Đáp án: C
Bài 7: Axit axetic có công thức là C2H4O2. Phần trăm nguyên tố C trong phân tử axit axetic là
A. 30%.
B. 40%.
C. 50%.
D. 60%
Lời giải
Khối lượng mol của C2H4O2 là:
MC2H4O2 = 12.2 + 4 + 16.2 = 60
Đáp án: B
Bài 8: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ A là CH2Cl. Biết MA = 99. CTPT của A là
A. CH2Cl2
B. C2H4Cl2
C. CHCl3
D. C2H2Cl3
Lời giải
+) CTĐGN là CH2Cl => CTPT: (CH2Cl)n
+) Vì MA = 99 => (12 + 2 + 35,5).n = 99 => n = 2
=> CTPT: C2H4Cl2
Đáp án: B
Bài 9: Hợp chất hữu cơ A gồm 3 nguyên tố C, H, O trong đó %mC = 48,65% và %mH = 8,11%. Biết khối lượng mol phân tử của A là 74. Xác định CTPT của A
A. C2H4O2
B. C2H4O
C. C3H6O
D. C3H6O2
Lời giải
Gọi công thức đơn giản nhất là CxHyOz
%mO = 100% - %mC - %mH = 43,24%
Ta có:
=> x : y : z = 1,5 : 3 : 1 = 3 : 6 : 2
=> CTĐGN của A là C3H6O2
=> CTPT của A dạng (C3H6O2)n
MA = 74 = (12.3 + 6 + 16.2).n => n = 1
=> CTPT: C3H6O2
Đáp án: D
Bài 10: Một hợp chất X chứa 3 nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với CTPT. CTPT X là:
A. C7H8O
B. C8H10O
C. C6H6O2
D. C7H8O2.
Lời giải
Gọi CTPT của X là CxHyOz
=> CTPT của X là C7H8O (vì CTPT trùng với CTĐGN)
Đáp án: A
Bài 11: Trong các hợp chất hữu cơ, cacbon luôn có hoá trị là
A. I.
B. IV.
C. III.
D. II.
Đáp án: B
Bài 12: Nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành các dạng mạch cacbon là
A. mạch vòng.
B. mạch thẳng, mạch nhánh.
C. mạch vòng, mạch thẳng, mạch nhánh.
D. mạch nhánh.
Đáp án: C
Bài 13: Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào?
A. C2H4Br
B. CH3Br
C. C2H5Br2
D. C2H5Br
Đáp án: D
Bài 14: Công thức cấu tạo của một hợp chất cho biết
A. thành phần phân tử.
B. trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. thành phần phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
D. thành phần phân tử và sự tham gia liên kết với các hợp chất khác.
Đáp án: C
Bài 15: Số liên kết đơn trong phân tử C4H10 là
A. 10.
B. 13.
C. 14.
D. 12.
Đáp án: B
Liên kết trong phân tử C4H10 có thể biểu diễn như sau:
Vậy có 13 liên kết đơn trong phân tử C4H10.
Xem thêm các dạng bài tập hóa học hay, chi tiết khác:
30 Bài tập về Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Metan (2024) có đáp án chi tiết nhất
30 Bài tập về Etilen (2024) có đáp án chi tiết nhất