30 Bài tập ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật (2024) có đáp án chi tiết nhất

Tổng hợp các dạng Bài tập ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật Sinh học 9. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích, giúp các bạn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức đã học, tự luyện tập nhằm học tốt môn Sinh học 9, giải bài tập Sinh học 9 tốt hơn. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây.

Bài tập ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật

Lý thuyết

1. Quan hệ cùng loài

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…

+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.

Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.

2. Quan hệ khác loài

- Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau

các mối quan hệ khác loài

Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1: Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?

Trả lời:

Tự tỉa thưa là hiện tượng cạnh tranh lần nhau ở thực vật cùng loài.

Hiện tượng tự tỉa diễn ra khi mật độ các cá thể quá cao, lượng ánh sáng không đủ để phân bố tới tất cả cá thể, cây nào sống khỏe sẽ tiếp tục vươn lên lấy ánh sáng, cây nảo yếu ớt sẽ bị chết để giải phóng không gian.

Ví dụ 2: Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ và đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại.

Trả lời:

Quan hệ hỗ trợ: Tôm nhỏ “dọn vệ sinh” giúp các loài cá lớn: tôm có được thức ăn, cá lớn tránh bị vi sinh vật gây bệnh; Hải quỳ bám trên cua biển: Hải quỳ được di chuyển theo cua biển và có được thức ăn, cua biển được bảo vệ khỏi sự tấn công sinh vật săn mồi nhờ nọc độc của hải quỳ;…

Quan hệ cạnh tranh: Chim ưng săn bắt thỏ: chim ưng có được thức ăn, thỏ bị hại; giun, sán kí sinh trong cơ thể trâu bò: giun sán có nơi sống và dinh dưỡng, trâu bò bị hại do bị nhiễm bệnh,…

Ví dụ 3: Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

Trả lời:

Trong thực tiễn sản xuất cần tạo điều kiện đẩy đủ đáp ứng nhu cầu sống của cây trồng vật nuôi: nơi sống, thức ăn, chất dinh dưỡng, điều kiện sống,… để hạn chế cạnh tranh giữa các cá thể.

Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

Trả lời:

Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có thể chống đỡ cùng nhau, giúp giảm nguy cơ bị bật gốc rễ và gãy cành lá.

Bài tập 2: Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?

Trả lời:

Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn giúp tăng khả năng kiếm được nhiều thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ con non trong bầy và cùng chống lại kẻ thù, tăng khả năng sống sót của mỗi cá thể

Bài tập 3: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

Trả lời:

Quan hệ hỗ trợ: các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại

Quan hệ đối địch: một loài có lợi và loài khác bị hại hoặc cả hai cùng bị hại

Bài tập 4: Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống …………….. với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn luôn …………………….. hoặc ………………. lẫn nhau.

Trả lời:

Trong tự nhiên, thường không có sinh vật nào sống tách biệt với các sinh vật khác. Thông qua các mối quan hệ cùng loài và khác loài, các sinh vật luôn luôn hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Bài tập 5: Khi nào thì các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm?

Trả lời:

Khi điều kiện sống không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể trong cùng loài sẽ dẫn tới cạnh tranh trong loài và một số cá thể phải tách nhóm.

Bài tập 6: Các sinh vật khác loài có quan hệ hoặc hỗ trợ hoặc đối địch. Quan hệ nào là có lợi (hoặc ít nhất không có hại) cho tất cả các loài sinh vật? Quan hệ nào là có hại cho một bên hoặc cả hai bên?

Trả lời:

Quan hệ hỗ trợ: có lợi hoặc ít nhất không gây hại

Quan hệ cạnh tranh: có hại cho 1 bên hoặc cả hai bên.

Bài tập 7: Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

Trả lời:

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi điều kiện sống vẫn đủ đáp ứng nhu cấu tất cả thành viên trong loài, khi chúng càn giúp nhau để kiếm ăn, tránh kẻ thù,…

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi môi trường sống không đủ đáp ứng nhu cầu tất cả các thành viên trong loài hoặc khi cạnh tranh sinh sản.

Xem thêm các dạng bài tập Sinh học 9 liên quan hay khác:

30 Bài tập về bài tiết nước tiểu (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về biến dị tổ hợp (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!