Video: Tâm thần phân liệt
Bệnh thường khởi phát ở độ tuổi từ 16 đến 30. Nam giới thường mắc bệnh sớm hơn nữ giới. Thường có sự thay đổi từ từ ở người bệnh trước khi các triệu chứng trở nên rõ ràng. Đây được gọi là giai đoạn báo trước.
Khi đến giai đoạn toàn phát các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Người bị tâm thần phân liệt không thể biết những suy nghĩ và nhận thức của họ là thật hay chỉ là sự tưởng tượng. Điều này thường ít xảy ra khi họ già đi.
Những người mắc bệnh này thường không biết rằng họ bị bệnh cho đến khi bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn nói cho họ biết. Họ thậm chí sẽ không nhận ra những vấn đề nghiêm trọng của bản thân. Nếu họ tình cờ nhận thấy các triệu chứng, chẳng hạn như không thể suy nghĩ thẳng thắn, họ có thể phấn khích thay vì căng thẳng, mệt mỏi.
Nếu bạn lo lắng rằng bạn hoặc người thân đang có dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn.
Các triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt
Các triệu chứng dương tính là những ý tưởng, nhận thức hoặc hành động được phóng đại quá mức làm cho người bệnh không thể phân biệt được đâu là thật đâu là giả. Chúng có thể bao gồm:
Ảo giác là tri giác không có đối tượng. Những người bị tâm thần phân liệt có thể nghe, nhìn, ngửi hoặc cảm nhận những điều mà không ai cảm nhận được. Các loại ảo giác trong bệnh tâm thần phân liệt bao gồm:
- Ảo thanh. Người bệnh thường nghe thấy giọng nói trong đầu của họ. Giọng nói ấy có thể điều khiển và yêu cầu họ làm mọi việc. Người bệnh có thể nghe thấy một hoặc nhiều giọng nói. Thông thường người bệnh không thể cưỡng lại các mệnh lệnh mà ảo thanh đưa ra.
- Ảo thị. Người bệnh có thể nhìn thấy ánh sáng, đồ vật hoặc con người. Thường đó là những người thân hoặc bạn bè không còn sống. Họ cũng có thể gặp khó khăn với nhận thức chiều sâu và khoảng cách.
- Ảo khứu và ảo vị: Có thể bao gồm mùi, vị tốt và xấu. Người bệnh có thể tin rằng họ đang bị đầu độc và từ chối ăn.
- Ảo xúc giác. Bệnh nhân có cảm giác có những thứ đang di chuyển trên cơ thể, chẳng hạn như bàn tay hoặc côn trùng.
Hoang tưởng. Đây là những niềm tin có vẻ xa lạ với hầu hết mọi người và rất dễ chứng minh là sai. Người bệnh mất hoàn toàn khả năng phán đoán và nghĩ rằng ai đó đang cố gắng điều khiển bộ não của họ thông qua TV hoặc FBI. Họ tin rằng họ một diễn viên nổi tiếng hoặc tổng thống, hoặc nghĩ rằng mình có siêu năng lực. Các loại ảo tưởng bao gồm:
- Hoang tưởng bị theo dõi: Bệnh nhân cảm giác ai đó đang theo dõi mình hoặc đang bị người khác đeo bám, săn đuổi.
- Hoang tưởng liên hệ: bệnh nhân tin rằng một số sách báo, bài bình luận, bài hát hoặc một số thông tin khác ở bên ngoài ám chỉ họ dưới các hình thức đặc biệt.
- Hoang tưởng thân thể: Người bệnh cho rằng mình có những khuyết tật về cơ thể hoặc những bệnh về y khoa chung. Hoang tưởng này còn gọi là hoang tưởng nghi bệnh. Người bệnh cho rằng mình có bệnh nặng, khó chữa.
- Hoang tưởng được yêu: Người bệnh cho rằng có người nào đó hoặc nhiều người yêu mình, tìm cách bộc lộ tình yêu với mình nhưng bệnh nhân không yêu lại.
- Hoang tưởng về tôn giáo: Bệnh nhân có thể nghĩ rằng họ có mối quan hệ đặc biệt với một vị thần hoặc tin rằng họ bị quỷ ám.
- Hoang tưởng tự cao: Người bệnh cho rằng mình rất thông minh, tài giỏi, việc gì cũng làm được. Có người cho rằng mình có địa vị cao, quyền lực lớn, có họ hàng thân thích với các chính trị gia, hoặc mình rất giàu có...
Suy nghĩ lẫn lộn và lời nói vô nghĩa. Những người bị tâm thần phân liệt có thể gặp khó khăn trong việc sắp xếp suy nghĩ của họ. Họ có thể bị phân tâm và không theo được cuộc nói chuyện. Khi họ nói chuyện, lời nói của họ có thể lộn xộn và vô nghĩa.
Khó tập trung. Người bệnh có thể không theo dõi được những gì đang diễn ra trong một chương trình truyền hình khi họ đang xem.
Rối loạn chuyển động. Một số người tâm thần phân liệt có thể tỏ ra nóng tính. Đôi khi họ lặp đi lặp lại các động tác giống nhau. Nhưng đôi khi họ có thể nằm yên trong nhiều giờ liền, mà các chuyên gia gọi là hội chứng căng trương lực cơ. Trái với suy nghĩ của nhiều người, những người mắc bệnh tâm thần phân liệt thường không bạo lực.
Các triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt
Các triệu chứng âm tính đề cập đến sự vắng mặt hoặc thiếu chức năng tâm thần bình thường liên quan đến suy nghĩ, hành vi và nhận thức. Bạn có thể nhận thấy:
- Cùn mòn cảm xúc: Người bệnh dường như không còn thích thú gì nữa. Các bác sĩ gọi đây là hội chứng không niềm vui.
- Ngôn ngữ nghèo nàn. Người bệnh có thể trả lời cộc lốc hoặc không thể hiện bất kỳ cảm xúc nào. Các bác sĩ gọi đây là chứng mất khả năng nói.
- Cảm xúc bẳng phẳng: Khi người bệnh nói chuyện, giọng nói của họ nghe đều đều, giống như không có cảm xúc. Họ có thể không cười hoặc không biểu lộ cảm xúc trên mặt khi trò chuyện hoặc những khi đối mặt với những điều xảy ra xung quanh họ.
- Rút khỏi xã hội. Điều này có thể bao gồm việc không còn giao tiếpvới bạn bè hoặc cố gắng thu mình lại. Khi nói chuyện với người bệnh họ sẽ thờ ơ, bang quan không dể ý tới bạn. Nếu bạn muốn có câu trả lời, bạn phải thực sự cố gắng tìm ra câu trả lời từ họ.
- Vật lộn với những điều cơ bản của cuộc sống hàng ngày. Họ có thể không tắm hoặc ngừng chăm sóc bản thân.
Những người bị tâm thần phân liệt gặp khó khăn trong việc thực hiện theo kế hoạch đã được đề ra. Đôi khi họ hoàn toàn không thể bắt đầu một công việc nào đó. Bác sĩ gọi đó là sự né tránh.
Bệnh trầm cảm cũng có một số triệu chứng giống tâm thần phân liệt. Chúng có thể khó chẩn đoán, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên, vì ngay cả những thanh thiếu niên khỏe mạnh cũng có thể có những thay đổi lớn về cảm xúc.
Các triệu chứng về nhận thức và suy nghĩ
Các triệu chứng này phản ánh mức độ học tập, lưu trữ và sử dụng thông tin của bộ não.
Một người bị tâm thần phân liệt có thể gặp khó khăn với trí nhớ tạm thời. Ví dụ: họ có thể không theo dõi được các loại dữ kiện khác nhau cùng một lúc, chẳng hạn như số điện thoại đi cùng với hướng dẫn.
Cùng với việc khó tập trung, họ có thể khó sắp xếp suy nghĩ và đưa ra quyết định chính xác.
Xem thêm: