20 loại tinh dầu thiên nhiên phổ biến nhất: Lựa chọn nào phù hợp với bạn?

Ngày nay, nhu cầu sử dụng các loại thực phẩm chức năng và các liệu pháp thay thế ngày càng tăng. Tinh dầu (hay tinh dầu thiên nhiên) cũng là một trong số đó. Vậy tinh dầu là gì? Hiểu đơn giản thì tinh dầu được chiết xuất từ thực vật để lưu giữ mùi vị, hương thơm và các đặc tính của cây. Một số loại tinh dầu có từ rất lâu, thậm chí hàng thế kỷ trước.

Tinh dầu được sử dụng rất nhiều trong các phương pháp làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, đồng thời cũng có thể được sử dụng trong liệu pháp hương thơm. 

Một vài điều cần biết về tinh dầu

Trước khi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về công dụng của từng loại tinh dầu, một số điều cơ bản cần biết trước khi sử dụng tinh dầu:

  • Khi bôi tinh dầu tại chỗ, luôn sử dụng kết hợp dầu nền. Đây là những loại dầu được dùng để pha loãng tinh dầu, như dầu dừa hoặc dầu jojoba.
  • Luôn kiểm tra phản ứng dị ứng bằng miếng dán trước khi sử dụng tinh dầu lên vùng da lớn.
  • Nhiều loại tinh dầu gây độc và không nên sử dụng bằng đường uống trừ khi dưới sự hướng dẫn của chuyên gia.
  • Mua tinh dầu “nguyên chất”. Có rất nhiều loại tinh dầu với chất lượng khác nhau và tác dụng tinh dầu nước hoa cũng khác với tinh dầu nguyên chất.

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về tinh dầu, nhưng không chắc nên bắt đầu từ đâu, bài viết này tổng hợp một danh sách đầy đủ về các loại tinh dầu phổ biến nhất và lợi ích của từng loại tinh dầu mang lại. Hãy tiếp tục tìm hiểu để lựa chọn ra các loại tinh dầu phù hợp với bản thân bạn. 

20 loại tinh dầu phổ biến

Hoa oải hương

Loại tinh dầu cực kỳ phổ biến này đem lại rất nhiều lợi ích. Mùi hương hoa dịu nhẹ giúp mọi người thư giãn và dễ ngủ. Hơn nữa, hương thơm của loại tinh dầu này đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau đầu. Sử dụng tinh dầu tại chỗ có thể giúp giảm ngứa và sưng tấy những vết đốt do côn trùng. 

Tinh dầu oải hương mang lại những giấc ngủ ngon. Nguồn ảnh: www.superbelle.it

Lưu ý: Có một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, đau đầu và gai lạnh. Tinh dầu hoa oải hương cũng có thể gây kích ứng da. 

Hoa cúc La Mã

Với sự kết hợp giữa hương thơm nhẹ nhàng của hoa và thảo mộc, loại tinh dầu này giúp thư giãn đầu óc bằng cách sử dụng máy tạo độ ẩm. Không chỉ vậy, nó còn phát huy tác dụng trên da, giúp điều trị các tình trạng như viêm da và chàm.

Lưu ý: Bất kỳ ai bị dị ứng với hoa cúc, cúc vạn thọ và cỏ phấn hương không nên sử dụng tinh dầu hoa cúc La Mã.

Hoa hồng

Hương thơm ngọt ngào của tinh dầu hoa hồng giúp giảm bớt lo lắng. Đặc tính chống oxy hóa để giúp điều trị mụn trứng cá và cải thiện làn da, mang lại vẻ ngoài trẻ trung hơn cho người sử dụng. 

Lưu ý: Kích ứng da có thể xảy ra khi sử dụng tại chỗ, vì vậy hãy đảm bảo chỉ sử dụng đủ lượng dầu nền cần thiết để tận dụng hết lợi ích chăm sóc da của tinh dầu hoa hồng. 

Bài hương

Loại tinh dầu này có mùi đất và mùi thơm ngọt của thảo mộc, được sử dụng trên da để làm mờ sẹo, chống viêm và một số tác dụng toàn thân khác. 

Lưu ý: Không sử dụng tinh dầu bài hương nếu bạn đang mang thai hoặc có tiền sử động kinh. 

Hoàng lan

Tinh dầu hoàng lan có tác dụng xua đuổi côn trùng. Nguồn ảnh: www.bebeautiful.inTinh dầu hoàng lan mang hương thơm ngọt ngào nhưng hơi cay nhẹ, có tác dụng giúp tinh thần thư giãn, loại bỏ căng thẳng. Hương thơm này còn có thể xua đuổi côn trùng. Người ta còn sử dụng loại tinh dầu này trong sản xuất mỹ phẩm để làm đẹp, không chỉ tốt cho da hỗn hợp mà còn kích thích mọc tóc.  

Mộc dược

Tinh dầu mộc dược có tác dụng điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, da nứt nẻ và thậm chí cả nấm da chân.  

Lưu ý: Tinh dầu mộc dược tuyệt đối không được dùng bằng đường uống. Đối với phương pháp sử dụng tại chỗ như thoa lên da, loại tinh dầu này có thể gây viêm da. Thậm chí, có những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như nhịp tim bất thường và hạ huyết áp. Đối với phụ nữ mang thai cũng không nên sử dụng bởi tinh dầu mộc dược có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai. 

Cỏ hương lau

Tinh dầu cỏ hương lau mang một mùi thơm ngọt, khói, thường được sử dụng trong liệu pháp hương thơm giúp an thần và cải thiện tâm trạng. Ngoài ra, còn có tác dụng thư giãn và là chất chống oxy hóa, mang đến làn da khỏe mạnh và giúp làm mờ các vết sẹo.

Lưu ý: Loại tinh dầu này rất ít khi  gây kích ứng và mẫn cảm. Do đó đây là một lựa chọn tuyệt vời nếu như bạn bị dị ứng với một số loại tinh dầu khác.  

Nhũ hương

Tinh dầu nhũ hương mang hương thơm ngọt ngào, quý phái. Nguồn ảnh: www.istockphoto.comHương thơm của tinh dầu rất quý phái, ngọt ngào, có tác dụng làm se khít lỗ chân lông, hỗ trợ hệ tiêu hóa, sát trùng và khử trùng.  

Đồng thời, tinh dầu nhũ hương còn có khả năng ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như hôi miệng, đau răng, sâu răng và nhiệt miệng. Một nghiên cứu thậm chí còn cho thấy loại tinh dầu này có thể làm cho da khỏe đẹp hơn. 

Lưu ý: Tinh dầu nhũ hương có thể gây kích ứng với làn da nhạy cảm. Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng bởi loại tinh dầu này không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

Bưởi

Loại tinh dầu này cũng có nguồn gốc từ vỏ của trái cây họ cam quýt, hương thơm có vị đắng và tươi hơn. Đây là loại tinh dầu rất phổ biến, thường được sử dụng cùng với máy khuếch tán. Tinh dầu bưởi được ưa thích không chỉ bởi mùi hương mà còn bởi tác dụng kháng khuẩn của nó.

Lưu ý: Tương tự như tinh dầu chanh, bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng trong vòng 12 giờ kể từ khi thoa lên da. 

Gỗ tuyết tùng

Tinh dầu gỗ tuyết tùng mang hương đất và hương gỗ tự nhiên, được sử dụng tại chỗ cho một số liệu pháp làm đẹp. Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của chúng đối với làn da: ngăn ngừa và làm giảm mụn trứng cá, điều trị bệnh chàm và giảm gàu. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm viêm khớp và giảm ho. 

Lưu ý: Tuyệt đối không nên ăn tinh dầu gỗ tuyết tùng vì có nguy cơ dẫn đến buồn nôn, nôn mửa, mất nước và gây hại cho hệ tiêu hóa.  

Bạc hà Âu

Một số bằng chứng cho thấy hương thơm của tinh dầu bạc hà Âu có khả năng làm giảm hội chứng ruột kích thích (IBS). Một vài nghiên cứu nhỏ cho thấy khả năng giảm đau đầu và khó tiêu của tinh dầu bạc hà.

Khi thoa lên da, bạn sẽ ngay lập tức có cảm giác mát lạnh. Nhờ đó có thể làm thư giãn cơ bắp giúp giảm đau, giảm cháy nắng, và giảm tình trạng ngứa do tiếp xúc với cây thường xuân độc hoặc côn trùng cắn. 

Tinh dầu bạc hà khi thoa lên da cho cảm giác mát lạnh. Nguồn ảnh: stillpointaromatics.com

Lưu ý: Không nên uống tinh dầu bạc hà vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như ợ chua, đau đầu, thực quản bị kích thích và nhiệt miệng. Vì vậy, nếu bạn muốn có hơi thở thơm mát, hãy sử dụng kem đánh răng, kẹo cao su, nước súc miệng hoặc xịt thơm miệng hương bạc hà thay vì dùng tinh dầu. 

Bạc hà Á

Bạc hà Á khá giống với bạc hà Âu về cả hương thơm và công dụng, do đó hai loại tinh dầu này có thể thay thế cho nhau. Thực tế thì mùi hương của tinh dầu bạc hà Á ngọt hơn một chút và có tác dụng kháng nấm.  

Tinh dầu bạc hà Á cũng mang lại cảm giác mát lạnh khi bôi lên da, giúp đuổi côn trùng và giảm ngứa vết cắn của côn trùng.  

Lưu ý: Nếu đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng tinh dầu bạc hà. 

Húng quế

Tinh dầu chiết xuất từ húng quế có rất nhiều công dụng. Theo nghiên cứu, loại tinh dầu này vừa có tác dụng chống viêm, vừa có thể kháng virus. Do đó, nó được sử dụng như một bài thuốc chữa cảm lạnh và cúm, đồng thời còn có tác dụng giãn cơ.  

Tinh dầu húng quế cũng có tác dụng trị mụn, và một nghiên cứu trước đó còn chỉ ra rằng hương thơm của tinh dầu này có tác dụng giảm căng thẳng. Ngoài ra, còn được sử dụng trong liệu trình chăm sóc tóc, giúp tóc bóng mượt mà không bị bết dính.  

Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng dầu húng quế. 

Tràm trà

Mùi hương của tinh dầu tràm trà rất đặc trưng. Nó có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và chống viêm. Ngoài ra còn được sử dụng để điều trị quá mẫn.  

Nhờ những công dụng này, tinh dầu tràm trà đã được chứng minh là giúp điều trị bệnh chàm, giảm phản ứng ở những người dị ứng với niken, và thậm chí còn điều trị nhiễm trùng do tụ cầu và vết cắn của côn trùng. 

Tinh dầu tràm trà làm dịu vết cắn do côn trùng. Nguồn ảnh: www.istockphoto.com

Lưu ý: Bạn chỉ nên ngửi hoặc thoa dầu này tại chỗ, tuyệt đối không được ăn. Khi nuốt phải loại tinh dầu này có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa, nổi mề đay hoặc chóng mặt. 

Tinh dầu tràm trà có nhiều loại có nồng độ rất cao. Vì vậy hãy pha loãng tinh dầu với dầu nền trước khi sử dụng. Tinh dầu tràm trà cũng có nguy cơ gây dị ứng như các loại tinh dầu khác.  

Chanh vàng

Tinh dầu này chứa nhiều chất này chống oxy hóa, có thể giúp giảm viêm, chống lại thiếu máu, bổ sung năng lượng và giảm buồn nôn. 

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng tinh dầu trên da, nhưng hãy nhớ: Loại tinh dầu này làm da bạn nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy chỉ nên sử dụng vào ban đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Không nên để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi sử dụng tinh dầu chanh trên da. 

Tuyết tùng đỏ

Loại tinh dầu ít được biết đến này mang mùi hương của gỗ, có tác dụng xua đuổi côn trùng và giảm căng thẳng. Công dụng chính là mang lại làn da sáng khỏe, mịn màng. 

Lưu ý: Ngửi tinh dầu tuyết tùng đỏ trong thời gian ngắn với nồng độ cao có thể gây kích ứng phổi và đường hô hấp. Và bạn cũng không nên sử dụng tinh dầu bằng đường uống vì đã được chứng minh là có thể gây hại cho cơ thể. 

Cam

Không có gì ngạc nhiên khi loại tinh dầu này chứa nhiều vitamin C, có công dụng dưỡng da tuyệt vời. Loại tinh dầu này được sử dụng trong nhiều loại mỹ phẩm được quảng cáo mang lại làn da sáng mịn tự nhiên.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cho biết tinh dầu cam còn có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tinh dầu cam có thể hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu và có tác dụng giảm đau.  

Lưu ý: Tinh dầu cam có nồng độ cao nên cần được pha loãng với dầu nền trước khi sử dụng, Không nên thoa trực tiếp lên da vì có thể gây mẩn đỏ và sưng tấy, và đừng quên tránh ánh nắng trực tiếp ngay sau khi thoa. 

Cúc trường sinh

Loại tinh dầu này mang hương vị của mật ong và cỏ khô, có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm, có thể giúp tăng cường sức khỏe. Khi thoa lên da, nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp điều trị nấm bàn chân, mụn trứng cá và bệnh vẩy nến. 

Lưu ý: Cúc trường sinh thường được coi là một loại tinh dầu an toàn và ít gây ra phản ứng dị ứng. Vì vậy đây trở thành một lựa chọn lý tưởng cho những người sở hữu làn da nhạy cảm. 

Quế

Được chiết xuất từ cây quế chi, loại dầu này có mùi thơm ấm và cay, hơi ngọt một chút. Khác với tác dụng làm mát của tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế làm ấm cơ thể.

Tinh dầu quế giúp làm ấm cơ thể. Nguồn ảnh: vnupexport.com

Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai không nên sử dụng tinh dầu quế.

Kinh giới 

Tinh dầu kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm. có thể giúp điều trị nấm bàn chân, nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh vẩy nến và mụn cóc. Một nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu này còn có đặc tính chống oxy hóa mạnh, có thể giúp hạ sốt và điều trị các bệnh đường hô hấp. 

Mùi hương cay nồng pha lẫn chút thảo dược nên đối với loại tinh dầu này, người ta thường bôi tại chỗ hoặc sử dụng trong liệu pháp hương thơm. 

Lưu ý: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu này. 

Một vài vật dụng hữu ích để bảo quản và sử dụng tinh dầu  

Khi bạn đã tìm thấy loại tinh dầu phù hợp với mình, tại sao không đầu tư thêm một vài vật dụng hữu ích khác? Từ tủ đựng tinh dầu và máy khuếch tán, hoặc máy phun sương mini rất tiện để bỏ vào túi xách, có rất nhiều mặt hàng để lựa chọn. 

Một chiếc tủ nhỏ đựng tinh dầu 

Nếu nhận thấy rằng những chai tinh dầu đang bắt đầu chiếm quá nhiều diện tích, bạn nên sắm một chiếc tủ nhỏ. Loại tủ này vừa có thể trưng bày các chai tinh dầu, vừa trang trí phòng.  

Hộp đựng tinh dầu mini 

Loại hộp nhỏ gọn này rất phù hợp khi bạn muốn mang theo tinh dầu khi đi du lịch, thậm chí để đựng tinh dầu ở nhà cũng là một ý tưởng. Loại hộp nhỏ này rất tiện dụng và có thể chứa tối đa đến 10 loại tinh dầu.  

Máy khuếch tán tinh dầu mini 

Đôi khi muốn tận hưởng một chút hương thơm của tinh dầu ngay ở trên ô tô, một chiếc máy khuếch tán tinh dầu mini thật sự rất phù hợp. Nhỏ gọn, tiện dụng, có thể mang theo bên mình, hoặc đơn giản chỉ cần bỏ vào túi xách.  

Máy khuếch tán tinh dầu bằng hơi nước 

Máy khuếch tán tinh dầu. Nguồn ảnh: www.coralaroma.comĐối với những người yêu thích sự nhỏ gọn và tiện dụng thì không nên bỏ qua sản phẩm này. Thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt, sử dụng đơn giản, hơi nước sẽ lan tỏa hương thơm của tinh dầu ra khắp không gian trong nhà bạn. 

Vòng cổ khuếch tán tinh dầu 

Bạn muốn tận hưởng mùi hương của tinh dầu suốt cả ngày thì đây là một lựa chọn tuyệt vời. Bạn có thể thêm tinh dầu hương tùy thích vào bên trong chiếc vòng và mang nó bên mình.  

Lọ đựng tinh dầu có nắp bóp nhỏ giọt 

Lọ đựng tinh dầu có nắp nhỏ giọt. Nguồn ảnh: azhealth.euNhững chai thủy tinh này rất phù hợp để lưu trữ tinh dầu. Thủy tinh tối màu để tinh dầu không bị biến đổi, kèm với đó là ống nhỏ giọt để dễ kiểm soát lượng tinh dầu khi sử dụng. Chưa kể, hình dáng của những lọ thủy tinh vô cùng bắt mắt, phù hợp để trưng bày lên kệ, tủ. 

Tổng kết 

Mặc dù vẫn còn rất nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để làm rõ hơn nữa công dụng của tinh dầu, nhưng không thể phủ nhận ngày nay tinh dầu ngày càng được ưa chuộng với những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. 

Luôn nhớ pha loãng tinh dầu trước khi thoa lên da. Tuyệt đối không ăn tinh dầu vì có nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể.  

Tinh dầu có rất nhiều công dụng: từ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp đến mang lại hương thơm tự nhiên cho không gian nhà bạn. 

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!