Xét nghiệm huyết thanh - điện di miễn dịch là gì?
Immunoglobulin (Ig) là một nhóm protein còn được gọi là kháng thể. Các kháng thể cung cấp cho cơ thể tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Các globulin miễn dịch có thể được mô tả là bình thường hoặc bất thường.
Ig bình thường bao gồm:
- IgA
- IgD
- IgE
- IgG
- IgM
Cơ thể cần có Ig bình thường về cả số lượng và chất lượng để duy trì sức khỏe. Nếu nồng độ Ig của bạn quá cao hoặc quá thấp, điều đó có thể cho thấy sự hiện diện của bệnh lý. Ig bất thường cũng cho thấy sự hiện diện của bệnh tật. Một ví dụ về Ig bất thường là protein đơn dòng, hoặc protein M.
Xét nghiệm huyết thanh - điện di miễn dịch (IEP-huyết thanh) là một xét nghiệm máu được sử dụng để đo các loại Ig có trong máu, đặc biệt là IgM, IgG và IgA.
Xét nghiệm IEP-huyết thanh còn được gọi bằng các tên sau:
- xét nghiệm điện di- immunoglobulin huyết thanh
- điện di gamma globulin
- điện di immunoglobulin huyết thanh
Tại sao cần làm xét nghiệm IEP – huyết thanh
Để xác nhận hoặc loại trừ một số trường hợp sau
Xét nghiệm IEP-huyết thanh được chỉ định để giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nếu họ phát hiện ra kết quả bất thường thông qua các xét nghiệm khác trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm IEP-huyết thanh cũng có thể được chỉ định nếu bạn có các triệu chứng:
- Một bệnh nhiễm trùng mãn tính
- Một bệnh tự miễn dịch
- Bệnh mất protein, chẳng hạn như bệnh viêm ruột
- Waldenstrom's macroglobulinemia
Xét nghiệm có thể được sử dụng để loại trừ các tình trạng như bệnh bạch cầu và đa u tủy xương. Các triệu chứng của những rối loạn này bao gồm:
- Yếu ở chân
- Mệt mỏi
- Giảm cân
- Gãy các xương
- Nhiễm trùng tái phát
- Buồn nôn
- Nôn mửa
Để theo dõi điều trị
Xét nghiệm IEP-huyết thanh cũng có thể được sử dụng để theo dõi điều trị các rối loạn tự miễn dịch hoặc một số loại ung thư. Ví dụ: nếu bệnh nhân đang được điều trị đa u tủy xương, bác sĩ sẽ sử dụng xét nghiệm để đánh giá đáp ứng của việc điều trị. Vì xét nghiệm IEP-huyết thanh đo lượng protein trong cơ thể, bác sĩ có thể xác định xem mức protein đang tăng hay giảm.
Xét nghiệm được thực hiện như thế nào?
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên phòng thí nghiệm thường thực hiện xét nghiệm IEP-huyết thanh. Bệnh nhân được lấy một mẫu máu. Mẫu máu thường được lấy từ tĩnh mạch thường ở vùng cánh tay bằng kim. Máu của bạn được cho vào trong một ống chuyên dụng và gửi đến phòng xét nghiệm để phân tích. Sau khi kết quả được báo cáo từ phòng xét nghiệm, bác sĩ sẽ có thể thông báo cho người bệnh kết quả và ý nghĩa của chúng.
Chuẩn bị trước khi lấy máu làm xét nghiệm
Không có chuẩn bị cụ thể nào trước khi lấy máu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, việc tiêm chủng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Thông báo cho bác sĩ biết nếu bệnh nhân đã tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trong vòng sáu tháng qua.
Một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nồng độ Ig. Bao gồm các thuốc:
- Phenytoin (Dilantin)
- Thuốc tránh thai
- Methadone
- Procainamide
- Gamma globulin
Những điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm Ig. Các loại thuốc như aspirin, bicarbonat và corticosteroid cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Thông báo với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bệnh nhân đang dùng.
Các rủi ro có thể gặp với xét nghiệmIEP-huyết thanh
Bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu trong khi lấy máu. Kim tiêm có thể gây đau tại chỗ tiêm. Bệnh nhân có thể bị đau hoặc nhói ở chỗ tiêm sau khi làm xét nghiệm.
Các rủi ro của xét nghiệm IEP-huyết thanh là rất ít. Những rủi ro này là phổ biến đối với hầu hết các xét nghiệm máu. Rủi ro tiềm ẩn đối với xét nghiệm bao gồm:
- Đâm kim lấy mẫu nhiều lần do tĩnh mạch khó lấy máu
- Chảy máu quá nhiều ở vị trí kim tiêm
- Ngất xỉu do mất máu
- Tụ máu (là sự tích tụ của máu dưới da)
- Nhiễm trùng nơi da tại vị trí đâm kim lấy máu
Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm
Kết quả từ xét nghiệm IEP-huyết thanh của bệnh nhân sẽ cung cấp hai thông tin sức khỏe quan trọng. Đầu tiên, xét nghiệm sẽ cho biết liệu có chứa các Ig bất thường trong máu của bệnh nhân hay không. Nếu không có các Ig bất thường xuất hiện và số lượng Ig vẫn bình thường, bệnh nhân có thể không cần xét nghiệm thêm.
Nếu phát hiện thấy các Ig bất thường, điều này có thể cho thấy sự hiện diện của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Ở một số người, sự hiện diện của các Ig bất thường cũng có thể không chỉ ra tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Một tỷ lệ nhỏ những người có lượng Igs bất thường trong cơ thể thấp mà không dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Tình trạng này được gọi là “bệnh gammopathy đơn dòng không rõ ý nghĩa” hoặc MGUS.
Nếu xét nghiệm chỉ ra có số lượng các Ig không trong giới hạn bình thường, điều này cũng có thể cho thấy sự hiện diện của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Bác sĩ sẽ cùng bệnh nhân xem xét kết quả và tìm hiểu xem bệnh nhân có cần xét nghiệm hoặc điều trị thêm hay không.
Xem thêm :