Vở thực hành KHTN 8 (Kết nối tri thức) Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Với giải vở thực hành Khoa học tự nhiên 8 Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH Khoa học tự nhiên 8 Bài 37 từ đó học tốt môn KHTN 8. Mời các bạn đón xem:

Giải VTH KHTN 8 Bài 37: Hệ thần kinh và các giác quan ở người

Bài 37.1 trang 51 Vở thực hành KHTN 8Đọc thông tin mục I.1, kết hợp quan sát Hình 37.1 SGK KHTN 8, trình bày cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh; nêu vị trí của mỗi bộ phận.

Lời giải:

- Cấu tạo: Bộ phận trung ương (gồm não và tủy sống) và bộ phận ngoại biên (gồm các dây thần kinh và hạch thần kinh).

- Chức năng: Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.

- Vị trí của mỗi bộ phận trong hệ thần kinh: Não bộ nằm trong hộp sọ, tủy sống nằm trong cột sống, hạch thần kinh nằm rải rác và nối với các dây thần kinh, dây thần kinh phân bố khắp cơ thể.

Bài 37.2 trang 51 Vở thực hành KHTN 8Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn gì cho xã hội?

Lời giải:

Nghiện ma tuý sẽ gây hại sức khoẻ và tinh thần người nghiện, hệ luỵ kéo theo là sự xuống cấp của đạo đức xã hội, tạo ra các tội phạm ma tuý (lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm,…), huỷ hoại giống nòi và ảnh hưởng trật tự an toàn xã hội.

Bài 37.3 trang 51 Vở thực hành KHTN 8Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, em sẽ tuyên truyền điều gì đến người thân và mọi người xung quanh?

Lời giải:

Từ những hiểu biết về chất gây nghiện, cần tuyên truyền đến người thân và mọi người xung quanh các điều sau:

- Tuyên truyền đến mọi người tác hại của chất gây nghiện, từ đó, nâng cao ý thức không sử dụng các chất gây nghiện.

- Cần đề cao cảnh giác, kiên quyết để không bị các đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo sử dụng chất gây nghiện.

- Khi phát hiện các đối tượng tàng trữ, sử dụng các chất gây nghiện trái với quy định của pháp luật, cần báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.

Bài 37.4 trang 51 Vở thực hành KHTN 8Đọc thông tin mục II.1 và quan sát Hình 37.3 SGK KHTN 8, kể tên các bộ phận của mắt.

Lời giải:

Các bộ phận của mắt gồm: mí mắt, lông mi và cầu mắt nằm trong hốc mắt. Trong đó, cầu mắt gồm: giác mạc, thủy dịch, đồng tử, mống mắt, thể thủy tinh, dịch thủy tinh, màng cứng, màng mạch, võng mạc, dây thần kinh thị giác.

Bài 37.5 trang 52 Vở thực hành KHTN 8Liên hệ kiến thức truyền ánh sáng, giải thích quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt trong Hình 37.4 SGK KHTN 8.

Lời giải:

Quá trình thu nhận ánh sáng ở mắt: Ánh sáng phản chiếu từ cây xanh khúc xạ qua giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc (màng lưới), tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng, gây hưng phấn cho các tế bào này. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên trung khu thị giác ở não sẽ cho ta cảm nhận về hình ảnh ngược chiều của cây xanh.

Bài 37.6 trang 52 Vở thực hành KHTN 8Quan sát Hình 37.5 SGK KHTN 8, xác định mắt bình thường và mắt mắc các tật trong hình.

- Hình a)

- Hình b)

- Hình c)

- Hình d)

Lời giải:

- Hình a: Mắt bình thường. Do ảnh của vật hội tụ ở màng lưới.

- Hình b: Mắt cận thị. Do ảnh của vật ở phía trước màng lưới.

- Hình c: Mắt viễn thị. Do ảnh của vật ở phía sau màng lưới.

- Hình d: Mắt loạn thị. Do các tia sáng đi vào mắt hội tụ tại nhiều điểm và ảnh của vật không hội tụ ở màng lưới.

Bài 37.7 trang 52 Vở thực hành KHTN 8Kết quả tìm hiểu các bệnh và tật về mắt trong trường học:

Bảng 37.1.

Tên bệnh

Số người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

 

 

 

 

Lời giải:

Bảng 37.1.

Tên bệnh

Số

người mắc

Nguyên nhân

Biện pháp phòng chống

Bệnh đau mắt đỏ

4/100

 

Do virus Adeno, vi khuẩn Staphylococcus,…

Rửa tay thường xuyên, đeo kính bảo vệ mắt, hạn chế dụi mắt, bổ sung các thực phẩm có lợi cho mắt, không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc dùng chung đồ cá nhân với người bệnh,…

Tật cận thị

31/100

Do bẩm sinh cầu mắt dài hoặc do nhìn gần khi đọc sách hay làm việc trong ánh sáng yếu, lâu dần làm thể thủy tinh bị phồng lên.

Biện pháp phòng tránh cận thị không do di truyền: Cần học tập và làm việc trong môi trường ánh sáng thích hợp, tránh đọc sách với khoảng cách gần, thiếu ánh sáng. Tránh sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài, liên tục. Nếu đã mắc tật cận thị, cần đeo kính đúng độ và khám mắt định kì. Ăn uống hợp lí để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Tật loạn thị

5/100

Do giác mạc bị biến dạng không đều khiến các tia sáng đi vào mắt hội tụ ở nhiều điểm.

Biện pháp phòng tránh loạn thị không do di truyền: Tránh các nguy cơ gây tổn thương mắt có thể xảy ra. Làm việc ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối hoặc ánh sáng quá mạnh. Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác. Điều trị sớm các bệnh lí về mắt (nếu có). Ăn uống hợp lí để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Khi đã bị loạn thị rồi thì phải đi khám và điều trị sớm.

Bài 37.8 trang 53 Vở thực hành KHTN 8Thiết kế poster tuyên truyền cho mọi người cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt.

Lời giải:

Thiết kế poster tuyên truyền cho mọi người cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt

Bài 37.9 trang 53 Vở thực hành KHTN 8Đọc thông tin mục II.2 và quan sát Hình 16.7 SGK KHTN 8, thực hiện các yêu cầu sau:

1. Sơ đồ hoá quá trình thu nhận âm thanh của tai.

2. Giải thích vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.

Lời giải:

1. Sơ đồ hoá quá trình thu nhận âm thanh của tai.

Sóng âm đi từ ngoài theo ống tai vào → rung màng nhĩ → tác động vào chuỗi xương tai → tác động vào ốc tai làm rung màng và dịch → tạo xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác → trung khu thính giác ở não bộ (cho ta cảm giác về âm thanh).

2. Vai trò của vòi tai trong cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng: Vòi tai là ống nối giữa tai giữa với vòm mũi, họng. Vòi tai giúp dẫn lưu không khí từ họng mũi vào tai giữa và ngược lại, nhờ đó, đảm bảo duy trì sự cân bằng áp suất không khí giữa tai và khoang miệng.

Bài 37.10 trang 54 Vở thực hành KHTN 8Dựa vào thông tin mục II.2b SGK KHTN 8, em hãy nêu cách phòng chống bệnh viêm tai giữa, ù tai để bảo vệ bản thân và gia đình.

Lời giải:

- Cách phòng chống bệnh viêm tai giữa: Thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai; tránh để nước vào tai khi tắm, gội hoặc khi đi bơi; điều trị sớm và triệt để các bệnh lí về tai, mũi, họng.

- Cách phòng chống bệnh ù tai: Hạn chế tiếp xúc với âm thanh có cường độ cao và liên tục; bảo vệ tai, tránh để cho các dị vật rơi vào tai; thực hiện vệ sinh tai đúng cách; tránh dùng vật nhọn, sắc để ngoáy hay lấy ráy tai; tập thể dục thường xuyên, ăn uống đúng cách để giữ cho mạch máu luôn khỏe mạnh nhằm ngăn ngừa chứng ù tai liên quan đến rối loạn mạch máu.

Bài 37.11 trang 54 Vở thực hành KHTN 8Tìm hiểu thông tin một số bệnh lí nhiễm trùng thần kinh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi như viêm não Nhật Bản, viêm màng não,... qua sách báo, internet,... rồi hoàn thành bảng sau:

Tên bệnh

Triệu chứng

và hậu quả

Con đường

lây truyền

Cách

phòng tránh

 

 

 

 

Lời giải:

Tên bệnh

Triệu chứng

và hậu quả

Con đường

lây truyền

Cách

phòng tránh

Viêm não Nhật Bản

Triệu chứng: sốt cao, co giật, hôn mê.

Hậu quả: gây tổn thương các tế bào thần kinh dẫn đến di chứng như động kinh, giảm học lực, liệt,… hoặc dẫn đến các biến chứng như viêm phế quản, viêm phổi, viêm thận, rối loạn chuyển hoá,… thậm chí tử vong.

Lây truyền qua muỗi Culex đốt (muỗi ruộng).

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ (định kì dọn dẹp nhà cửa, loại bỏ các ổ bọ gậy,…), thực hiện các biện pháp để phòng tránh muỗi đốt (cho trẻ ngủ màn,…), tiêm vaccine đầy đủ.

Viêm màng não

Triệu chứng: Sốt, đau đầu, cứng gáy, sợ ánh sáng, buồn nôn, lơ mơ, lú lẫn, hôn mê cấp tính,… Đối với trẻ sơ sinh, dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác. Người bệnh có thể sốt hoặc không sốt, đi kèm một trong các triệu chứng trên. Một số biểu hiện thần kinh hay gặp là ngủ li bì, thóp phồng, co giật.

Hậu quả: Tê liệt chân tay, động kinh, điếc, mù, phù não, hôn mê, thậm chí tử vong.

Thường lây truyền qua đường hô hấp, khi người lành tiếp xúc và hít phải giọt bắn từ người bệnh mang theo mầm bệnh.

Rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; ăn chín, uống sôi; luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; không nên uống rượu, bia, hút thuốc lá; không nên tiếp xúc với người bị viêm màng não; tiêm vaccine;…

Bài 37.12 trang 54 Vở thực hành KHTN 8Để bảo vệ hệ thần kinh, cần có chế độ ăn uống, lao động, học tập, sinh hoạt như thế nào? Trả lời câu hỏi trên bằng cách hoàn thành bảng sau:

Chế độ ăn uống

Chế độ học tập, lao động

Chế độ sinh hoạt

 

 

 

Lời giải:

Chế độ ăn uống

Chế độ học tập, lao động

Chế độ sinh hoạt

- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng; bổ sung omega-3 từ cá, dầu hạt lanh, quả óc chó, trứng,…;…

- Không uống quá nhiều rượu, bia, cà phê, nước tăng lực, trà, nước ngọt có gas,…

- Xây dựng chế độ học tập và lao động hợp lí, tránh căng thẳng quá mức.

- Ngủ đủ giấc.

- Luyện tập thể thao thường xuyên.

- Tham gia nhiều hoạt động xã hội, giao tiếp và học tập.

- Không sử dụng chất kích thích như thuốc lá, ma tuý,…

- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe.

Bài 37.13 trang 55 Vở thực hành KHTN 8Nêu quan điểm của em về ý kiến: “Nghiện game online gây hại cho hệ thần kinh và các giác quan”.

Lời giải:

Đống ý với ý kiến trên. Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hệ thần kinh và các giác quan của người chơi như: não bộ bị kích thích, căng thẳng liên tục và hoàn toàn không có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn dẫn đến nguy cơ bị stress và trầm cảm tăng lên đáng kể; rối loạn giấc ngủ; mắt nhìn màn hình lâu sẽ dẫn tới bị cận thị hay viễn thị; đeo tai nghe liên tục dẫn tới chứng ù tai, lãng tai;…

Bài 37.14 trang 55 Vở thực hành KHTN 8Nhiều người có thói quen đeo tai nghe để nghe nhạc với âm lượng lớn trong gian dài, thậm chí cả khi đi ngủ. Đây là thói quen rất có hại. Bằng những kiến thức đã học, em hãy giải thích cho mọi người hiểu những tác hại của việc làm trên.

Lời giải:

Đeo tai nghe để nghe nhạc với âm lượng lớn trong gian dài, thậm chí cả khi đi ngủ dễ bị giảm thính lực vì: Âm thanh với cường độ cao thường xuyên có thể làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai. Khi các tế bào cảm thụ âm thanh bị tổn thương, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc cảm nhận âm thanh bị hạn chế (giảm thính lực).

Xem thêm các bài giải VTH Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 35: Hệ bài tiết ở người

Bài 36: Điều hòa môi trường trong của cơ thể người

Bài 38: Hệ nội tiết ở người

Bài 39: Da và điều hòa thân nhiệt ở người

Bài 40: Sinh sản ở người

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hệ thần kinh và các giác quan ở người (VTH)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!