Viêm đường mật cấp tính: Dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị

Viêm đường mật cấp tính là bệnh lý nhiễm trùng đường mật với các triệu chứng như sốt, vàng da và đau bụng. Nó là một bệnh nguy hiểm, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để tránh gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, điều trị viêm đường mật đã đạt được nhiều thành tựu nhờ vào các tiến bộ trong y học.

Sự tắc nghẽn đường dẫn mật

Mật giúp phân giải chất béo trong thức ăn thành các phân tử nhỏ hơn để cơ thể hấp thu. Nó được tạo ra từ gan, đi qua ống dẫn mật đến túi mật và lưu trữ cho lúc cần thiết. Sau bữa ăn, đặc biệt là bữa ăn nhiều chất béo, mật được giải phóng qua ống mật chủ và đổ vào tá tràng.

Một số nguyên nhân như sỏi mật, khối u chèn ép,… có thể gây chít hẹp hoặc bít tắc hoàn toàn đường mật. Sỏi mật thường gặp ở phụ nữ, người bị viêm ruột kích thích, bệnh crohn, viêm đường mật xơ cứng và HIV/AIDS.

Ống mật bị tắc nghẽn là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, bệnh nhân sau đặt stent cũng có nguy cơ bị viêm đường mật. 

Các yếu tố nguy cơ

Người mới nội soi mật tuỵ ngược dòng có nguy cơ bị viêm đường mật. Nguồn ảnh: Hopkinsmedicine.orgNgười mới nội soi mật tuỵ ngược dòng có nguy cơ bị viêm đường mật. Nguồn ảnh: Hopkinsmedicine.org

Người có các yếu tố sau có nguy cơ cao mắc viêm đường mật:

  • Tiền sử sỏi mật
  • Viêm đường mật xơ cứng
  • Du lịch đến các vùng thường xuyên xảy ra bệnh nhiễm khuẩn
  • Nội soi mật tuỵ ngược dòng hay đặt stent gần đây

Video Viêm đường mâth do sỏi & điều trị 

Triệu chứng của viêm đường mật

Đau vùng hạ sườn phải thường là dấu hiệu của bệnh lý đường mật. Nguồn ảnh: Gomedii.comĐau vùng hạ sườn phải thường là dấu hiệu của bệnh lý đường mật. Nguồn ảnh: Gomedii.com

Các triệu chứng của viêm đường mật cấp tương tự như sỏi mật, chúng bao gồm:

  • Đau lưng
  • Ớn lạnh
  • Phân, nước tiểu sẫm màu
  • Sốt
  • Vàng da, vàng mắt
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau dưới xương bả vai
  • Đau buốt hoặc âm ỉ vùng hạ sườn phải hoặc vùng rốn

Chẩn đoán viêm đường mật

Phát hiện sớm viêm đường mật có ý nghĩa rất lớn với việc điều trị. Sau đây là một số phương pháp cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm máu

Chỉ riêng xét nghiệm máu sẽ không chẩn đoán được nhiễm trùng đường mật, tuy nhiên chứng có thể gợi ý về nguyên nhân gây bệnh. Các xét nghiệm máu bao gồm:

  • Xét nghiệm chức năng gan 
  • Số lượng bạch cầu

Siêu âm ổ bụng

Siêu âm có thể phát hiện được sỏi hoặc tắc nghẽn đường mật. Nguồn ảnh: Amboss.comSiêu âm có thể phát hiện được sỏi hoặc tắc nghẽn đường mật. Nguồn ảnh: Amboss.com

Siêu âm sử dụng sóng âm thanh để đánh giá các cấu trúc bên trong cơ thể. Nó có thể phát hiện được sỏi hoặc tắc nghẽn ống mật.

Nội soi mật tuỵ ngược dòng

Phương pháp này sử dụng một ống nội soi mềm đi theo đường tiêu hóa đến mật. Sau đó, các bác sĩ có thể lấy một mẫu dịch mật để nuôi cấy tìm vi khuẩn gây bệnh. Nội soi cũng được sử dụng để loại bỏ sỏi mật hoặc điều trị một các dạng tắc nghẽn đường mật khác. 

Chụp cộng hưởng từ mật tuỵ

Đây là một phương pháp không xâm lấn, cho hình ảnh rõ ràng về tuyến tụy, túi mật và đường mật. Bất kỳ sự tắc nghẽn nào cũng có thể nhìn thấy được trên phim.

Chụp đường mật qua da

Đây cũng là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra đường mật. Sự khác biệt là các bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang trước khi chụp phim khảo sát. 

Điều trị viêm đường mật

Sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp đơn giản nhất để điều trị viêm đường mật. Nguồn ảnh: Medicalpractice.comSử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp đơn giản nhất để điều trị viêm đường mật. Nguồn ảnh: Medicalpractice.com

Bệnh nhân cần được điều trị sớm, ngay khi phát hiện bị viêm đường mật. Các biện pháp điều trị bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.
  • Loại bỏ sỏi hoặc cắt bỏ túi mật nếu có sỏi
  • Đặt stent
  • Phẫu thuật cắt bỏ khối u

Biến chứng của viêm đường mật

Viêm đường mật không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, suy đa tạng và dẫn đến tử vong. Do đó, bạn cần đến khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của bệnh.

Phòng bệnh

Tập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Nguồn ảnh: 1lifeblog.comTập thể dục thường xuyên làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Nguồn ảnh: 1lifeblog.com

Hầu hết các trường hợp viêm đường mật đều do sỏi làm tắc nghẽn ống dẫn mật. Do đó, để phòng bệnh, bạn cần thực hiện các cách làm giảm hình thành sỏi như:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh với lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan phù hợp
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Không hút thuốc lá

Đối với viêm đường mật do các can thiệp điều trị, bạn có thể dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tổng kết

Viêm đường mật cấp tính là một bệnh lý có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trong khi đó, người được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ có tỉ lệ khỏi bệnh rất cao. Vì vậy, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, vàng da và sốt. 

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!