Bạn có thể quan sát những ví dụ thực tế về trí tuệ cảm xúc diễn ra xung quanh mỗi ngày. Thậm chí chính bạn cũng đang sử dụng trí tuệ cảm xúc để điều hướng các tình huống và quan hệ hàng ngày mà không hề nhận ra. Ví dụ, một đồng nghiệp bị sếp khiển trách có thể muốn chia sẻ cảm xúc với bạn. Bạn lắng nghe một cách thấu cảm, sau đó giải thích một cách khách quan những lý do có thể khiến sếp tức giận và tư vấn cho đồng nghiệp của bạn cách tránh điều này trong tương lai. Và bạn làm tất cả những điều này mà không làm mất lòng hoặc xúc phạm đồng nghiệp. Đây là ví dụ kinh điển về việc sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc.
Hàng ngày, vô số người sử dụng sự đồng cảm và thấu hiểu để xử lý các tương tác xã hội tại nơi làm việc. Ví dụ, trong cuộc họp tại văn phòng, khi một người nói, những người khác sẽ lắng nghe. Điều thường gặp này là ví dụ của hoạt động trí tuệ cảm xúc tại nơi làm việc. Tất nhiên, sẽ luôn có một số người ảnh hưởng tới những người khác, nhưng ở đây chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào các ví dụ về trí tuệ cảm xúc được sử dụng để tăng cường tương tác xã hội.
Video Trí tuệ cảm xúc - Thạc sĩ Lê Thẩm Dương
Ví dụ thực tế của trí tuệ cảm xúc
Câu chuyện khoa học đằng sau trí tuệ cảm xúc là gì? Daniel Goleman, chuyên gia hàng đầu về trí tuệ cảm xúc (emotional quotient- EQ), chia EQ thành 5 thành phần chính. Đó là nhận thức về bản thân, tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm và các kỹ năng xã hội.
Theo Goleman, năm thành phần này đóng vai trò quan trọng để tạo nên một nhà lãnh đạo thành công. Có nhiều ví dụ khác nhau cho thấy các nhà lãnh đạo sử dụng trí tuệ cảm xúc để định hướng hành động.
- Các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng và không ngại đưa ra những quyết định khó khăn nhằm giải quyết vấn đề đạt được mục tiêu.
- Các nhà lãnh đạo thường tự tin, trung thực, thẳng thắn và tự giác.
- Các nhà lãnh đạo dễ gần và xuất sắc trong giao tiếp.
- Các nhà lãnh đạo đồng cảm với người khác, thậm chí có thể ảnh hưởng đến ý kiến và hành động của người khác.
Chúng ta hãy xem xét vai trò của trí tuệ cảm xúc trong các lĩnh vực cuộc sống
Trong cuộc sống hàng ngày
Các nhà lãnh đạo thành công không quên những thiếu sót của họ. Tuy nhiên, họ luôn có động lực để cải thiện mỗi ngày.
Khi bạn bướng bỉnh, không sẵn sàng chấp nhận khuyết điểm hay nỗ lực hoàn thiện bản thân, liệu bạn có thể thành công được hay không? Để trở thành một nhà lãnh đạo thành công, bạn cần phát triển khả năng tự nhận thức để nhận ra và khắc phục những điểm yếu của mình.
Ngược lại, bạn có muốn thúc đẩy một người không biết tự nhận thức bản thân và dễ phản kháng trước những phản hồi và đề xuất để cải thiện không? Đối tượng này sẽ không phát triển, khó có thể trở thành nhà lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo là những người tập trung phát triển cá nhân, đạt được các kỹ năng mới và trao quyền cho người khác bằng cách giao nhiệm vụ và trách nhiệm. Những công việc này của nhà lãnh đạo là ví dụ về trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Ở nơi làm việc
Một nhà lãnh đạo thực sự là khi biết đặt công việc và mục tiêu công việc lên trên trong đó đã bao gồm lợi ích và sự thoải mái cá nhân. Nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ xây dựng mối quan hệ bền chặt với hội đồng quản trị, đối tác, các bên liên quan khác, thậm chí cả các đối thủ khác trong ngành.
Khi nói 'nhà lãnh đạo' tức là chúng ta đang nói về một người có thể nhìn thấy bức tranh toàn cảnh, chia sẻ tầm nhìn này với tập thể và thúc đẩy khả năng của tập thể để đạt được tầm nhìn đó.
Các nhà lãnh đạo có tầm nhìn không cần sự thúc đẩy từ bên ngoài cũng như khó có thể thay đổi quyết định một khi họ đã xác định mục tiêu cần làm. Một nhà lãnh đạo tuyệt vời là người có thể vạch ra vị trí của từng thành viên trong nhóm trong một kế hoạch lớn. Họ đánh giá cao vai trò của cấp dưới trong việc chèo lái tổ chức đi đến thành công.
Những điều kể trên là ví dụ về trí tuệ cảm xúc của người lãnh đạo.
Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn có thể rèn luyện bằng cách trau dồi khả năng xác định tầm nhìn, động viên người khác, trách nhiệm giải trình cùng các kỹ năng xã hội.
Trong vai trò lãnh đạo
Nhà lãnh đạo không bao giờ là một con sói đơn độc. Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo nếu bạn có sự hỗ trợ của những người khác. Trên thực tế, liệu có thể trở thành nhà lãnh đạo mà không cần người hỗ trợ hay không?
Câu trả lời là không.
Các nhà lãnh đạo thể hiện những kỹ năng tuyệt vời dựa trên trí tuệ cảm xúc cao. Điều này giúp họ có được những người theo dõi, ủng hộ. Họ có khả năng đồng cảm, có thể đọc được suy nghĩ, cảm xúc của người khác để đưa ra những phản ứng phù hợp.
Ngay cả khi tập trung đạt được các mục tiêu công việc, họ cũng không bao giờ quên đồng nghiệp và cấp dưới của mình, luôn tôn trọng và khẳng định họ. Điều này giúp xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp dưới.
Kết luận
Bạn không nên trở thành người máy hoặc để cảm xúc lấn át lý trí tại nơi làm việc. Trên thực tế, để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần phải là một người thành thạo các kỹ năng phát triển trí tuệ cảm xúc.
Hãy nhớ rằng, bạn cần điều khiển cảm xúc của mình để thúc đẩy mọi thứ và mọi người tiến lên, thay vì tự mình cuốn đi. Là một nhà lãnh đạo, bạn cần không ngừng theo đuổi việc hoàn thiện bản thân và khai thác tiềm năng của đồng nghiệp để đạt được những mục tiêu lớn.
Xem thêm: