Đề bài: Nghị luận về vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay
Dàn ý: Nghị luận về vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Nhiều học sinh bắt đầu hình thành những tính cách xấu, không đúng với chuẩn mực đạo đức như: nói dối, gian lận, nói tục chửi bậy, vô lễ, đánh nhau, thậm chí là vi phạm pháp luật,…
Vấn đề sa sút đạo được được biểu hiện dưới nhiều hình thức với những mức độ khác nhau ở nhiều trang lứa học sinh.
b. Nguyên nhân
Chủ quan: do ý thức của mỗi người học sinh còn kém, chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách đạo đức, do tuổi trẻ háu thắng muốn thể hiện bản thân mình hơn người,…
Khách quan: do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em của mình; do sự lỏng lẻo trong quản lí, giáo dục của nhà trường, do ảnh hưởng của môi trường xung quanh,…
c. Hậu quả
Các em học sinh ngày càng đi xuống về đạo đức dẫn đến những hành động sai lệch từ đó ảnh hưởng đến tương lai.
Gây mất đoàn kết trong tập thể, làm ảnh hưởng đến những con người có lối sống và suy nghĩ tích cực trong môi trường đó.
Tạo ra một môi trường theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh sau này.
d. Giải pháp
Mỗi cá nhân học sinh cần tự rèn luyện, tu dưỡng cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, có suy nghĩ và hành động đúng đắn, chuẩn mực.
Gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, dạy dỗ chúng những điều hay lẽ phải và cách làm người.
Nhà trường cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời có những hình thức xử lí kỉ luật nghiêm khắc đối với những học sinh có đạo đức kém.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay.
Rút ra bài học, liên hệ thực tiễn đến bản thân mình.
Một số bài văn mẫu hay
Mẫu 1
Hiện nay, khi xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cũng là lúc có nhiều vấn đề nổi cộm nổ ra nhận được sự quan tâm của toàn dư luận. Một trong số đó phải kể đến vấn đề sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay.
Một hiện trạng dễ dàng nhận thấy đó là các bạn học sinh bắt đầu hình thành những tính cách xấu, không đúng với chuẩn mực đạo đức như: nói dối, gian lận, nói tục chửi bậy, vô lễ, đánh nhau, thậm chí là vi phạm pháp luật,… Vấn đề sa sút đạo được được biểu hiện dưới nhiều hình thức với những mức độ khác nhau ở nhiều trang lứa học sinh.
Nguyên nhân của thực trạng này đầu tiên phải kể đến là do ý thức chủ quan của mỗi người học sinh còn kém, các bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc hình thành nhân cách đạo đức đối với bản thân mình. Bên cạnh đó còn là do tuổi trẻ háu thắng muốn thể hiện bản thân mình hơn người,… Nguyên nhân khách quan là do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục con em của mình; do sự lỏng lẻo trong quản lí, giáo dục của nhà trường, do ảnh hưởng của môi trường xung quanh,…
Hậu quả của việc sa sút đạo đức để lại cho các bạn học sinh là vô cùng to lớn: Các bạn học sinh ngày càng đi xuống về đạo đức dẫn đến những hành động sai lệch từ đó ảnh hưởng đến tương lai. Một hậu quả nữa phải kể đến là việc gây mất đoàn kết trong tập thể, làm ảnh hưởng đến những con người có lối sống và suy nghĩ tích cực trong môi trường đó. Bên cạnh đó, vấn đề sa sút đạo đức còn tạo ra một môi trường theo chiều hướng tiêu cực ảnh hưởng đến những thế hệ học sinh sau này.
Để khắc phục tình trạng gian lận trong thi cử, trước hết, mỗi cá nhân học sinh cần tự rèn luyện, tu dưỡng cho mình những đức tính, phẩm chất tốt đẹp, có suy nghĩ và hành động đúng đắn, chuẩn mực. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em của mình nhiều hơn, dạy dỗ chúng những điều hay lẽ phải và cách làm người. Ngoài ra, nhà trường cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh đồng thời có những hình thức xử lí kỉ luật nghiêm khắc đối với những học sinh có đạo đức kém.
Mỗi người một hành động nhỏ nhưng cùng chung tay với sẽ tạo ra ý nghĩa lớn, lan tỏa được thông điệp lớn lao. Để đẩy lùi hiện tượng sa sút đạo đức ở học sinh hiện nay, chúng ta cần chung tay xây dựng một thói quen học tập thật tốt và rèn luyện đức tính trung thực cho bản thân để trở thành một người chủ nhân thực thụ của đất nước.
Mẫu 2
Đạo đức là vẻ đẹp đầu tiên của con người. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh gặp nhiều khó khăn. Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Đạo là đạo lí, là những nguyên tắc ứng xử được xã hội quy định, quy ước và cam kết thực hiện. Đức là đức tính, là phẩm chất tốt đẹp của con người. Đạo đức có nghĩa là những đức tính tốt đẹp phù hợp với đạo lí làm người được xã hội quy định và tôn trọng.
Có thể thấy, khi các nguyên tắc ứng xử trong xã hội cũ bị xóa bỏ, các chuẩn mực đạo đức chưa kịp hình thành làm cho một bộ phận giới trẻ lúng túng khi rèn luyện mình. Họ hoang mang không biết như thế nào là đúng, là phù hợp chuẩn mực.
Một hiện trạng dễ thấy đó là đạo đức học sinh đang trên đà suy thoái trầm trọng. Học sinh ngày càng trở nên thiếu lễ độ với người khác. Hiện tượng học sinh bỏ học, đánh nhau, nói tục chửi thề, ngang ngược, bướng bỉnh, vi phạm pháp luật,… trở nên phổ biến. Dù nhà trường, gia đình, xã hội đã vận dụng nhiều biện pháp giáo dục, tuyên truyền, vận động song không mang lại hiệu quả.
Hành vi xấu của học sinh có xu hướng lan nhanh trong các trường học. Số học sinh vi phạm kỉ luật nhà trường ngày càng tăng. Số vụ vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh có xu hướng tăng cao. Giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, ý thức trách nhiệm trong thời đại mới cho học sinh trở thành vấn đề quan tâm của toàn xã hội.
Trước hết là do sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường làm đảo lộn nhận thức của con người về các giá trị sống. Con người chạy theo lối sống thời thượng, đề cao vật chất, xem thường đạo đức và các giá trị nhân văn. Áp lực công việc từ cuộc sống khiến cho con người không còn thân thiện nữa. Tất cả ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống và nhận thức của mỗi học sinh.
Do ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang trên đà nở rộ. Sự mở cửa kinh tế đất nước tạo cơ hội xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai vốn không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Điều đó, tạo nên các trào lưu lệch chuẩn, gây ảnh hưởng đến nhận thức và đạo đức học sinh.
Chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh thiếu hiệu quả, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển nhân cách con người trong thời đại mới. Gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống cho con em. Ông bà, cha mẹ thiếu gương mẫu. Văn hóa gia đình không được đề cao.
Xã hội thiếu định hướng đúng đắn, thiếu nghiêm khắc với những hiện tượng lệch chuẩn, tha hóa nhân cách ở giới trẻ. Các hành vi lệch lạc, thiếu lễ độ không được nhắc nhở. Con người thờ ơ, vô cảm. Những hành vi nghiêm túc bị đem ra trêu đùa. Lối sống văn hóa chuẩn mực dần dần mất đi ý nghĩa.
Nhà trước chưa có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các luồng văn hóa. Sự chậm trễ ấy đã để cho những sản phẩm văn hóa có tính chất đồi trụy, bạo lực, lệch lạc ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của học sinh và giới trẻ, khiến họ bắt chước một cách mù quáng, sai lầm. Tệ nạn xã hội có xu hướng xâm nhập sâu hơn vào nhà trường.
Học sinh ngày càng hư hỏng, suy thoái đạo đức nghiêm trọng. Các giá trị văn hóa, chuẩn mực đạo đức truyền thống không còn được tôn trọng, đề cao. Kết quả học tập kém, chất lượng giáo dục suy giảm.
Học sinh mất định hướng trong học tập. Nhiều học sinh thiếu lí tưởng sống, sa đà vào tệ nạn xã hội. Gia đình lo lắng trước tình hình phát triển lệch chuẩn gia tăng của con em mình. Xã hội bất lực trước hiện tượng suy thoái đạo đức ở giới trẻ. Giá trị đạo đức trong xã hội xuống cấp trầm trọng.
Do suy thoái về đạo đức khiến của một số học sinh khiến cho môi trường học tập có nhiều xáo trộn. Ngày càng có nhiều học sinh vô lễ với thầy cô. Hiện tượng học sinh đánh nhau là chuyện bình thường. Học sinh xúc phạm hay đe dọa thầy cô giáo diễn ra phổ biến. Vai trò của người thầy trong xã hội bị phai nhạt. Truyền thống tôn sư trọng đạo cũng mất dần ý nghĩa và sự tôn nghiêm.
Sự suy thoái đạo đức của học sinh không những diễn ra theo chiều rộng mà còn cả ở chiều sâu. Học sinh hoang mang không biết như thế nào mới đúng chuẩn mực, đúng đạo lí. Sự bất thường ấy lại đáng lo ngại hơn khi mọi người đều cho rằng điều đó là bình thường.
Trước hết cần tăng cường hơn nữa việc giáo dục đạo đức, nhân cách nhân phẩm học sinh theo định hướng mới, đúng đắn và hiệu quả. Giáo dục phải đúng cách, đúng đối tượng. Giáo dục những gì cần thiết chứ không giáo dục tràn lan, kém hiệu quả.
Tăng cường kỉ luật trong nhà trường và ngoài xã hội. Nghiêm khắc với những hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Giáo dục phải giúp học sinh nhận thức sai lầm và cải thiện bản thân mình. Kết hợp giáo dục và kỉ luật để dần định hình các giá trị đạo đức ở con người. Đến khi con người có thể tự giác rèn luyện mình thì giáo dục và kiện toàn các phẩm chất.
Đề cao các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và ngoài xã hội. Kiên quyết trấn áp, loại bỏ cái xấu, cái lệch lạc, sai lầm ra khỏi trường học và xã hội. Xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh và tiến bộ. Người lớn gương mẫu làm gương sáng cho học sinh noi theo. Một xã hội tốt đẹp là một xã hội trong sạch, lành mạnh. Ở đó, mọi người được tôn trọng và yêu thương.
Tạo nhiều sân chơi bổ ích có tính giáo dục cao, thu hút học sinh tham gia. Xã hội phải giúp học sinh tìm thấy được ý nghĩa của các giá trị đạo đức truyền thống. Khi học sinh được quan tâm và tôn trọng sẽ tự rèn luyện mình theo chuẩn mực tốt đẹp.
Nhà nước quản lí chặt chẽ các trào lưu văn hóa lệch lạc. Cần kiên quyết loại bỏ các văn hóa phẩm có ảnh hưởng tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh. Tạo một môi trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn và tiến bộ.
Một xã hội phát triển là một xã hội ở đó có nhiều người tốt, đạo đức được đề cao, con người sống bằng tình thương, lòng nhân ái. Dù có cứng rắn trong hành động giáo dục đạo đức, giúp học sinh tiến bộ song phải xuất phát từ tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha vì con người. Có làm được như vậy chúng ta mới tin rằng những học sinh hư hỏng sẽ nhận ra lỗi lầm, tự thay đổi mình. Khi các giá trị đạo đức đã định hình, học sinh sẽ tìm thấy động lực học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội.
Mẫu 3
Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.
Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn. Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.
Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lí, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.
Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường... tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo... như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,... rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.
Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.
Bác Hồ từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Vì vậy, chúng ta - những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Mẫu 4
Đạo đức, tác phong của học sinh có thể nói là vấn đề nóng bỏng trong xã hội ngày nay. Hiện nay vài bộ phận học sinh suy thoái về đạo đức và tác phong, làm mất ddi vẻ đẹp học đường. Một hiện trạng dễ thấy đó là học sinh thiếu nghiêm túc trong việc tiếp thu kiến thức, hành vi có tính chất nổi loạn, hay treeu chọc nhau và gây ra xích mích vô cớ. Hiện tượng bạo lực học đường, nói tục, chửi thể, trang phục phản cảm không ngừng gia tăng.
Đạo đức là các hành vi chuẩn mực khi giao tiếp và về hành vi ứng xử được con người quy ước thành nguyên tắc giao tiếp trong xã hội. Đạo đức của con người được biểu hiện qua những hành động, lối sống, làm việc và vẻ tâm hồn của con người.
Tác phong là hành vi ứng xử của con người trong công việc và trong giao tiếp xã hội. Tác phong là nề nếp, cách thức, phong thái, lề lối là nề nếp ổn định của con người được thể hiện được thể hiện trong tất cả các hoạt động như học tập, làm việc của học sinh và con người hiện nay.
Vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay đã bước đến trình độ suy thái trầm trong. Có thể nói học sinh hiện nay thua xa trước kia, không còn biết lễ độ với người lớn, ngang bước, không còn biết tôn trọng bạn bè, giáo viên, người lớn tuổi.
Học sinh hiện nay có những thành phần như hay nói tục, chửi thề, sử dụng ngôn ngữ tùy tiện trong giao tiếp. Lại có nhiều học sinh có lối ăn mặc thô lỗ, đua đòi với những thứ hiện đại như quần áo, điện thoại,…. Thích làm nổi bật với những hành vi lố bịch, kịch cỡm. Làm những hành vi như xăm mình, ngôn phong thái quá, nhuộm tóc nhiều màu, cắt tóc kiểu gangster,….
Theo tác phong của học sinh hiện nay, tình trạng đánh nhau không có gì lạ thường, bạo lức học đường có thể gọi là những hành vi trầm trọng trong thời đại hiện nay, cần được xét xử thỏa đáng những người có hành vi bao lực học đường. Hầu hết những lí do khiến nhiều học sinh gây rối trật tực, đánh nhau đều từ những hành vi như: cãi nhau, nhìn đểu, thấy ghét, khiêu khích, ghen tuông, thích làm anh chị,…
Theo quy định của nhà trường, học sinh không được nhuộm tóc, cắt tóc kiểu gangster, mang giày không đúng quy định,… Nhưng vẫn nhiều học sinh vẫn cố ý làm trái những quy định của nhà trường, vẫn có nhiều học sinh còn cãi lại với giám thị. Mặc áo xộc xệch, nhuộm tóc,.. còn khá phổ biến với học sinh hiện nay. Kể cả những học sinh nữ, còn son mỗi, mang cả túi xách, áo dài vắt tà ngang, trang phục không đúng quy định.
Hiện tượng học sinh mang điện thoại vào lớp, trốn học, bỏ tiết, hút thuốc lá trong trường học vẫn là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lí.
Mẫu 5
Trong thời kỳ xã hội đang phát triển với sự gia tăng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, không thể không nhắc đến các vấn đề đang nổi lên và thu hút sự quan tâm rộng rãi. Trong số những vấn đề này, chúng ta không thể bỏ qua tình trạng suy thoái đạo đức ở học sinh hiện nay.
Một hiện tượng rõ ràng là học sinh đang phát triển các đặc điểm tiêu cực, không tương xứng với chuẩn đạo đức, như nói dối, gian lận, sử dụng ngôn ngữ thô tục, thiếu lễ phép, xung đột và thậm chí là vi phạm pháp luật. Tình trạng suy thoái đạo đức hiện diện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau ở các tầng lớp học sinh.
Nguyên nhân đầu tiên của tình trạng này phải liên quan đến ý thức chủ quan của học sinh, khi họ chưa thực sự nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức và phẩm chất cho bản thân mình. Ngoài ra, áp lực từ tuổi trẻ khiến họ muốn thể hiện bản thân mình hơn người khác. Còn nguyên nhân khách quan thì có thể bắt nguồn từ sự thiếu quan tâm và hướng dẫn của gia đình, sự lỏng lẻo trong việc quản lý và giáo dục của trường học, và tác động của môi trường xung quanh.
Hậu quả của sự suy thoái đạo đức này đối với học sinh là rất lớn: họ dần mất đi đạo đức, dẫn đến hành vi sai trái và ảnh hưởng đến tương lai của họ. Hơn nữa, nó có thể gây mất đoàn kết trong cộng đồng học sinh và tác động đến những người có lối sống tích cực và tư duy lương thiện trong môi trường đó. Ngoài ra, tình trạng suy thoái đạo đức còn tạo ra môi trường tiêu cực, ảnh hưởng đến thế hệ học sinh sau này.
Để giải quyết vấn đề gian lận trong kỳ thi, mỗi học sinh cần tự rèn luyện và xây dựng những phẩm chất tốt đẹp, cùng với suy nghĩ và hành động đúng đắn và đạo đức. Gia đình cần quan tâm hơn đến con cái và truyền đạt cho họ những giá trị đúng đắn và cách làm người. Hơn nữa, trường học cần áp dụng những biện pháp giáo dục hiệu quả hơn, cùng với việc thực hiện kỷ luật nghiêm ngặt đối với những học sinh có vấn đề đạo đức.
Mỗi hành động nhỏ của mỗi người có thể tạo ra sự thay đổi lớn và lan tỏa thông điệp quan trọng. Để đối mặt với tình trạng suy thoái đạo đức ở học sinh, chúng ta cần hợp tác để xây dựng thói quen học tập tốt và xây dựng đạo đức trung thực cho bản thân, để trở thành những công dân chân chính của đất nước.
Mẫu 6
Đạo đức, một tầm vóc tinh thần đầu tiên của con người, đã được Hồ Chí Minh nhắc đến với câu nói đầy sâu sắc: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó." Nhưng trong thế kỷ hiện nay, việc truyền dạy đạo đức cho học sinh đã gặp phải nhiều thách thức đáng kể. Có một sự suy thoái nghiêm trọng trong đạo đức của học sinh, và đây đã gây ra nhiều lo ngại trong xã hội.
Đạo đức không chỉ đơn giản là việc tuân thủ các quy tắc xã hội và cam kết thực hiện chúng. Đạo đức còn liên quan đến những phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó đòi hỏi chúng ta phải có những đức tính tốt đẹp, phù hợp với các nguyên tắc và quy định xã hội.
Tuy nhiên, hiện nay, các quy tắc ứng xử truyền thống đã mất đi, khiến cho một phần của giới trẻ cảm thấy bối rối trong quá trình tự hoàn thiện bản thân. Họ không biết phải làm thế nào để tuân theo các chuẩn mực đạo đức, vì các chuẩn mực này chưa được hình thành rõ ràng.
Một trong những biểu hiện rõ ràng của suy thoái đạo đức là học sinh ngày càng thiếu lễ độ và tôn trọng đối với người khác. Hành vi bỏ học, đánh nhau, nói tục, ngang ngược, và vi phạm pháp luật trở nên phổ biến. Mặ despite những nỗ lực giáo dục và tuyên truyền từ nhà trường, gia đình và xã hội, vẫn chưa thể đảm bảo mức độ hiệu quả cần thiết.
Hành vi xấu của học sinh lan truyền nhanh chóng trong các trường học, và số lượng vi phạm kỷ luật tăng lên. Học sinh vi phạm pháp luật trong lứa tuổi học sinh cũng đang gia tăng. Giáo dục đạo đức, nhân cách, và ý thức trách nhiệm đang trở thành một vấn đề quan trọng trong xã hội ngày nay.
Có một số nguyên nhân gây ra suy thoái đạo đức này. Thứ nhất, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế thị trường đã làm thay đổi giá trị sống của con người. Con người thường theo đuổi cuộc sống thượng lưng, tập trung vào vật chất, và ít quan tâm đến đạo đức và giá trị nhân văn. Công việc và áp lực cuộc sống đã khiến cho con người trở nên ít thân thiện hơn.
Thứ hai, ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa đang nở rộ đang tạo ra một môi trường không phù hợp cho giới trẻ. Sự mở cửa kinh tế đã đưa vào nền văn hóa nhiều yếu tố không phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Điều này dẫn đến sự nảy sinh của các trào lưu và hành vi không đúng chuẩn, gây ảnh hưởng đến đạo đức của học sinh.
Chương trình giáo dục đạo đức hiện tại không còn phù hợp với yêu cầu phát triển con người trong thời đại mới. Gia đình cũng thường bỏ qua việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, và lối sống cho con cái. Truyền thống tôn sư trọng đạo đang mất đi ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Xã hội cũng thiếu sự định hướng và nghiêm khắc đối với các hiện tượng không đúng chuẩn, và thậm chí tha hóa những hành vi không đúng chuẩn ở giới trẻ.
Sự suy thoái đạo đức không chỉ xảy ra ở chiều rộng, mà còn ở chiều sâu. Học sinh ngày càng hoang mang và không biết đâu mới là chuẩn mực, đạo đức, khi mà hầu như mọi người đều cho rằng các hành vi sai trái là bình thường.
Để giải quyết vấn đề này, cần tăng cường việc giáo dục đạo đức, nhân cách, và nhân phẩm theo hướng mới, đúng đắn, và hiệu quả. Giáo dục cần phải được thực hiện đúng cách và đối tượng cụ thể. Phải tăng cường kỷ luật trong nhà trường và xã hội, đặc biệt đối với các hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật. Học sinh cần được giúp đỡ nhận thức sai lầm của mình và cải thiện bản thân. Cần kết hợp giáo dục và kỷ luật để hình thành các giá trị đạo đức ở con người.
Ngoài ra, cần đặt ra và thúc đẩy các chuẩn mực tốt đẹp trong nhà trường và xã hội. Cần loại bỏ các hành vi không đúng chuẩn, sai trái, và lệch lạc khỏi môi trường học tập và xã hội. Cần xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh và tiến bộ, và người lớn cần trở thành gương mẫu cho học sinh. Chúng ta cần xây dựng một xã hội trong sạch, lành mạnh, và nhân văn, nơi mọi người được tôn trọng và yêu thương.
Ngoài ra, cần tạo nhiều sân chơi bổ ích và giáo dục cao cấp để thu hút sự quan tâm và tham gia của học sinh. Xã hội cần giúp học sinh hiểu được giá trị của các giá trị đạo đức truyền thống, và khi họ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng, họ sẽ tự nguyện tuân thủ các chuẩn mực tốt đẹp.
Cuối cùng, nhà nước cần có vai trò mạnh mẽ trong việc quản lí các trào lưu văn hóa. Cần loại bỏ các sản phẩm văn hóa tiêu cực đối với nhận thức và đạo đức học sinh. Chúng ta cần xây dựng một môi trường trong sạch, vững mạnh, nhân văn, và tiến bộ.
Chúng ta cần tạo ra một xã hội phát triển, nơi giá trị đạo đức được đặt lên trên hết, và con người sống bằng tình thương và lòng nhân ái. Để làm được điều này, chúng ta cần có sự đối xử công bằng trong việc giáo dục đạo đức, giúp học sinh hiểu và cảm nhận giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng cần có lòng bao dung, độ lượng, và vị tha khi đối xử với học sinh. Chỉ khi chúng ta thực hiện điều này, chúng ta mới có hy vọng rằng những học sinh suy thoái đạo đức có thể nhận ra sai lầm và tự thay đổi mình, trở thành người hữu ích cho xã hội.
Mẫu 7
Hiện nay, đạo đức và tác phong của học sinh đang trở thành một vấn đề cực kỳ quan trọng trong xã hội. Tình trạng suy thoái về đạo đức và tác phong ở một số học sinh đã đẩy mất đi sự thanh lịch của môi trường học tập. Một số hiện tượng rõ ràng bao gồm học sinh không đặt sự nghiêm túc vào việc tiếp thu kiến thức, thái độ xem thường và tạo ra những hành vi xung đột không cần thiết. Tình trạng bạo lực trong học đường, sử dụng ngôn ngữ thô tục, chửi bậy, và việc lựa chọn trang phục gợi cảm liên tục gia tăng.
Đạo đức là tập hợp các quy tắc giao tiếp và ứng xử chuẩn mực được người ta thừa nhận là cách tương tác xã hội. Đạo đức của con người được thể hiện qua hành động, cách sống, làm việc và tâm hồn.
Tác phong là cách con người thể hiện hành vi của họ trong công việc và trong xã hội. Nó bao gồm cách tỏ ra lịch lãm, phong cách, thái độ và lối sống ổn định trong mọi hoạt động, bao gồm cả học tập và công việc.
Vấn đề về đạo đức của học sinh hiện nay đã đi vào mức độ suy thoái trầm trọng. Họ thường thiếu sự kính trọng đối với người lớn, không còn biết đối xử tôn trọng với bạn bè và giáo viên.
Một số học sinh sử dụng ngôn ngữ thô tục, chửi bậy trong giao tiếp và thường xuyên thể hiện lối sống thô lỗ, thể hiện sự ham muốn vượt trội thông qua việc mua sắm thái quá và theo đuổi các xu hướng thời trang. Họ thích tỏ ra nổi bật bằng những hành vi phô trương và thường những biểu hiện rất đặc biệt như xăm hình, thay đổi phong cách tóc đột ngột và cách ăn mặc thể hiện phong cách gắn liền với thế giới xã hội hoang dã.
Hình ảnh của học sinh hiện nay về tác phong thường đi kèm với những cuộc đánh nhau không phải là hiếm, và tình trạng bạo lực học đường đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại, đòi hỏi việc xử lý nghiêm ngặt đối với những người tham gia vào các hành vi bạo lực học đường. Các xung đột thường bắt nguồn từ sự cãi nhau, sự châm chọc, ghen tức và những hành vi kháng cự.
Trong khi nhà trường có quy định nghiêm ngặt về việc tự tóc và phục trang, vẫn còn học sinh cố ý vi phạm những quy định này, thậm chí còn xô đổ quyền của giám thị. Hình ảnh học sinh nhuộm tóc, cắt tóc kiểu "gangster" và trang phục không tuân theo quy định vẫn phổ biến. Điều này còn bao gồm cả học sinh nữ, người thường sử dụng trang điểm mắt nặng, mang túi xách lớn và mặc áo dài ngắn, không tuân theo quy tắc.
Sự hiện diện của điện thoại di động trong lớp học, việc trốn học, và hút thuốc trong khuôn viên trường học vẫn là những thách thức đối với những người quản lý trường học.
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 30 Bài văn nghị luận về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận về vai trò của sự trải nghiệm đối với tuổi trẻ (2024) SIÊU HAY
TOP 25 Bài văn Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam (2024) SIÊU HAY
TOP 15 Bài văn Thuyết minh về chiếc bánh chưng (2024) SIÊU HAY