Đề bài: Nghị luận về câu nói tôn sư trọng đạo
Dàn ý
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: tôn sư trọng đạo.
2. Thân bài
a. Giải thích.
Tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
Trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có.
b. Phân tích.
Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy.
Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt.
Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người.
c. Chứng minh.
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người học trò yêu quý, tôn trọng thầy cô giáo và nên người, thành đạt để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu thành ngữ "Tôn sư trọng đạo"; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.
Một số bài văn mẫu hay khác
Mẫu 1
Con người Việt Nam ta từ xưa đến nay được biết đến với nhiều đức tính tốt đẹp, truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó chúng ta phải kể đến chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Tôn là sự tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Trọng là coi trọng, tôn trọng; còn đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo mang ý nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta mà bất cứ người học sinh nào cũng cần có. Tôn sự trọng đạo chính là một truyền thống tốt đẹp của đạo học Việt Nam, truyền thống này có từ lâu đời khi có nhu cầu truyền dạy và học tập của con người nhằm mục đích đề cao vai trò, tầm quan trọng của người thầy. Muốn làm thầy thì trước hết phải làm học trò. Một người học trò khi trở thành bậc thầy thì đã có biết bao người thầy đã truyền thụ kiến thức về mọi mặt. Mỗi người học sinh phải tôn trọng chính thầy cô giáo của mình vì đó là một trong những đạo lí cơ bản của việc làm người. Bên cạnh đó có nhiều người học trò không ý thức được vấn đề cần phải tôn trọng, kính trọng, lễ phép với người thầy và coi trọng đạo học mà thầy truyền giảng. Thậm chí có những người hành xử bất lịch sự, thô lỗ với thầy cô giáo đi ngược lại với đạo lí Tôn sư trọng đạo. Mỗi chúng ta muốn trưởng thành thì đều phải trải qua giai đoạn làm người học trò nhỏ và được người thầy dìu dắt. Chính vì thế, ngay từ hôm nay hãy tôn trọng, yêu thương, kính mến với thầy cô giáo của mình để xứng đáng là người học trò có tấm lòng hiếu kính.
Mẫu 2
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tính thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy – trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thây giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân * thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Mẫu 3
Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Tôn sư trọng đạo là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là:"Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy". Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta. Chính vì vậy truyền thống và tôn sư trọng đạo là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn. Và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.
Mẫu 4
“Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” không chỉ là câu nói có ý nghĩa trong xã hội xưa, mà cho đến ngày nay câu nói vẫn còn để lại ý nghĩa sâu sắc. Trong hành trình dài và rộng của mình, mỗi chúng ta đều được gặp gỡ, gắn bó với nhiều người thầy, người thầy nào cũng đều để lại một dấu ấn riêng chiếu rọi vào đời ta những thứ ánh sáng riêng biệt. Thầy là người đã dạy dỗ, truyền tải cho ta biết bao tri thức, văn hóa, lẽ sống, không chỉ vậy, thầy còn là người chắp cánh những ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp cho chúng ta. Mỗi một lời giảng của thầy là cả tâm huyết với nghề, chứa đựng niềm khát khao được chia sẻ kinh nghiệm, vốn sống của mình cho trò, những lời giảng ấy không đơn thuần chỉ là kiến thức học vấn mà còn đem đến niềm tin, tình yêu, nghị lực, lí trí và có những thứ đã trở thành kim chỉ nam để ta theo đuổi trong cuộc đời này. Thật vậy, công lao của thầy to lớn vô ngần, thầy đã hi sinh cả cuộc đời mình cho ta những bài học hay. Bởi vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng, yêu mến thầy cô, sự trân trọng, biết ơn không phải chỉ những hành động lớn, những lời đao to búa lớn mới thể hiện tấm lòng của ta. Đôi khi chỉ một cử chỉ nhỏ như ta luôn chăm học, nghiêm túc nghe giảng cũng là lời tri ân chân thành, sâu sắc nhất của ta. Nhưng đáng buồn thay, lẽ sống đẹp này đang bị mai một dần trong xã hội hiện đại, chúng ta cần phê phán nhiều bạn trẻ có những hành vi thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng và có những phát ngôn không tốt đối với thầy cô. Qua đó, mỗi chúng ta cần rút ra bài học cho mình, cần biết yêu mến quý trọng thầy cô và luôn dưỡng nuôi truyền thống “tôn sư trọng đạo”.
Mẫu 5
Người xưa từng nói: “không thầy đố mày làm nên”. Phía sau một học trò giỏi đều có một người thầy giỏi. Người thầy tuy không thể quyết định toàn bộ sự thành bại của một học trò nhưng là nhân tố quan trọng nhất đối với tri thức của mỗi con người. Tôn sư trọng đạo là phẩm chất cao quý vốn có ở con người. Người biết tôn sư trọng đạo luôn kính trọng, ghi nhớ công ơn người thầy đã dạy dỗ mình nên người, đồng thời đem sự học ấy giúp đời, xây dựng đất nước. Bởi biết quý trọng việc học, họ tích lũy được tri thức nên dễ dàng thành công trong cuộc sống. Ngược lại, người không biết tôn sư trọng đạo không những không thể hoàn thiện nhân cách mà tri thức cũng yếu kém, khó thành công trong cuộc sống này. Biết tôn sư trọng đạo không những thể hiện lòng biết ơn đối với người khác mà còn khẳng định phẩm chất cao đẹp, đạo đức cao quý của con người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi người, giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người. Khẳng định ý nghĩa của tinh thần sống biết tôn sư trọng đạo và truyền thống hiếu học của dân tộc ta, mỗi học sinh phải nỗ lực học tập hết mình, trở thành người hữu ích, mai này đem sức mình xây dựng quê hương, đất nước.
Mẫu 6
“Tôn sư trọng đạo” không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống đã có từ lâu đời này? “Tôn sư” ở đây chỉ sư tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học, “trọng đạo” là coi trọng những chuẩn mực đạo đức, những đạo lý làm người. Con người không ai tự nhiên đạt được thành công mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng thành công, mà họ đều phải trải qua thời gian nỗ lực, cố gắng rất nhiều và người có công to lớn trong việc giúp ta có thêm kiến thức chính là những người thầy luôn âm thầm dõi theo từng bước đi của ta.Vì thế, khi ta đến được con đường vinh quang thì hãy luôn ghi nhớ công ơn của thầy cô và đền đáp lại thật xứng đáng. Không chỉ dừng ở việc ta lễ phép, kính trọng thầy cô mà ta cần thực hiện tốt những lời thầy cô dạy, chăm chỉ rèn luyện để trở thành công dân tốt. Khi đó, không chỉ riêng ta cảm thấy vui mà những người dạy dỗ ta còn vui hơn gấp trăm lần vì họ đã đào tạo được thế hệ tương lai có ích cho xã hội. Dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống, những người thầy, người cô vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất, vậy thì họ rất xứng đáng được mọi người kính trọng và ghi nhớ công ơn. Việt Nam ta đã chọn ngày 20-11 hằng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam, ngày này cũng là dịp để học sinh bày tỏ tình cảm, tấm lòng của mình cho thầy cô. “Tôn sư trọng đạo” là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta, nó còn thể hiện ở việc những người được thế hệ trước truyền nghề dù có đi đến bất kì nơi đâu thì trong sâu thẳm tâm thức của họ đề có sự biết ơn, ghi lòng tạc dạ công lao của các bậc tiền bối – những người sáng lập ra nghề và truyền lại cho họ. Truyền thống quý báu trên cần được quan tâm đặc biệt và để đạt được điều đó thì mỗi người cần chăm chỉ học tập, tu dưỡng đạo đức, luôn sống trọn nghĩa đúng như câu: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”.
Mẫu 7
Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống trên?
Thật vậy, tôn sư trọng đạo quả là một truyền thống vô cùng tốt đẹp. “Tôn sư” là tôn kính những người đã dạy dỗ mình, đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền thống đạo đức quý giá của người Việt… Nhờ coi trọng việc học, tôn kính người thầy, nhân dân đã góp phần tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất nước.
Thời đại nào cũng có những tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Có những người thầy đã khuất nhưng tài năng và nhân cách của họ vẫn tỏa sáng. Có những học trò dù đã đỗ đạt thành tài, có quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn nhớ về người thầy đã dạy dỗ mình nên người.
Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy vẫn được tiếp nối và phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm, phát huy giáo dục. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người làm thầy làm cô. Các gia đình ở cấp học nào thỉ tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.
Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương chưa nhận đủ để trang trải chi phí hàng ngày, thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm việc thêm để kiếm sống. Và vì lí do đó thì không ít người ngán ngẩm ngành sư phạm cao quý này vì mức lương quá thấp.
Cũng có những học trò ra trường khi thành đạt không hề nhớ đến sự tảo tần của thầy cô khi dạy dỗ mình, thậm chí cũng có những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm đến nhân phẩm và nhân cách của thầy cô. Đây quả là một hành động đáng phê phán và lên án. Vì vậy mọi người cần phải chung tay và loại bỏ những hành động đó.
Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp và chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy nó. Bản thân tôi cũng sẽ luôn hướng về và nhớ ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình.
Mẫu 8
Nói về thầy cô chúng ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên” hay “ Một chữ cũng là thầy, nửa chứ cũng là thầy”, đặc biệt là “ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Có thể thấy tất cả những câu nói ấy đều nhằm nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi người thầy trong cuộc sống này. Nếu bố mẹ mang đến cho chúng ta cuộc sống thì thầy mang đến cho ta chữ nghĩa, hay chính là tri thức. Chính vì thế những câu nói ấy nhắn nhủ mỗi người về truyền thống tôn sư trọng đạo.
Trước hết chúng ta đi giải thích câu nói tôn sư trọng đạo là gì? Tôn chính là tôn trọng và sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trước tiên truyền thống ấy được biểu hiện rõ từ những năm tháng người xưa. Từ những năm tháng của lịch sử thì ta cũng thấy được những biểu hiện của truyền thống ấy. Hình ảnh những ông đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản thiện.
Truyền thống ấy còn được thể hiện rõ ở giai đoạn hiện nay. Đã có rất nhiều bài văn viết về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử hay tình yêu quê hương đất nước.
Qua đây ta thấy tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta nên yêu mến quý trọng lấy thầy cô giáo của mình. Đồng thời những thầy cô cũng cần có một thái độ yêu mến học sinh, những cách cư xử cho học sinh thấy nể chứ không thể khinh được.
Và một điều mà chúng ta vẫn biết rằng học sinh nhớ nhà trường mình từng học một phần do bạn bè một phần do thầy cô để lại những tình cảm những kỉ niệm khiến nó in sâu vào mỗi cá nhân học sinh. Vậy nên hãy biết cách sống sao cho tốt với nhau giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo.
Mẫu 9
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Học sinh chúng ta ngày nay cần tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Không chỉ dừng lại ở việc biết ơn, kính trọng thầy cô, chúng ta còn cần biến sự biết ơn đó thành hành động. Mỗi người học sinh cần có ý thức ham tìm tòi, hiểu biết, say mê đối với việc học, cố gắng, nỗ lực hết mình để trở thành người có ích trong xã hội và góp phần dựng xây quê hương, đất nước. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Vai trò và vị trí của người làm thầy dù trong bất kì hoàn cảnh, xã hội nào cũng sẽ không thay đổi. Hiểu được sự nặng nhọc và vất vả của công việc ấy, chúng ta càng phải cố gắng hơn nữa để sao cho xứng đáng với sự kì vọng và tin tưởng của các thầy cô giáo. Tôn sư trọng đạo là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.
Mẫu 10
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta nên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Chính vì vậy, dân gian ngày xưa có câu: “Không thầy đố mày làm nên”. Từ ngàn xưa có nhiều tấm gương người thầy nổi tiếng như: Thầy Chu Văn An, thầy Nguyễn Đình Chiểu. Và chúng ta quên sao được thầy giáo Nguyễn Tất Thành… Làm sao để thể hiện tinh thần “tôn sư trọng đạo” ? Người dân Việt Nam chúng ta luôn yêu quý và luôn thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô. Và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân – ngày tôn vinh người thầy và nghề dạy học. Việc học sinh ngoan ngoãn, chăm chỉ học hành cũng là hình thức đền đáp công ơn những người đã dạy dỗ mình. Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy đã ít nhiều thay đổi, nhưng vị trí của người thầy thì không suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn, thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người dắt ta để đưa tri thức với chúng ta. Hiện nay, bên cạnh những học sinh rất tôn trọng thầy cô cũng như làm cho thầy cô vui lòng thì còn có những người đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đến thầy cô, làm cho thầy cô buồn lòng. Đó là một hành động đáng bị phê phán, chê trách. Tôn sư trọng đạo” mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Mẫu 11
Dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp như nhân ái “Thương người như thể thương thân “, cần cù trong lao động, có lòng yêu nước nồng nàn,… Con người Việt Nam rất hiếu học. Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cao đẹp ngày một phát huy rực rỡ.
Trong “tôn sư” thì tôn là tôn trọng, kính trọng, đề cao; sư là người thầy dạy học, dạy người, dạy chữ. Tôn sư nghĩa là tôn trọng, đề cao, kính trọng người thầy đã dạy mình học, dạy mình viết chữ và dạy mình làm người. Còn trong “trọng đạo”, Trọng nghĩa là coi trọng, tôn trọng; đạo là đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người. Trọng đạo nghĩa là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy vì đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người.
Bởi vậy dù ở thời kì lịch sử nào, xã hội nào thì “tôn sư trọng đại” vẫn là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, bởi một phần nó là truyền thống nên cần được tiếp tục phát huy và gìn giữ. Phát triển hay giữ gìn được nền tảng đạo đức thì xã hội mới văn minh. Nhân dân ta cũng có những câu ca dao tục ngữ về tôn sư trọng đạo mà chứa những ý nghĩa sâu sắc. Những câu ca dao đó vừa tôn vinh người thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người.
“Không thầy đố mày làm nên”
Câu nói có ý người thầy chính là người vạch đường chỉ lối cho mỗi người, bởi vậy mà công ơn của người thầy ngang hàng với vị trí của cha mẹ “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Và chúng ta cũng luôn tự nhắc nhắc bản thân:
“Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”
Người làm thầy dù ở bất kì xã hội nào cũng đều luôn được xã hội tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy mà “tôn sư trọng đạo” đã không còn chỉ là vấn đề quan niệm sống mà còn là phạm trù đạo đức. Tuy vị trí của người thầy không còn tuyệt đối như thời xưa nữa nhưng hiện tại thì “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”.
Thực tế hiện nay, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay còn nhiều điều cần phải bàn đến. Thầy cô giáo phải đứng trước nhiều khó khăn của cuộc sống nhưng vẫn ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền đạt cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Và bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính trọng thầy cô giáo thì cũng không có ít bạn quên đi nhiệm vụ làm tròn nghĩa vụ làm trò.
Những người học sinh đó đã vô tình hay cố ý vi phạm làm đau lòng thầy cô giáo. Có những câu chuyện đau lòng thật mà chúng ta không muốn nhắc đến về hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với chính những người ngày đêm thao thức để truyền đạt điều hay lẽ phải, dạy ta trở thành người.
Xã hội ngày càng văn minh hơn thì càng cần phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Người thầy ở hiện đại không chỉ đơn giản dừng lại là người truyền đạt tri thức mà còn trở thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường để đi đến tri thức. Tuy có sự thay đổi nhưng vị trí của người thầy trong xã hội không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy, thậm chí ngày càng quan trọng hơn. Xã hội dù có đi đến đâu thì vẫn luôn có những người muốn học và có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo.
Đặc biệt với truyền thống dân tộc Việt Nam ta thì “tôn sư trọng đạo” như là một điều hết sức tốt đẹp. Trước xã hội đầy rẫy những hiện tượng đi xuống về vấn đề đạo đức học đường chúng ta cần phải có những hành động cần thiết và cấp thiết để nhắc nhở từng người nhìn lại chính cách ứng xử của mình với người làm thầy trong xã hội.
Mẫu 12
Nói về thầy có chúng ta thường có câu: “Không thầy đố mày làm nên” hay “ Một chữ cũng là thầy, nửa chứ cũng là thầy”, đặc biệt là “ Muốn sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”. Có thể thấy tất cả những câu nói ấy đều nhằm nói lên tầm quan trọng và ý nghĩa của mỗi người thầy trong cuộc sống này. Nếu bố mẹ mang đến cho chúng ta cuộc sống thì thầy mang đến cho ta chữ nghĩa, hay chính là tri thức. Chính vì thế những câu nói ấy nhắn nhủ mỗi người về truyền thống tôn sư trọng đạo. Trước hết chúng ta đi giải thích câu nói tôn sư trọng đạo là gì? Tôn chính là tôn trọng và sư ở đây chính là thầy, chúng ta vẫn thường nghe thấy những danh từ để chỉ những người dạy học như gia sư là vì thế hay “ nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Trọng đạo ở đây là trọng đạo nghĩa thầy trò. Chính vì thế ta có thể hiểu câu nói trên là tôn trọng thầy cô và tôn trọng đạo nghĩa thầy trò. Đồng thời tôn sự trọng đạo còn thể hiện sự hiếu học của nhân dân ta. Tôn sư trọng đạo là một truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay. Trước tiên truyền thống ấy được biểu hiện rõ từ những năm tháng người xưa. Từ những năm tháng của lịch sử thì ta cũng thấy được những biểu hiện của truyền thống ấy. Hình ảnh những ông đồ ngày đêm tận tụy viết chữ giảng bài, áo the đen khăn xếp một tay cầm bút một tay nâng vạt tay áo thể hiện sự đường hoàng mực thước. Những câu học trò ngoan ngoãn đọc theo những lời thầy dạy cái đầu không thôi lắc lư theo nhịp bài nhân chi sơ tính bản thiện. Truyền thống ấy còn được thể hiện rõ ở giai đoạn hiện nay. Đã có rất nhiều bài văn viết về cảm xúc khi ra trường của những cô cậu học sinh khiến cho người ta phải rơi nước mắt, không biết rằng những bài văn ấy đã lấy nước mắt của bao nhiêu người, không biết được những thầy cô được nhắc đến trong bài là ai mà chỉ biết rằng tình cảm thầy trò được hiện lên thật sự rất cảm động và nó rất đỗi thiêng liêng như chính tình cảm mẫu tử hay tình yêu quê hương đất nước. Qua đây ta thấy tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, mỗi chúng ta nên yêu mến quý trọng lấy thầy cô giáo của mình. Đồng thời những thầy cô cũng cần có một thái độ yêu mến học sinh, những cách cư xử cho học sinh thấy nể chứ không thể khinh được. Và một điều mà chúng ta vẫn biết rằng học sinh nhớ nhà trường mình từng học một phần do bạn bè một phần do thầy cô để lại những tình cảm những kỉ niệm khiến nó in sâu vào mỗi cá nhân học sinh. Vậy nên hãy biết cách sống sao cho tốt với nhau giữ gìn truyền thống tôn sư trọng đạo.
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 20 Bài văn Nghị luận xã hội về tệ nạn ma túy (2024) SIÊU HAY
TOP 30 Bài văn nghị luận xã hội về tình thầy trò (2024) SIÊU HAY
TOP 100 Bài văn nghị luận về câu hỏi Bạn đã sống cuộc đời của chính mình chưa (2024) SIÊU HAY