Đề bài: Nghị luận Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá
Dàn ý: Nghị luận Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Viết lên cát sẽ nhanh chóng bị sóng cuốn trôi và cát sẽ trở về trạng thái ban đầu. Viết lên đá không gì có thể xóa nhòa được và trường tồn với thời gian. Câu nói khuyên nhủ con người hãy mau chóng quên đi hờn giận để cuộc sống tốt đẹp hơn và ghi nhớ những ân nghĩa người khác làm cho mình để vươn lên, sống tốt đẹp hơn.
b. Phân tích
Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Đối với những ơn nghĩa của người khác làm cho mình, ta cần ghi nhớ, có hành động đền ơn đáp nghĩa để lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cuộc đời.
Người sẵn sàng tha thứ những hờn giận và khắc ghi những ơn nghĩa là những người có nhân cách cao đẹp đáng được tôn trọng, học tập và noi theo.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng cho bài làm văn của mình. (Lưu ý: dẫn chứng phải nổi bật được nhiều người biết đến).
e. Phản biện
Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác và không tha thứ cho những lỗi lần của người khác. Những người này sẽ luôn cảm thấy khó chịu và tự mình làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình. Họ cần phải sửa đổi, sống bao dung hơn nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá và rút ra bài học cho bản thân.
Một số bài văn mẫu hay
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 1
Cuộc đời là một bức tranh với muôn vàn cung bậc cảm xúc khác nhau. Đó có thể là những niềm vui, nụ cười, nhưng đôi lúc nó cũng có thể là những hận thù bao quanh khiến ta chẳng thể vực dậy. Có câu nói rất hay rằng: “Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá”. Cát vốn là một đặc trưng của biển cả và thường nhanh chóng bị sóng cuốn trôi rồi trở về trạng thái ban đầu. Còn đá là vật trường tồn với thời gian nên khó có thể xóa nhòa. Câu nói khuyên nhủ con người hãy bao dung, bước qua hận thù để cuộc sống tốt đẹp hơn và ghi nhớ những ân nghĩa mà mình đã nhận được trong đời. Sai lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống và tha thứ là cách tốt nhất giúp ta thoát khỏi những u uất, trống trải và sợ hãi. Bên cạnh đó, hãy trân quý và nâng niu tình yêu thương cùng những sự giúp đỡ mà ta nhận được. Mỗi giây phút, mỗi điều bình dị quanh ta đều quý giá vô ngần. Đây là lối ứng xử tinh tế, góp phần làm nên vẻ đẹp nhân cách của con người. Nhờ có lòng biết ơn, mà con người hoàn thiện và phát triển lên từng ngày. Nếu sống ích kỷ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình, con người sẽ chẳng thể trưởng thành. Hãy dùng tình yêu, sự thấu cảm để chữa lành đau thương. “Trái tim hoàn thiện nhất là trái tim có nhiều mảnh vá” chính là như vậy!
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 2
Cuộc sống chúng ta không tránh khỏi những va vấp để trưởng thành hơn. Trên chặng đường hoàn thiện bản thân, ta sẽ gặp phải những ân tình cũng như những hận thù. Hãy học cách viết hận thù lên cát, khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Viết hận thù lên cát mang ngụ ý hãy để những hận thù mau chóng tan biến để bản thân ta không còn khó chịu, đau khổ. Còn khắc ghi ân nghĩa lên đá mang ý nghĩa việc sống với lòng biết ơn sẽ làm cho cuộc sống của con người ta tốt hơn từng ngày, có lòng biết ơn, con người sẽ có ý chí phấn đấu, hoàn thiện mình trong cuộc sống. Câu nói đề nghị chúng ta hướng tới một thái độ sống, một lối sống tích cực: khoan dung và tri ân. Việc quên đi hận thù và sống ân nghĩa sẽ đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta bởi lẽ chỉ khi quên đi những thứ tiêu cực, sống với những điều tích cực thì bản thân ta mới tốt hơn được. Chúng ta cần sống biết ơn bởi mỗi người được sinh ra, được khôn lớn trưởng thành đều do cha mẹ, gia đình, nhà trường, xã hội… nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để ta phát triển. Do đó, phải biết ơn những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta. Biết “khắc ghi những ân nghĩa lên đá” không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống cần có, phải có ở mỗi người. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn. Biết tri ân, chúng ta không chỉ trân trọng hơn những giá trị đời sống mà còn có những hành động tích cực, làm đẹp hơn cho cuộc sống. Là người học sinh, những người đang được hưởng ân nghĩa từ cuộc đời, từ những người đi trước để lại, ta cần xóa đi những hận thù không đáng có và hướng đến những điều tốt đẹp, đoàn kết với mọi người, cống hiến cho xã hội để không chỉ bản thân tốt hơn từng ngày mà đất nước cũng từ đó phát triển văn minh, phồn thịnh hơn. Thời gian trôi đi không lấy lại được, cuộc đời cũng rất ngắn ngủi, hãy nỗ lực hết mình, sống tốt để trở thành người công dân có ích.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 3
Mỗi chúng ta trên chặng đường hoàn thiện bản thân không tránh khỏi những sai lầm cũng như gặp được những ân nghĩa. Để giúp bản thân hoàn thiện tốt nhất, tích cực nhất ta hãy học cách viết những hận thù lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Hận thù là những chuyện không vui, không tốt, thậm chí là có hại mà người khác gây ra cho mình. Việc viết chúng lên cát sẽ làm chúng nhanh chóng bị sóng cuốn trôi, khi ta viết ra điều gì đó, ta sẽ thấy thoải mái hơn và sau một khoảnh khắc, khi sóng biển cuốn những điều không tốt đó đi thì ta sẽ thấy nhẹ nhõm hơn, đó là một cách hữu hiệu để con người quên đi những chuyện không vui. Còn những ân nghĩa là những điều tốt đẹp mà ta được nhận từ người khác khiến bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Viết những điều đó lên đá khiến cho không gì có thể xóa nhòa được, trường tồn với thời gian sẽ giúp cho con người luôn khắc ghi, sống tốt hơn. Câu nói khuyên nhủ con người hãy mau chóng quên đi hờn giận để cuộc sống tốt đẹp hơn và ghi nhớ những ân nghĩa người khác làm cho mình để vươn lên, sống tốt đẹp hơn. Trong cuộc sống, chúng ta hoặc người khác sẽ không tránh khỏi việc mắc sai lầm, việc khoan dung, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn và ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn. Đối với những ơn nghĩa của người khác làm cho mình, ta cần ghi nhớ, có hành động đền ơn đáp nghĩa để lan tỏa được những thông điệp tích cực ra cuộc đời. Người sẵn sàng tha thứ những hờn giận và khắc ghi những ơn nghĩa là những người có nhân cách cao đẹp đáng được tôn trọng, học tập và noi theo. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác và không tha thứ cho những lỗi lần của người khác. Những người này sẽ luôn cảm thấy khó chịu và tự mình làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mình. Họ cần phải sửa đổi, sống bao dung hơn nếu muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta ai cũng tạo ra hoặc gặp phải những điều không vui của cuộc sống cũng như gặp được ân nghĩa tốt đẹp, hãy học cách lãng quên và ghi nhớ để bản thân tốt hơn, nhẹ nhõm hơn từng ngày.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 4
Cuộc sống luôn ẩn chứa những bất ngờ mà ta không hề mong đợi, và trong đó có những mối quan hệ hành xử giữa người với người cũng vậy. Có những tình cảm ân nghĩa sâu nặng, cũng có những khi là nỗi buồn là sự tức giận và thù hận… Nhưng, ta đã bao giờ nghĩ, bản thân mình sẽ rộng lượng hơn, bao dung hơn cho người khác và cũng là cho chính mình, trong văn bản lỗi lầm và sự biết ơn từng viết: “..Hãy học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc khi những ân nghĩa lên đá”
Cuộc sống là vậy, không ai biết trước được điều gì, và không ai mong đợi những nỗi buồn, những hận thù. Người trong lòng luôn nuôi dưỡng sự hận thù, sẽ chẳng bao giờ giải thoát nổi cho chính bản thân họ. Thông điệp của văn bản lỗi lầm và sự biết ơn rất đúng đắn, dạy ta một lẽ sống và một thái độ sống lớn.
Tại sao ta lại phải học cách viết những nỗi buồn và thù hận lên cát? Cát, vốn là một thứ nhỏ bé, mong manh, và dễ dàng xóa nhòa. Ta học cách viết những thù hận buồn đau lên cát, qua đó cũng chính là thể hiện một thái độ bao dung, không chấp nhặt, và một tâm hồn cao thượng. Viết thù hận và nỗi buồn lên cát, để cát sẽ dễ dàng xóa nhòa, để sự hận thù sẽ không còn mãi, để khi quay trở lại, ta sẽ cùng nhau sửa chữa những sai lầm, thay vì qua sự thù hận lại để hận thù tiếp tục tăng lên không có lối thoát, và có khi, đến một lúc nào đó, nó còn gây họa cho chính chúng ta và người khác. Vì vậy, câu nói mang ẩn ý viết lên cát vì lẽ đó. Sau, ta lại học cách “khắc khi những ân nghĩa lên đá” đó là cách tôn trọng và luôn lưu giữ, trước sau như một và một thái độ sống luôn xem trọng người khác một cách đáng quý. Đá là một thứ cứng, khó bị phá vỡ do thời tiết, khó bị bay, thổi mất như cát, nên việc khắc ghi lên đá, cũng là cách ta luôn giữ sự tử tế của người khác trong trái tim mình. Điều đó, không chỉ khiến trái tim ta ấm áp, và tốt đẹp hơn, còn khiến mối quan hệ giữa người với người đều tốt đẹp lên. Ta luôn giúp đỡ họ, và họ cũng vậy… cuộc sống con người sẽ đẹp biết bao khi ta luôn biết sống vì nhau và luôn biết ghi nhớ công ơn của người khác. Như Bác Hồ Chí Minh, mặc dù giặc đã gây ra bao đau thương cho đất nước, nhưng Bác vẫn một lòng bao dung, tha cho những người lính ngoại quốc được trở về nước bằng sự ân xá của một trái tim cao cả. Hay như trong xã hội hiện nay, những con người có lỗi lầm, luôn được khoan hồng và được xã hội quan tâm, cải tạo để họ trở nên tốt đẹp hơn…
Câu nói thông điệp của lỗi lầm và sự biết ơn thật đúng đắn và chuẩn xác. Không ai muốn sự thù hận mãi mãi, không ai muốn những nỗi đau không có lối thoát. Hãy học cách bao dung và tha thứ, hãy học cách xem trọng ân nghĩa của người khác, và luôn dành cho nhau sự bao dung nhất có thể. Qua đó cũng là phê phán những ai hẹp hòi, ích kỉ, thái độ sống tiêu cực, cực đoan…
Một lần nữa, ta hãy luôn ghi nhớ “..Hãy học cách viết những nỗi buồn, thù hận lên cát và khắc khi những ân nghĩa lên đá” để không chỉ bao dung cho người khác, còn là cách học bao dung cho chính bản thân mình.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 5
Trong cuộc sống, có những lúc ta gặp khó khăn, thất bại, buồn bã, khổ đau thì ta liền nhận được tình thương, sự quan tâm, giúp đỡ của ai đó, lòng ta tràn ngập niềm vui. Nhưng cũng có khi ta bị một người nào đó làm tổn thương mình, ta buồn bã, giận hờn. Vậy mỗi khi rơi vào những tình huống đó bạn hãy luôn tự nhủ lòng mình: “hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”
Cát là vật mềm yếu, dễ tan chảy, hình thù không ổn định. Đá là vật rắn chắc, khó làm tan vỡ hay biến dạng được. Những gì viết lên cát thì chỉ cần một cơn gió thoảng qua, hay một con nước tràn bờ, một dấu chân người giẫm lên đó thì tất thảy đều sẽ tan biến. Ngược lại những gì khắc ghi trên đá thì sẽ còn mãi, trường tồn, bất diệt.
Như vậy qua câu nói này, nhà văn muốn khuyên ta trong cuộc sống có những cái con người nên ghi nhớ nhưng cũng có những cái ta hãy lãng quên. Hãy tập cho mình cách sống bao dung, tha thứ mọi lỗi lầm của người khác; hãy buông bỏ đừng chứa chấp trong lòng mình những oán hận. Còn đối với những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình hãy luôn trân trọng, biết ơn và tìm cách đền đáp. Hận thù ghi lên cát và hãy khắc ghi những ân nghĩa lên đá.
Hận thù hãy viết lên cát. Khi ta mang trong lòng mình nỗi thù hằn, oán hận một ai đó thì người đau khổ trước tiên là ta, bởi lúc nào cũng sống trạng thái buồn phiền đau khổ, bực dọc, không giờ phút nào được thanh thản. Ta đánh mất đi khả năng nhìn thấy những gì tốt đẹp đang hiện hữu xung quanh mình; bị những nỗi đau oán hận che lấp không bao giờ ta còn có thể tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.
Do đó tha thứ cho một ai đó đã từng làm tổn thương mình không phải là đem đến niềm vui và hạnh phúc cho người đó mà trước hết là đem đến niềm vui, hạnh phúc cho bản thân mình, tự cởi trói cho mình thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực, khiến cho lòng mình nhẹ nhàng thanh thản, an vui. Cuối sống vốn đã nhiều lo toan vất vả sao ta lại cứ đeo đẳng trong lòng mình những chuyện không vui? Hận thù ghi lên cát và hãy khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Hãy buông bỏ mọi thù hận bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp đẽ biết bao?
Hãy nhớ rằng con người không ai là hoàn hảo. Ngay cả những người yêu thương ta nhất như cha mẹ, anh chị em trong nhà cũng có thể có những lời nói, hành động làm ta tổn thương, thì huống hồ là những người không quen biết, ruột rà, máu mủ. Do đó, một người hay hờn dỗi, trách móc, chấp nhất lỗi lầm của người khác. Hễ ai làm trái ý là giận hờn, buồn phiền thì chắc là người ấy sẽ còn giận hoài. Bởi thế, tâm hồn của họ không khi nào được yên ổn, sẽ không bao giờ họ có được cuộc sống hạnh phúc.
Mình giận là tự mình làm mình xấu, tự làm mình khổ. Bản thân sẽ không thể tìm thấy được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Đừng làm nặng hành trang của đời mình bằng những nỗi buồn phiền đau khổ, oán hờn vì một ngày nào đó ta sẽ ân hận. Như đức Phật đã dạy nỗi giận dữ chính là ngọn lửa thiêu đốt cuộc đời ta.
Chỉ có người đầy đủ sự hiểu biết, can đảm, tấm lòng bao dung quảng đại mới có đủ sức mạnh tha thứ cho người khác. Đôi lúc chính sự bao dung tha thứ có sức mạnh lớn lao kì diệu có thể cảm hóa người khác giúp họ tự nhận ra lỗi lầm, ăn năn hối hận, tìm cách sửa chữa.
Đối với lỗi lầm của người khác ta sẵn sàng bao dung tha thứ còn đối với những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình ta phải luôn ghi nhớ trân trọng. Bởi đó là một lối sống đẹp, chứng tỏ ta là người sống có đạo đức, ân nghĩa, thủy chung. Ghi nhớ công ơn của người và luôn tìm cách đền đáp còn làm cho mối quan hệ giữa ta với người đó ngày càng trở nên tốt đẹp. Nếu người đó có lầm lỗi ta hãy nhớ lại tình nghĩa trước đây mà không đem lòng oán hận.
Sống được như thế bản thân ta sẽ được mọi người yêu quý coi trọng. Ngay cả loài vật khi chịu ơn ai còn tìm cách đền đáp huống hồ là con người chúng ta (câu chuyện Con hổ có nghĩa). Đừng học thôi vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát, lấy oán báo ân vì như thế là tàn nhẫn bất lương, tự hạ thấp giá trị con người mình và sẽ bị mọi người coi thường xa lánh.
Hãy sống bao dung và giàu vị tha, sẵn sàng tha thứ lỗi lầm của người khác. Đừng đem lòng oán hận một ai bởi cuộc đời ngắn ngủi. Hãy khôn ngoan chọn cho mình cách sống bình an, hạnh phúc, tràn ngập tình yêu thương để nâng cao giá trị đời sống của cá nhân mình.
Hãy viết những điều không hài lòng lên cát và nhẹ nhàng xóa nó đi. Hãy ghi khắc những điều tốt đẹp mà người khác đã dành cho ta và ghi nhớ đến suốt đời. Hãy sống một cuộc đời đầy lòng vị tha bạn sẽ thấy được cuộc đời thật đẹp, thật đáng sống. Hạnh phúc không thể tự nó tạo ra mà chính do bởi hành động tốt đẹp và ý nghĩa của con người. Mỗi người chúng ra hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá nhé.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 6
"Có những món quà được trao đi để tiếp tục trao cho những người khác" (Khuyết danh). Thật vậy, cho đi một lời cảm ơn thứ ba nhận lại sẽ là sự tôn trọng và kính yêu từ người khác. Bạn cho đi một nụ cười, thứ bạn nhận lại sẽ là hàng ngàn hạnh phúc, tươi vui từ người khác. Bạn cho đi làm một, thứ bạn nhận lại sẽ là mười. Vì vậy, chúng ta: "Hãy học cách viết những nỗi đau buồn thù hằn lên cát và khắc ghi những ân tình lên đá" (Trích Quà Tặng Cuộc Sống). Bởi nếu bạn học theo cách ấy, bạn sẽ có thể sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ người khác mà không trông chờ mong đợi điều gì từ họ.
Vậy "học cách viết nỗi buồn đau hận lên cát" nghĩa là gì? "Học cách viết nỗi buồn đau thù hằn lên cát" là học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho chúng ta nỗi buồn đau, tai họa, bất hạnh trong cuộc đời. Là sẵn sàng quên đi những nỗi buồn đau đó. Không chấp nhất, không vị kỷ họ, để chúng ta là những người có tấm lòng bao dung nhân hậu. Còn "học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá" là phải luôn biết trân trọng, khắc sâu mãi trong lòng sự biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn, éo le. Chỉ có như vậy bạn mới nhận được sự tôn trọng, giúp đỡ từ người khác. Nếu bạn chịu tha thứ cho người khác và sẵn sàng khắc ghi những ân tình của họ trong trái tim mình, thì một ngày không xa bạn sẽ trở thành một người được cả thế giới ngưỡng mộ. Như vậy, câu nói khẳng định sự quan trọng của lòng biết ơn, trân trọng, sự giúp đỡ của người khác, và hơn hết là biết khoan dung tha thứ cho lỗi lầm của họ.
Trong cuộc sống của chúng ta, đau buồn, thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng phải trải qua đau buồn, gặp những xung đột, mâu thuẫn; nhưng những lúc như vậy chúng ta cần tha thứ, bỏ qua, quên đi bản thân đau buồn mà cố gắng tha thứ cho lỗi lầm của người khác. Vì như vậy chúng ta mới có thể an tâm, tĩnh lặng trong cuộc sống của mình. Để dù sau này có ra sao, bạn cũng không thấy hối lỗi. Hãy khoan dung trước những lỗi lầm của người khác, và tiếp nhận từ họ một thái độ sống tốt, lòng tôn trọng. Hơn thế nữa, chúng ta cần biết khắc ghi ân nghĩa từ người khác dành cho mình bởi ân nghĩa là những điều tốt đẹp những điều luôn có trong mỗi con người. Chúng ta cần ghi nhớ không quên. Bởi vì đó là truyền thống đạo lý đáng có của con người. Câu nói là một lời khuyên đúng đắn với mỗi con người. Sự tha thứ khoan dung của bậc làm cha mẹ đối với con cái, sự yêu thương biết ơn trân trọng của con cái với cha mẹ chính là minh chứng cho lòng khoan dung và ân nghĩa. Hãy sống lạc quan, khoan dung và ân tình, vì đó chính là thành công để hoàn thiện bản thân bạn. Và chúng ta hãy sống lại chúng ta, hãy sống một cuộc sống khoan dung và sâu sắc tâm tình, để chúng ta có một cuộc đời tươi đẹp. Đâu thể nào có được sự dễ dàng tha thứ cho người khác. Bạn đã từng làm được như vậy trong lúc bản thân không thể kiềm chế được chưa? Nếu chưa xin hãy cố gắng để học được điều ấy. Để trong một cuộc giao tiếp, trong một cuộc gặp gỡ nào đó của bạn và mọi người, bạn sẽ giữ được thái độ bình tĩnh. Và nếu bạn có thể tha thứ việc người khác gây ra cho bạn, nghĩa là bạn đã đang giúp họ ghi lại ân tình của bạn dành cho họ lên đá. Cuộc sống là những gam màu trắng, đen, xanh, vàng,…không trùng lặp, vì vậy chúng ta hãy dùng gam màu của lòng tha thứ và biết ơn để bổ sung vào khung cảnh cuộc đời. Để dù sau này có ngoảnh đầu nhìn lại, chúng ta vẫn có thể im tâm mà đi tiếp.
Andersen – chính là tấm gương cho một người sẵn sàng bỏ qua mọi lỗi lầm của người khác đối với mình. Andersen sinh ra trong một gia đình nghèo, đi họ thường xuyên bị bạn bè chê bai về ngoại hình, tuy nhiên, nhờ nỗ lực kiên cường tới cùng, Andersen giờ đây đã trở thành người khiến người khác phải ngưỡng mộ. Mọi nhận xét của người khác về bạn, nếu bạn không chịu bỏ qua mà chấp nhặt họ, thì bạn đã rơi vào hố sâu của lòng ghen ghét. Chúng ta ra sao,là người như thế nào, chỉ bạn mới có thể nhận xét và tự sỉ vả mình. Người khác không thể làm vậy với bạn. Andersen chọn tha thứ cho những lời nói tếu táo của bạn học và tập trung vào việc học tập, đã cho thấy ông là một người sẵn sàng bỏ qua, tha thứ cho người khác. Như vậy, sự tha thứ và lòng biết ơn sẽ là thứ đi bên bạn suốt cuộc đời. Ngày hôm nay bạn tha thứ cho một ai đó, nghĩa là bạn đã được họ ghi tên trên tảng đá không bao giờ mất đi nào đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những người sẵn sàng tha thứ cho lỗi lầm của người khác, sẵn lòng biết ơn với người khác, vẫn có những kẻ không biết xem trọng tình nghĩa, luôn chấp nhặt người khác. Hay đó là những kẻ luôn xem thường người khác, luôn khiến họ cảm thấy mình thấy bé, khiến họ không thể tha thứ cho bạn. Những kẻ như vậy đáng bị xã hội lên án, phê phán. Và muốn vậy, ngay từ bây giờ chúng ta, mỗi con người hãy giống như ý kiến trên, sẵn lòng tha thứ và biết ơn người khác một cách trọn vẹn. Vì ý nghĩa của cuộc sống chỉ đơn giản là vậy.
"Sứ mệnh chân chính của con người là sống chứ không phải tồn tại" (Jack London). Thật vậy, việc con người có mặt ở trên thế giới này là để sống, để làm những việc tốt, có ích cho xã hội chứ không phải làm những việc khiến người khác ghét bỏ, không tha thứ. Vì vậy, xin hãy sống để tha thứ, biết ơn người khác, chứ đừng tồn tại để làm hại họ.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 7
Con người chúng ta trải qua nhiều khoảnh khắc trong cuộc đời, có những lúc vui, thì phải có những lúc ta phải cảm thấy buồn, lúc hờn giận mà ta không muốn chút nào dù là chuyện mà mình tạo ra mà còn đa số là do người khác tạo ra cho ta. Khi đó ta cần đối xử với nó đúng mức bằng thiện chí của sự tha thứ sẽ luôn được đánh giá cao.
Những khoảng buồn lặng, đau đớn, hận thù là điều không thể thiếu trong cuộc sống, nếu như con người ta cứ giữ mãi cái tâm đó trong một thời gian dài, và lại không ngớt những điều đó lại đến làm phiền ta thì sao ta có thể sống nổi. Ý kiến đưa ra ở đây để chúng ta cùng bàn luận cách khắc phục điều đó tốt nhất chính là sự tha thứ, bao dung cho người khác rằng phải: “'Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. ”
Vậy thế nào là “Viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát”?. Hình tượng “cát” để thay cho hình ảnh nhẹ nhàng, dễ chảy trôi,mềm mịn để chỉ thái độ khoan dung với những lỗi lầm, biết buông bỏ những điều buồn đau, thù hận. Và “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” có ảnh hưởng như thế nào trong đời sống chúng ta?.Thật thông minh khi lấy hình ảnh của “đá” một vật cứng, chắc chắn để muốn nói lên rằng để chỉ thái độ sống biết ơn với những gì ta được trao tặng trong cuộc sống.
Cả hai hình tượng đều mang được đến cho ta những điều tuy bình dị, hiển nhiên nhưng ít người biết được ý nghĩa đáng giá khi thực hiện điều đó,xây dựng lên ý kiến này mang cho ta hiểu đều hướng con người đề nghi ̣ chúng ta hướng tới một thái độ sống tốt, một lối sống tích cực, khoan dung và tri ân.
Con người trong đời sống mang đầy trong mình những nỗi đau buồn, thù hận với chính mình, với người khác. Nhưng chỉ có khoan dung như cách viết nỗi buồn, thù hận lên cát kia để nó lặng lẽ trôi đi, xóa mờ dần những ký ức khi sóng xô vào bờ. Điều đó làm ta cảm thấy như trút bỏ điều gì đó mà không thấy hối hận như “khắc lên phiến đá” tốn công tốn sức, đau đớn lưu lại đến ngàn năm. Chẳng thể nào mang nỗi buồn, thù hận cứ chồng chất, dày lên thì chúng ta sống sao nổi với một tâm hồn không khỏe mạnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của ta và những người xung quanh.
Và cũng chỉ có sự khoan dung là đem lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản, nhẹ nhõm cho tâm hồn chính chúng ta,ví dụ như câu chuyện mà ta đã nghe,về những tấm gương không kể hết trên hết hãy lặng lẽ nhìn mẹ chúng ta ta sẽ hiểu được tình bao dung, tha thứ lúc ta mắc phải lỗi lầm,để dần dạy cho ta bài học lớn lao. Vì “Nhân vô thập toàn” mà, nên nhiều người biết khoan dung đem lại cơ hội sửa chữa lỗi lầm cho người mắc lỗi, hướng họ tới những điều tốt đẹp. Nhiều người cũng là nhờ được khoan dung mà trở thành người có ích ví dụ những tù nhân được giúp đỡ, động viên hướng thiện để họ hoàn lương, biết nhận thức đúng đắn hơn, làm người tốt hơn.
Còn bên cạnh đó cần rèn luyện làm người là cần biết sống tri ân. Làm người ta phải nhớ câu “Uống nước nhớ nguồn”, ta được sinh ra nhờ ai, được khôn lớn trưởng thành đến ngày này là do công sức của cha mẹ. Mọi thứ như nhà trường, xã hội tác động vào đó cùng nuôi dưỡng, dạy dỗ, vun trồng, tạo điều kiện để cho ta phát triển hết sức. Do đó việc của chúng ta là phải ghi tạc tấm lòng của những người, những gì mà cuộc đời đã ban tặng cho ta. Biết “Khắc ghi những ân nghĩa lên đá” là biểu hiện chân thành, chân thực của lòng biết ơn, không chỉ là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là một lối sống tốt đẹp. Bởi nếu không có lòng biết ơn, chúng ta sẽ trở thành những kẻ vô tâm, chỉ biết thụ hưởng thành quả mà không biết đến cội nguồn, tạo nên những giá trị đời sống và làm đẹp thêm cho cuộc sống này.
Câu nói làm ta liên tưởng đến rất nhiều câu chuyện bổ ích, làm giàu, làm đẹp cho tâm hồn ta điển hình như câu chuyện cậu bé và chiếc đinh cũng dạy cho ta hiểu lòng tri ân đối với điều ta làm tốt, và những nỗi đau để lại sẽ không sao xóa mờ mà ta đã tạo ra khi ta sống không tốt với đời với người khác. Nói xa hơn nữa thì ta hiểu được rằng mỗi hận thù, mỗi đau buồn ta mang theo nếu ta cố làm nó in đậm trong tâm trí ta sẽ tạo tổn thương cho tâm hồn mình trước, ta sẽ không minh mẫn để giải quyết tốt những điều khác, làm cho xã hội bất đồng, sứt mẻ tình cảm. Còn nếu như ta biết buông bỏ, biết chấp nhận thì ta sẽ tạo được cho mình sự khoan dung cao thượng, sự nhẹ nhõm nơi tâm hồn, vì cuộc sống của ta ngắn lắm chẳng thể đủ chỗ mãi cho những giận hờn, nỗi buồn đeo đuổi. Nếu ta làm được điều đó, ta dần bớt đi cho mình những vết sẹo xấu xí. Còn gì tuyệt vời hơn khi ta bồi đắp cho nó bằng đầy đủ sự tri ân, nhớ ơn, làm những việc tốt thì mãi mãi lan tỏa được trong ta và mọi người sự đẹp đẽ trong cuộc sống.
Đối với mỗi người giờ đây,biết khoan dung chưa đủ, cũng cần phải tỉnh táo, cũng phải đúng lúc, đúng chỗ. Và với việc tri ân ta không chỉ cứ để trong suy nghĩ mình mà hãy nhớ qua hành động cụ thể thì điều đó mới có tác dụng tốt…
Hơn bao giờ hết, là một thế hệ trẻ, ta tự thấy mình vẫn còn phải sửa những lối sống ích kỷ trong mình, cải thiện những khuyết điểm trong khi tiếp xúc với người thân, bạn bè, thầy cô để dần tốt hơn. Ta nên nhẹ nhàng khuyên bảo những người vẫn còn sống ích kỉ, cố chấp, vô ơn, bội bạc với gia đình, xã hội để họ nhận thức đúng hơn, luôn nuôi dưỡng trong mình những điều tốt, sự biết ơn cao quý. Từ đây, tâm hồn ta thanh tịnh và sẽ mãi được tỏa sáng.
Hận thù hãy viết lên cát, ân nghĩa hãy khắc lên đá - Mẫu 8
Hạnh phúc không phải một đích đến, bản thân nó là một con đường. Thế nhưng trên con đường đó, chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều những hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống. Trên đời này thì cái gì cũng có hai mặt của nó. Có những lúc, cuộc sống sẽ mang lại cho ta những đớn đau, những hận thù và có lúc thì cuộc đời lại ban cho ta những người bạn giúp đỡ ta đứng lên trước thất bại và nâng đỡ ta vượt qua nó. Và điều quan trọng là chúng ta phải biết giữ lại thứ gì cho mình và từ bỏ điều gì để làm hành trang trên con đường đi tìm hạnh phúc. Chính vì thế nên văn bản “Lỗi lầm và sự biết ơn” đã mang đến thông điệp: “Hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.
Khi chúng ta viết một thứ gì đó lên cát thì nước biển và gió sẽ cuốn trôi đi, xóa sạch hết thảy mọi thứ. Còn khi chúng ta khắc một cái gì đó lên đá thì ngàn đời sau, nó vẫn còn ở đó, chẳng bao giờ mất đi. “Học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho những ai đã gây ra cho ta nhũng nỗi buồn, nỗi đau, nỗi bất hạnh trong cuộc đời. “Học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá” nghĩa là luôn luôn biết ơn, trân trọng những ai đã giúp ta. Cả câu nói là một thông điệp rất ý nghĩa và sâu sắc nhằm khuyên chúng ta hãy rũ bỏ những nỗi đau, hận thù và luôn nhớ tới những điều tốt đẹp nhất, biết ơn những người đã giúp ta trong cuộc đời.
Cuộc sống thì muôn màu, muôn vẻ và ẩn chứa rất nhiều điều bất ngờ. Khi chúng ta càng lớn, càng dấn sâu vào cuộc đời ngoài xã hội thì chúng ta sẽ phải va chạm với nhiều loại người, có cả người tốt và kẻ xấu. Vì thế nên mỗi người đèu có ít nhiều những nỗi đau buồn, những điều không may, những nỗi bất hạnh không mong muốn. Và đôi khi có những xung đột, mâu thuẫn quá gay gắt dẫn đến thù hận. Và nếu như chúng ta cứ sống mãi trong nỗi buồn, bị nó hành hạ, giày vò, nung nấu hận thù thì hậu quả sẽ rất khôn lường: không những mất đi giá trị đích thực của cuộc sống, khiến chúng ta có thể đánh mất đi những thứ tốt đẹp, quan trọng với ta nhất mà còn có thể gây ảnh hưởng tới những đời con, đời cháu của mình. Chẳng hạn như, khi một người bạn, một người thân làm điều gì đó có lỗi với bạn nhưng không phải do cố ý khiến bạn buồn, nếu cứ giữ khư khư nỗi buồn đó trong lòng thì vết thương lòng ngày càng lớn dần lên, lấn át đi lí trí và sẽ khiến bạn đánh mất họ khi nào không hay. Để rồi khi nhận ra mình sai thì cũng đã quá muộn. Hay như khi chúng ta xem phim, những nhân vật mang trong mình sự hận thù quá lớn và luôn nung nấu ý định báo thù thì khi họ trả thù được rồi họ cũng chẳng vui vẻ gì mà ngược lại, trên con đường đi tìm cách báo thù,họ đã từ bỏ những người thân yêu nhất, quan trọng nhất và làm cho cuộc đời họ trật đường ray. Cuối cùng những người đó tưởng mình đã thành công nhưng chợt nhận ra mình chẳng còn gì ngoài một trái tim tan nát. Vì thế nên có người từng nói: “Sự hận thù chính là con dao sắc bén nhất để đâm vào trái tim mình và trái tim người khác”. Nếu ngay từ đầu những người đó rũ bỏ nỗi đau, từ bỏ hận thù và tha thứ cho những người đã làm họ tổn thương thì sự thể đã khác rồi. Lúc đó, tâm hồn họ sẽ được thanh thản, hạnh phúc sẽ đến khi nỗi đau bị xóa đi và còn khiến những người đã làm họ tổn thương nhận ra sai lầm. Vậy nên đừng để nỗi buồn, thù hận hành hạ bản thân, hủy hoại cuộc đời chúng ta mà hãy quên chúng đi và tiếp tục bước đi về phía trước, trên con đường tiến tới tương lai tươi đẹp.
Thứ hai là “học cách khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Nếu trên con đường đi tìm một cuộc sống đích thực, chỉ có mình ta đơn thương độc mã thì một lúc nào đó con người ta sẽ mệt mỏi, chùn bước trước khó khăn và từ bỏ. Vì thế nên đã là con người thì ai cũng cần sự quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ của những người xung quanh để có đủ niềm tin, nghị lực vượt qua mọi khó khăn.
Xem thêm một số bài văn mẫu hay khác:
TOP 15 Bài văn Thuyết minh về chiếc bánh chưng (2024) SIÊU HAY
TOP 20 Bài nghị luận về câu tục ngữ "Học thầy không tày học bạn" (2024) CÓ CHỌN LỌC
TOP 30 Nghị luận về câu nói Học đi đôi với hành (2024) HAY NHẤT
TOP 30 Bài văn nghị luận về trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ (2024) SIÊU HAY
TOP 25 Bài văn Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam (2024) SIÊU HAY