Cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao Đường lên xứ Lạng bao xa
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài ca dao “Đường lên xứ Lạng bao xa”.
I. Khái niệm ca dao
- Là loại thơ trữ tình dân gian.
- Nội dung: biểu hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người bình dân.
- Ngôn ngữ ca dao: giản dị, trong sáng, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao động.
II. Tìm hiểu sơ lược về tác phẩm
1. Thể loại: Thơ lục bát và lục bát biến thể
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
+ Bài 1, 3 : Trích “Kho tàng ca dao người Việt”, tập 1
+ Bài 2: Trích “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam”
3. Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
4. Tóm tắt:
Với chùm ca dao về quê hương, đất nước, hình ảnh các miền quê hiện lên thật phong phú: vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây; con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình; con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, … Đồng thời qua những bài ca dao, tác giả dân gian cũng thể hiện được sâu sắc tình yêu quê hương, đất nước, lòng yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của các vùng miền khác nhau. Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo nhưng cũng có khi thốt lên thành lời tha thiết.
5. Bố cục:
+ Bài 1: Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây.
+ Bài 2: Con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình.
+ Bài 3: Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm.
6. Giá trị nội dung:
+ Các bài ca dao về quê hương đất nước thường nói đến những danh thắng, những tên núi, tên sông, những vùng địa linh nhân kiệt, những công trình văn hóa, lịch sử nổi tiếng,… Ẩn trong mỗi bài ca dao là niềm tự hào dân tộc, là tình yêu thiết tha dành cho quê hương, xứ sở, con người.
7. Giá trị nghệ thuật:
+ Thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể.
+ Giọng điệu tha thiết, tự hào.
+ Mỗi bài có cách cấu tứ, cách thể hiện riêng độc đáo. Điều này khiến chùm ca dao thêm phong phú, đa dạng.
III) Đoạn văn mẫu:
Đoạn văn mẫu 01
Những câu ca dao đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước. Bài “Đường lên xứ Lạng bao xa” chính là bài ca dao như thế:
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Mở đầu bài ca dao là một câu hỏi tu từ, sau đó là câu trả lời đầy dí dỏm. Từ đó, vẻ của quê hương Lạng Sơn đã được khắc họa với những nét đẹp tiêu biểu nhất. Câu hỏi tu từ “Đường lên xứ Lạng bao xa?” lúc đầu cho thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng hề xa xôi. Nhưng đọc đến câu trả lời mới biết rằng quả là có đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm với trùng điệp núi non rừng thẳm. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Vẻ đẹp sơn thủy hữu tình tựa như một bức tranh khiến mỗi người thêm tự hào về quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu 02
“Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ”
Bài ca dao đã cho thấy vẻ đẹp của mảnh đất xứ Lạng. Với cách mở đầu bằng một câu hỏi tư từ giống như một lời gợi mở. Tưởng chừng như con đường lên xứ Lạng chẳng cách bao xa. Nhưng thực tế ở câu trả lời sau đó mới thấy hết được vẻ hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” lại cho thấy sự xa xôi, cách trở của mảnh đất này. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Đây đều là những địa danh nổi tiếng của vùng đất quê hương này. Từ đây, chúng ta càng thêm yêu vẻ đẹp đẽ của đất nước Việt Nam.
Đoạn văn mẫu 03
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở. Bài ca dao Đường lên xứ Lạng chính là bài ca dao như thế:
Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.
Bài ca được cấu tứ theo câu hỏi tu từ và câu trả lời dí dỏm nhằm phô diễn vẻ đẹp, vẻ phong phú của quê hương Lạng Sơn trên dải đất địa đầu Tổ quốc. Mới nghe thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng bao xa. Đi nhiều ngẫm sâu, mới biết một quả núi với ba quãng đồng ấy là một dặm dài thăm thẳm đất nước, được khắc họa một cách đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm nơi Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.
Đoạn văn mẫu 04
Ca dao là tiếng hát tâm tình của người lao động một nắng hai sương. Rung cảm trước vẻ đẹp của núi sông mỹ lệ, nghệ sĩ dân gian không chỉ muốn thể hiện qua ca dao mối quan hệ gắn bó của mình với thiên nhiên mà còn gửi gắm vào đó tình yêu tha thiết đối với con người, quê hương xứ sở. Bài ca dao Đường lên xứ Lạng chính là bài ca dao như thế:
Đường lên xứ Lạng bao xa?
Cách một trái núi với ba quãng đồng.
Ai ơi đứng lại mà trông:
Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ.
Bài ca được cấu tứ theo câu hỏi tu từ và câu trả lời dí dỏm nhằm phô diễn vẻ đẹp, vẻ phong phú của quê hương Lạng Sơn trên dải đất địa đầu Tổ quốc. Mới nghe thấy con đường thật dễ dàng thuận lợi vì chẳng bao xa. Đi nhiều ngẫm sâu, mới biết một quả núi với ba quãng đồng ấy là một dặm dài thăm thẳm đất nước, được khắc họa một cách đầy ngụ ý. Cách nói “cách một trái núi với ba quãng đồng” thể hiện đó là quãng đường dài thăm thẳm nơi Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc với trùng điệp núi non rừng thẳm. Và trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, con người có thể bao quát được những núi thành Lạng, những sông Tam Cờ. Sơn thủy hữu tình của miền sơn cước đã vẽ nên những sắc màu tươi tắn cho thiên nhiên Việt Nam và đi vào thơ ca một cách tự nhiên và mềm mại đến như vậy. Qua những vần ca dao sâu lắng, chúng ta thêm tự hào, thêm yêu mến thiên nhiên hùng vĩ của Việt Nam ta.
Xem thêm các bài văn mẫu lớp 6 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức
Cảm nghĩ về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước
Cảm nghĩ về bài ca dao Gió đưa cành trúc la đà
Cảm nhận của em về đoạn thơ Đời cha ông với đời tôi
Suy nghĩ về vẻ đẹp tâm hồn người Việt trong Chuyện cổ nước mình