Suy nghĩ về tình cảm của tác giả trong bài thơ Trái Đất
Đề bài: Viết đoạn văn suy nghĩ về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ “Trái Đất”.
I. Tác giả
- Rasul Gamzatov sinh năm 1923, mất năm 2003.
- Quốc tịch: Người dân tộc Avar, nước Cộng hòa Đa-ghe-xtan, thuộc Liên Bang Nga.
- Ông đã được trao tặng các danh hiệu "Nhà thơ nhân dân Daghestan", "Anh hùng lao động Liên Xô", "Nhà thơ lớn của thế kỷ XX" và giải thưởng "Hoa sen" của Hội nhà văn Á-Phi.
- Ông còn là Đại biểu Xô-viết tối cao Liên Xô nhiều năm liền và đảm nhận cương vị lãnh đạo Hội nhà văn Daghestan hơn nửa thế kỷ.
- Thơ ông tràn đầy tình yêu với quê hương, con người, sự sống và hướng tới việc xây đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Các tác phẩm tiêu biểu: Năm tôi sinh, trái tim tôi trên núi, Những ngôi sao xa,…
- Ông nhận giải thưởng Stalin vào năm 29 tuổi.
II) Đoạn văn mẫu: Suy nghĩ về tình cảm của tác giả trong bài thơ Trái Đất
Đoạn văn mẫu 01
“Trái đất” là một bài thơ độc đáo và để lại nhiều bài học sâu sắc cho mỗi người trong việc bảo vệ và giữ gìn một hành tinh sạch đẹp. Trong tác phẩm này, nhà thơ Gam-da-tốp đã thể hiện một cách rõ nét và chân thành những cảm xúc của mình dành cho người mẹ vĩ đại của muôn loài. Bài thơ được chia làm hai khổ thơ với nội dung khác biệt. Trong khổ thơ đầu tiên, tác giả đã thẳng thắn lên án những kẻ đã và đang hủy hoại Trái Đất:
Trái Đất! Có bọn xem người là quả dưa
Họ bổ, cắn người thành muôn mảnh nhỏ
Tác giả đã gọi “Trái Đất” là “người”. Đây là phép nhân hóa thể hiện sự tôn trọng, thiêng liêng hóa dành cho Trái Đất thân yêu. Nhà thơ đã gọi bằng tất cả lòng biết ơn của người con đang ngày ngày hít khí trời và sống trên Trái Đất. Tác giả thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất khi gọi chúng là “bọn”, “lũ” nhằm lên án, phê phán những kẻ ăn cháo đá bát, đang ra tay hủy hoại Trái Đất vô tội. Ở khổ thơ sau, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với mẹ đất thiêng liêng khi ví Trái Đất là “khuôn mặt thân thương” và thể hiện hành động “lau” nước mắt, “xin đừng khóc nữa”, “Rửa máu sạch”, “hát”, “dịu dàng”. Nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu và mong có thể xoa dịu vết thương đó. Có thể nói, những từ ngữ, hình ảnh và giọng điệu trong bài thơ đã thể hiện được tất cả những tình cảm chân thành của một nhà thơ giàu tình yêu thương.
Đoạn văn mẫu 02
Ra-xun Gam-da-tốp đã rất trân trọng, yêu thương trái đất qua bài thơ “Trái Đất” của ông. Tác giả đã gọi “Trái Đất” là “người”. Tác giả thể hiện thái độ căm phẫn, khinh bỉ, lên án với những kẻ hủy hoại Trái Đất khi gọi chúng là “bọn”, “lũ” nhằm lên án, phê phán những kẻ ăn cháo đá bát, đang ra tay hủy hoại Trái Đất vô tội. Đồng thời, tác giả đã thể hiện sự trân trọng đối với mẹ đất thiêng liêng khi ví Trái Đất là “khuôn mặt thân thương” và thể hiện hành động “lau” nước mắt, “xin đừng khóc nữa”, “Rửa máu sạch”, “hát”, “dịu dàng”. Nhà thơ hiểu được những tổn thương, đau đớn mà Trái Đất đang hàng ngày hàng giờ phải gánh chịu và mong có thể xoa dịu vết thương đó. Bằng ngòi bút tài hoa và tình cảm chân thành Ra-xun Gam-da-tốp đã viết nên một tác phẩm để cảnh tỉnh cho những kẻ có những hành động hủy hoại môi trường sống của mình trước khi quá muộn.