TOP 15 bài Phân tích khổ 2 bài thơ Từ ấy 2024 SIÊU HAY

1900.edu.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh những bài văn mẫu Phân tích khổ 2 "Từ ấy" đạt điểm cao, bao gồm dàn ý phân tích chi tiết, sơ đồ tư duy và những bài văn phân tích mẫu hay nhất giúp các em học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị cho bài thi môn văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

PHÂN TÍCH KHỔ 2 TỪ ẤY

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

- Giới thiệu khổ 2 bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Ví dụ: Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

2. Thân bài:

2.1. Hai câu thơ đầu: Tôi buộc lòng tôi với mọi người / Để tình trang trải với trăm nơi

- Khẳng định quan niệm mới về lẽ sống của tác giả

- Thể hiện sự gắn bó giữa cái tôi và cái ta, giữa cái chung và cái riêng

- Ý thức tự nguyện của tác giả đóng góp cho lý tưởng đảng

- Niềm tin vào lý tưởng đảng

2.2. Hai câu sau: "Để hồn tôi với bao hồn khổ, Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

- Bộc lộ tình yêu thương con người

- Nhà thơ trường thành trong thời kỳ chống Mỹ

- Khẳng định mối quan hệ sâu sắc giữa con người với văn học

3. Kết bài:

- Nêu cảm nhận của em về bài thơ Từ ấy

Ví dụ: Qua khổ 2 bài thơ Từ ấy chúng ta có thể nhận thấy tình yêu, niềm tin đối với lý lẽ sống của tác giả đối với đất nước và con người

Sơ đồ tư duy

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy năm 2021

Bài phân tích mẫu

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 1

Top 8 bài Phân tích khổ 2 bài thơ Từ ấy hay nhất (ảnh 1)

Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ của dân tộc. Thơ ca của ông có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân những năm Cách Mạng. Tập thơ “Từ ấy” mở đầu cho chặng đường thơ ca Cách mạng của ông. Bài thơ cùng tên sáng tác năm 1938 như khúc hát sôi nổi về nhiệt huyết, tình yêu niềm tin với Đảng và Cách mạng. Mở đầu bài thơ là những câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào của người thanh niên trẻ tuổi, thì những vẫn thơ tiếp vẫn là mạch cảm xúc đó tác giả nói lên tiếng nói tình cảm gắn kết khối đại đoàn kết của dân tộc trong ánh sáng Cách mạng Đảng.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Tố Hữu tự nguyện“ buộc” lòng mình với long mọi người. Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả như hòa mình vào với muôn triệu trái tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt Nam. Ông không ngại khổng ngại khó.

Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.

Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la rộng lớn có thể “trang trải” tới muôn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giả cuốn tình yêu của mình được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó.

Không chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn “Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “ Hồn khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khăn, vất vả. Những con người đó sống trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng những đau khổ, sống cùng những khó khăn để san sẻ những nỗi khổ, nỗi đau của triệu người dân.

Điệp từ “để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng mới khi ánh sáng Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người.

Câu thơ cuối vang lên đầy cảm xúc:

“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khăn, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lý tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.

Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lý tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lý tưởng ý chí được nhân lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sáng của Đảng của Cách Mạng đã soi sáng cho lý tưởng, cho ý chí đó.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 2

Ngữ Văn 11: Từ ấy - Bài giảng khác - Đỗ Văn Tùng - Thư viện Bài giảng điện  tử

Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca, văn học Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông đều hướng tới tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng chiến đấu của nhân dân ta. Trong vô vàn những tập thơ tiêu biểu, chắc hẳn những người yêu thơ không thể quên được tập thơ đầu tay của ông mang tên “ Từ ấy”. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “ từ ấy”, tác giả đã gửi gắm, thể hiện trọn niềm vui của người thanh niên trẻ khi được giác ngộ với cách mạng.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, trong giai đoạn Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời nhà thơ, khi ông tìm được con đường chân lý sẽ đi trong những tháng năm tuổi trẻ. Luôn trong tâm thế khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, tác giả đã viết nên bằng tất cả niềm say mê, hạnh phúc khi có đảng qua những câu thơ đầu tiên:

“Từ ấy” là khoảng thời gian từ khi tác giả được giác ngộ lý tưởng cộng sản, ông cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc biết bao. Hình ảnh “ bừng nắng hạ” bừng lên biết bao cảm xúc vỡ òa của tác giả khi được trải qua những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Một luồng ánh sáng chói sáng, hòa mình cũng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí chói qua tim” cho lí tưởng cách mạng.

Tố Hữu đặc biệt sử dụng động từ “ bừng” và “ chói” đã gợi tả nên ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ từ khi Đảng mang lại cho cuộc đời ông. Trái tim ông như được tiếp thêm ngọn lửa rực cháy. Khi trái đất không thể tồn tại khi không có sự hiện diện của mặt trời, tựa như cuộc đời của nhà thơ sẽ chẳng thể nào có lối sáng, nhận được những điều tốt lành nếu như không có sự soi đường dẫn lối của cách mạng.

Tiếp nối mạch cảm xúc, bằng tâm hồn và bút pháp trữ tình lãng mạn, giàu sức tạo hình, Tố Hữu đã tiếp tục diễn tả nỗi niềm vui mừng vô hạn trong những phút giây đầu tiên được sánh vai trong hàng ngũ của Đảng:

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Những cặp hình ảnh ẩn dụ như “vườn hoa lá” và “ rộn tiếng chim” đại diện cho một thế giới mới tràn đầy hương sắc và sức sống. Phía sâu trong tâm hồn của người con người trẻ tuổi là những mong muốn, khát vọng đang thi nhau “đâm chồi nảy nở” tựa như hoa lá mùa xuân. Nó là một hình ảnh so sánh trừu tượng nhưng tác giả vẫn khiến cho người đọc như cũng cảm nhận được vô cùng chân thực của chính nhà thơ.

Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ mang đến ngọn nguồn sức sống mới mà còn mang đến những niềm đam mê cho tác giả. Rồi ngày mai đây, ta sẽ còn có nhiều cơ hội được trải lòng mình đón ánh nắng sớm mai, cùng hương thơm ngào ngạt trong gió thoảng và tiếng chim lảnh lót bên tai. Những cảnh sắc yên bình, hài hòa và đẹp tươi mà đất nước sẽ được đón chào nhờ có Đảng sẽ là động lực lớn lao cho tác giả phấn đấu.

Khi giác ngộ lý tưởng ấy, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm về lẽ sống mới. Ta với Đảng tuy hai mà một, đã là một đảng viên, cần phải biết hòa chung cái tôi cá nhân và cái ta chung của tập thể:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Ngay từ khi ấy, nhà thơ đã tự nguyện “ buộc” lòng mình với mọi người, mọi người chính là cả nhân dân, những người dân máu đỏ da vàng luôn hướng về lá cờ đỏ sao vàng. “ Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Từ những người nông dân cần cù lao động, đến những người cùng chung giai cấp, họ đều ở đây, cùng nhau chiến đấu vì đất nước. Tâm hồn nhà thơ đang được “ trang trải” khắp bốn bề tổ quốc, để góp chút sức mạnh vào khối đoàn kết của dân tộc.

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, lý tưởng , gắn bó với nhau và cùng phấn đấu vì một lợi ích chung của toàn dân tộc. Toàn bộ khổ thơ trên, nhà thơ đã bộc bạch hết những nỗi lòng, tâm tư thương yêu mến mộ đồng bào. Tình yêu giữa người với người, tình thương khi đất nước bị chia cắt, giặc thù xâm hại sẽ thôi thúc những con người ấy đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Khi ta có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, những mưu cầu cá thể để hướng đến mục đích chung của một dân tộc, thì “kẻ thù nào cũng bị tiêu diệt, khó khăn nào cũng có thể vượt qua”.

Chỉ qua những câu thơ ngắn ngủi nhưng hết mực chân thành, từ niềm vui, hân hoan của tác giả khi được bắt gặp ánh sáng chân lý của Đảng đã khiến cuộc đời Tố Hữu bừng sáng biết bao. Những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi và giàu ý nghĩa đã giúp người đọc cảm nhận được hết lòng quyết tâm, lời thề trung thành với nước với dân của nhà thơ.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 3

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải khắp muôn nơi”

Động từ “buộc” được sử dụng một cách rất “đắt” trong câu thơ này. Nó là sự tự nguyện, là thái độ mong muốn được gắn kết sẻ chia. Nhà thơ tự kết dính tấm lòng của mình với tất cả mọi người. Ông xem mọi người đều là người thân của mình, đều là đồng chí anh em cùng chung hoạn nạn sướng vui, để chính ông tự muốn ràng buộc bản thân mình với họ. Sự ràng buộc này không phải là một mối quan hệ cụ thể, nó chính là sợi dây ân tình ân nghĩa sâu nặng mà Tổ Hữu muốn gắn kết giữa muôn người. Ông muốn mọi người vui chung với niềm vui của ông, cùng chiêm nghiệm và giác ngộ lý tưởng cách mạng để con đường kháng chiến thêm những anh hùng. Tố Hữu đã đi từ cái “tôi” cá nhân đến cái “ta”chung ở tất cả mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Thân làm nam nhi sinh ra giữa đất trời, trách nhiệm nặng nề và vinh hạnh luôn trên đôi vai người chiến sĩ, chính là nhiệm vụ giải phóng, bảo vệ tổ quốc. Mọi người ở đây là những người nông dân Việt Nam, những con người hiền lành khổ cực, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Ta bỗng nhớ đến những câu thơ nói về chí làm trai:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”.

Tố Hữu muốn ánh sáng cách mạng được lan tỏa khắp nơi nơi, chiếu soi cho những cuộc đời đau khổ, soi sáng cho những con đường còn mù mịt tăm tối, để cuối cùng, sức mạnh toàn dân tộc được gắn chặt, trỗi dậy và hành động thực sự. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Nhà thơ tìm về sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau nắm chặt tay chiến đấu để trả nợ mối thù non sông. Điều này xuất phát từ ý thức giác ngộ cách mạng của người chiến sĩ Tố Hữu lúc bấy giờ.

Có thể thấy rằng toàn bộ đoạn thơ là lời bộc bạch chân thành về tâm trạng của nhà thơ khi gặp ánh sáng của cuộc đời mình. Với lối viết giản dị chân thành, Tố Hữu giúp độc giả hiểu và cảm nhận được niềm vui sướng mãnh liệt đang trào dâng trong trái tim người lính anh hùng.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 4

Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông hoạt động cách mạng rất sớm, năm 16 tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản, năm 18 tuổi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Đây là thời điểm có ý nghĩa quyết định cả cuộc đời cách mạng và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Từ ấy là một trong những bài thơ hay nhất được sáng tác vào giai đoạn đầu tác giả tham gia cách mạng. Bài thơ là tiếng reo vui của người chiến sĩ say mê lí tưởng, yêu nước, yêu cuộc đời, nguyện hiến dâng tuổi thanh xuân cho Tổ quốc, cho nhân dân. Có thể coi bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu nói chung. Đây là quan điểm, là nhận thức sâu sắc của nhà thơ về mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao dưới ánh sáng chói lọi của Đảng Cộng sản. Điều đó được thể hiện rõ nhất ở khổ thơ thứ 2.

Khổ thơ thứ 2 là hệ quả của sự giác ngộ chân lí, là lời tâm niệm được nói lên như một lẽ sống, một quyết tâm, một lời hứa thiêng liêng. Đó là thái độ tự nguyện hiến dâng cho cách mạng, tự nguyện gắn bó với quần chúng lao khổ:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Nếu ở khổ thơ trước với biện pháp tu từ ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí, vườn hoa lá) với lời thơ bay bổng, lãng mạn thì ở khổ thơ này tác giả sử dụng ngôn ngữ giản dị mộc mạc, âm điệu nhẹ nhàng, sâu lắng. Đó là lời bộc bạch trực tiếp ước vọng chân thành của nhà thơ; là tâm niệm của “cái tôi trữ tình cách mạng”. Tôi buộc lòng tôi với mọi người là hành động hoàn toàn tự nguyện của nhà thơ đối với giai cấp cần lao. Nhà thơ muốn tình cảm của mình được trang trải với trăm nơi, trở thành sợi dây liên kết chặt chẽ với những trái tim của lớp người cùng khổ để tạo nên một khối đời vững chắc, trở thành sức mạnh to lớn phá tan chế độ thực dân phong kiến, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp hơn.

Trong quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi cá nhân”. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi cá nhân” và “cái ta tập thể”. Động từ buộc thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi cá nhân” để sống chan hoà với mọi người. Từ trang trải thể hiện tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của mỗi con người.

Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong mối liên hệ với mọi người, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào tập thể có cùng lí tưởng thì sức mạnh sẽ nhân lên gấp bội. Tố Hữu đã đặt mình vào giữa dòng đời, vào môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đoạn thơ, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của đông đảo quần chúng nhân dân.

Khổ 2 Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của Tố Hữu. “Cái tôi trữ tình” lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh, lúc bay bổng, lúc lắng đọng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi tìm thấy lí tưởng. Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, là tiếng lòng tha thiết của một thanh niên bắt đầu giác ngộ lí tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc. Vượt thời gian, sau hơn nửa thế kỉ ra đời, Từ ấy vẫn tươi xanh chất trữ tình cách mạng. Bài thơ đã tạo được sự đồng cảm, mến mộ của nhiều thế hệ yêu thích thơ Tố Hữu.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 5

Tố Hữu là nhà thơ nổi tiếng và trưởng thành theo cách mạng. Thơ của Tố Hữu là sự pha trộn hài hòa giữa chất trữ tính và chính trị. Ông cho ra đời rất nhiều tác phẩm thơ sống mãi và nổi tiếng như Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận, Máu và Hoa… Một trong những tác phẩm nổi tiếng trong tập thơ của Tố Hữu phải kể đến Từ Ấy. Từ Ấy là tác phẩm mở đầu con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu. Bài thơ cũng là chân lý sống của tác giả thông qua lý tưởng cách mạng. Đặc biệt ở hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện rõ những vấn đề trong bài.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Mọi người đều có những giây phút trọng đại của cuộc đời và có những cảm xúc riêng hạnh phúc khôn tả. Trong tình yêu, hạnh phúc là khi yêu và được yêu, trong tình cảm gia đình, hạnh phúc là khi có mẹ có cha ở bên... Có thể nói, hạnh phúc với mỗi người là khác nhau nhưng đều chung một cảm giác, đó là tuyệt vời, là nắng ấm dịu dàng. Và với Tố Hữu, thì hạnh phúc tuyệt vời lúc này đây chính là gặp được lý tưởng cách mạng, khiến cho tâm hồn của tác giả như nở hoa, hạnh phúc không thể thốt thành lời.

“Từ ấy” là một khoảng thời gian không xác định nhưng nó cũng có nghĩa là rất lâu rồi, từ khoảnh khắc ấy, khoảnh khắc nhận ra chân lí của cuộc đời mình. Đó là khoảnh khắc tác giả thấy được ánh sáng cách mạng, thấy được con đường cứu nước đúng đắn và ông tin theo nó. Mặt trời ở đây chính là mặt trời chân lý, ánh sáng cách mạng.

Nếu trái đất tồn tại được vì có ánh sáng của mặt trời soi sáng, khiến cho vạn vật đâm chồi nảy lộc, sự sống hình thành. Thì ánh sáng cách mạng cũng chính là mặt trời rọi chiếu vào trái tim tác giả, khiến cho trái tim, khối óc của người chiến sĩ như bừng sáng, xóa tan đi mọi u tối và tìm được cho mình con đường đi đúng đắn. Vì vậy, tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng lúc này đây mới rộn ràng tiếng chim, đậm hương thơm và là một vườn hoa lá. Tâm hồn hay chính xác là niềm vui, niềm vui khôn xiết. Ánh sáng cách mạng rọi chiếu khiến cho trái tim người cộng sản rạo rực, hạnh phúc khôn tả không khác gì tình yêu đôi lứa và có lẽ còn cao hơn cả tình yêu. Đó là tình yêu lí tưởng, tình yêu cách mạng dành cho dân tộc, cho đất nước.

Khi bạn đang bế tắc trước cuộc đời, con đường đi tăm tối không biết nên đi hướng nào cho đúng, bạn gặp được chân lí cuộc đời, gặp được ánh sáng dẫn bạn đi đúng hướng thì còn gì tuyệt hơn. Và người chiến sĩ cách mạng cũng vậy.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Sau những giây phút sung sướng nhận ra lý tưởng cuộc đời và cần phải đi, người cộng sản phải xác định một tâm thế, một hành động thật xứng đáng. Đó chính là trách nhiệm đối với cuộc đời, những kiếp người khốn khổ.

Tác giả sử dụng động từ “buộc” cho thấy sự chủ động, ràng buộc và xóa đi cái tôi cá nhân, thay vào đó là cái tôi hướng đến những kiếp người. Sự hẹp hòi ích kỉ không có mặt ở đây. Trên con đường cách mạng mà người chiến sĩ đã lựa chọn chỉ có sự hi sinh, đồng lòng, đoàn kết và thấu hiểu. Tác giả tự cho mình là con của mọi nhà, là anh của vạn kiếp phôi pha, là anh của vạn đầu em nhỏ… Tác giả đã “buộc” nghĩa là dứt khoát, mạnh mẽ, lí trí sáng suốt cuộc đời mình với người dân. Dù đó là ai, thì người chiến sĩ cách mạng cũng sẽ hết lòng phụng sự. Đây chính là tinh thần tự nguyện, tình nhân ái làm cho mỗi người hòa vào cuộc đời và trở thành con người theo nghĩa của nó.

Khi con người đoàn kết, sống vì nhau sẽ tạo nên một khối thống nhất. Có lẽ vì vậy mà dân tộc Việt Nam bé nhỏ đã có thể “rũ bùn đứng dậy sáng lòa” vì tình tương thân tương ái, hòa quyện vào nhau. Và có lẽ, chính những con người cộng sản ấy đã là sợi dây kết nối vô hình để gần gũi hơn với những mảnh đời bất hạnh, để hiểu và dẫn dắt họ đứng lên, đấu tranh tìm hạnh phúc.

Từ ấy là bản đàn dạo vui đầu tiên của người cộng sản khi gặp ánh sáng cách mạng. Trong hai khổ thơ đâu cũng chính là niềm vui, là trách nhiệm cao cả mà người chiến sĩ cảm nhận và thấy được. Tâm hồn bừng sáng cũng là lúc trái tim lí trí phải mạnh mẽ, dứt khoát và quyết tâm. Cho dù con đường đó chông gai khó khăn nhưng vẫn tiến về phía trước để thay đổi những cuộc đời bất hạnh.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 6

Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và "Từ ấy" ra đời như một kết quả tất yếu, đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Khổ thơ thứ 2 của bài thơ là biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình. Nhà thơ nguyện dấn thân vào cuộc đời nhân dân, “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân. Đó là nhận thức, là giác ngộ, là lẽ sống lớn. Nhà thơ kết nối “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”, kết nối “kiếp phôi pha” để rồi cuối cùng làm cho “mạnh khối đời” - khối đại đoàn kết dân tộc.

Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”, với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi bé nhỏ, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy.

Nhận thức mới của Tố Hữu cũng thật khác xa với nhân vật Hạ Du (Thuốc – Lỗ Tấn), Hạ Du xa rời quần chúng nhân dân để rồi ôm nỗi đau bi kịch của người cách mạng còn Tố Hữu lại biết đứng về nhân dân lao khổ và giác ngộ trong hàng ngũ ấy.

“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ này đã khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. Thật đáng quý biết bao tâm hồn cao đẹp ấy.

Nói tóm lại bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó là cái Tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem tất cả tinh thần và tuổi trẻ của mình phụng sự cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 7

Nghĩ về Tố Hữu, Chế Lan Viên từng chia sẻ: "Tố Hữu là một nhà thơ có lý tưởng. Lý tưởng ấy khiến cho nhà thơ luôn nghe được bên tai tiếng gọi của Tổ quốc, tự mình biến thành tiếng gọi ấy để thức tỉnh lòng người". Khi đọc và cảm nhận bài thơ "Từ ấy" của Tố Hữu, ta lại càng thấm thía hơn lời chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên. Khổ thơ thứ hai trong bài thơ cũng là một đoạn thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Đây là đoạn thơ thứ hai trong bài thơ "Từ ấy". Sau khổ thơ thứ nhất diễn tả những xúc cảm mãnh liệt, dâng trào mạnh mẽ vì được là một phần trong hàng ngũ những người sống và phấn đấu vì lý tưởng cao đẹp, nhân vật trữ tình đã tiếp tục chia sẻ niềm vui sướng, hạnh phúc của mình với "trăm người", "trăm nơi".

Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:

“Ta là một là riêng là thứ nhất
Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.

Hay như Chế Lan Viên thì nói:

“Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.

Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi”.

Buộc là một cách nói ngoa dụ nhưng nhằm nhấn mạnh sự gắn bó đoàn kết với mọi người với nhân dân. Và Tố Hữu xác định gắn bó đoàn kết chưa đủ mà phải trang trải tình cảm, chia sẽ yêu thương với trăm nơi với mọi nhà. Hai chữ “buộc” và “trang trải” tình cảm với mọi người với trăm nơi đã thể hiện cái nhận thức khá toàn diện về một quan niệm sống mới, tức là một nhân sinh quan mới.

Sau nhận thức buộc và trang trải tình cảm nhà thơ còn thể hiện một nhận thức mới cụ thể hơn, đó là buộc và trang trải tình cảm với bao hồn khổ là với những con người lao khổ, để không ngoài mục đích là cho “mạnh khối đời” cho mạnh đội ngũ chiến đấu. Như vậy quan niệm về gắn bó và chia sẻ tình cảm của Tố Hữu có địa chỉ cụ thể và có mục đích cụ thể.

Khổ thơ thứ hai nhà thơ đã phản ánh kết quả của lý tưởng Đảng được soi chiếu vào tâm hồn nhà thơ ở khổ thơ thứ nhất. Đó là sự hình thành một nhân sinh quan mới, đó là quan niệm sống vì mọi người vì cách mạng.

Thơ Tố Hữu luôn sống mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam. Niềm cảm hứng, tinh thần, ý chí quyết tâm góp công sức cá nhân vào công cuộc xây dựng, đắp bồi cái chung ông gửi vào từng trang thơ luôn lan tỏa mạnh mẽ đến từng thế hệ người Việt Nam. "Từ ấy" là một bài thơ tiêu biểu cho điều đó.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 8

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới của lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

Khi giác ngộ lý tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

 Để tình trang trải với muôn nơi

 Để hồn tôi với bao hồn khổ

 Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.

Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lý tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.

Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội.

Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lý tưởng của nhà thơ Tố Hữu.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 9

Tố Hữu là một nhà thơ lớn của cách mạng Việt Nam. Ông đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà. Thơ ông mang đậm khuynh hướng sử thi, trữ tình gắn với chính trị.

Bài thơ “Từ ấy” in trong tập thơ đầu tay của ông, là một trong những bài thơ xuất sắc của nhà thơ. Đặc biệt, hai khổ thơ đầu của bài thơ thể hiện niềm vui sướng, hạnh phúc tột cùng của Tố Hữu khi sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, đồng thời cũng cho thấy những nhận thức về lẽ sống và trách nhiệm của bản thân nhà thơ:

‘Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Bài thơ mở đầu với những câu thơ viết theo lỗi tự sự, thể hiện niềm say sưa, hạnh phúc như bừng tỉnh tâm hồn khi nhà thơ nhận thấy lý tưởng của Đảng:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”

Nhà thơ kể lại một mốc lịch sử đáng nhớ của cuộc đời mình “từ ấy”. “Từ ấy” là từ khi người thanh niên tuổi mười tám, đôi mươi được giác ngộ lý tưởng cộng sản và đứng trong hàng ngũ của Đảng. Tác giả đã sử dụng thành công hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, mặt trời chân lý” để chỉ lý tưởng cộng sản, lý tưởng cách mạng. Bởi lẽ, “nắng hạ” là cái nắng rực rỡ còn “mặt trời” tròn trịa là cội nguồn của ánh sáng vĩnh hằng.

Đối với nhà thơ, điều đó cũng giống như tầm quan trọng của cách mạng, là nguồn sống đối với nhà thơ, với dân tộc Việt Nam đang chịu áp bức, sống trong cảnh nước mất nhà tan. Động từ “bừng” gợi một ánh nắng mùa hạ chói chang, đột nhiên sáng bừng lên, cũng giống như tâm hồn nhà thơ bất chợt được khai sáng, được nảy nở sau bao chuỗi ngày “bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước”.

Chính “mặt trời chân lý” của cách mạng đã mang ánh nắng mới ấm áp, rực rỡ “chói” qua trái tim của Tố Hữu. Mang đến ánh sáng với trái tim của một tuổi trẻ đầy nhiệt huyết để khát khao mãnh liệt được cống hiến. Nhà thơ đã sử dụng động từ mạnh “chói” ở giữa câu thơ để thể hiện sự tác động mạnh mẽ của lý tưởng cộng sản đến với cuộc đời mình.

Nhà thơ đã tiếp tục diễn tả niềm hạnh phúc vô bờ của mình từ bước ngoặt cuộc đời ấy bằng giọng thơ đầy háo hức cùng những hình ảnh giàu sức gợi hình, gợi cảm:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

Nhà thơ đã dùng biện pháp tu từ so sánh, ví tâm hồn mình như “một vườn hoa lá”. Từ khi có ánh sáng của mặt trời chân lý cách mạng chiếu soi, tâm hồn nhà thơ đầy niềm khát khao, vui vẻ ngập tràn giống như một vườn hoa “rất đậm hương” và “rộn tiếng chim”. Hình ảnh sống động “đậm hương”, “rộn tiếng chim” càng khẳng định đó là một vườn hoa lá rực rỡ đầy sức sống mãnh liệt, tỏa hương thơm ngào ngạt, rộn ràng vươn lên đón nắng mới. Câu thơ cho thấy một niềm náo nức, say mê và hạnh phúc ngập tràn như tiếng hoan ca trong tâm hồn người chiến sĩ cách mạng, người thi sĩ.

Niềm vui sướng, say mê của nhà thơ Tố Hữu khi giác ngộ lý tưởng cách mạng cũng giống bao hồn thơ khác nảy nở tâm hồn sau bao tháng ngày tăm tối.

Từ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, với sự nhiệt huyết chân thành, người thanh niên tuổi trẻ Tố Hữu đã bắt đầu có những nhận thức thay đổi trong lẽ sống cao đẹp, trách nhiệm cuộc đời mình:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Nhờ chân lý cách mạng soi sáng, nhà thơ có những nhận thức mới trong gắn bó với mọi người. Động từ “buộc” thể hiện sự ràng buộc của bản thân nhà thơ đối với môi trường rộng lớn mọi giai cấp, bỏ đi cái tôi cá nhân để hòa vào cái ta rộng lớn. Cụm từ “trang trải” và “trăm nơi” nói lên tình yêu thương giai cấp trong trái tim nhà thơ với mong muốn đồng cảm sâu sắc với người lao động nghèo khó.

Sự đồng cảm của nhà thơ với bao “hồn khổ” là tiếng lòng thiết tha yêu thương, gần gũi với những người bị bóc lột trong xã hội, đó là em nhỏ, những bà mẹ nghèo, những người không nhà cửa…Câu thơ cuối là niềm ước ao, khát khao cháy bỏng của nhà thơ không phân biệt giai cấp, gần gũi, bao bọc nhau để thêm “mạnh khối đời”. Điều đó thể hiện mong ước đoàn kết mọi giai cấp để tạo nên một khối thống nhất với sức mạnh cực kỳ to lớn.

Điệp từ “để” được điệp lại hai lần cùng nhịp thơ nhịp nhàng, giọng thơ hân hoan, háo hức càng thể hiện được sự thay đổi mạnh mẽ, sôi nổi trong lý tưởng sống của nhà thơ. Gấp trang sách lại mà hình ảnh một vườn hoa lá rộn tiếng chim cùng mặt trời chân lý chói chang, rực rỡ vẫn in sâu trong trái tim người đọc.

Bài thơ Từ ấy nói chung cũng như đoạn thơ nói riêng đã thể hiện một cách sâu sắc và thành công niềm say mê, vui sướng và hạnh phúc vô bờ của nhà thơ khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng. Dù đất nước đã hòa bình thống nhất nhưng bài thơ mãi là tiếng ca reo vui của người thanh niên trẻ giàu nhiệt huyết và khát khao cống hiến tuổi trẻ cho đất nước, để lại những dư âm sâu lắng trong trái tim mọi độc giả.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 10

"Từ Ấy" là bài thơ rất hay, đặc biệt bởi đây là bài thơ đánh dấu cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà thơ. Tháng 7 năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Đông Dương. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với cảm xúc, suy tư sâu sắc Tố Hữu viết nên "Từ Ấy". Bài thơ nằm trong phần "Máu Lửa" của tập "Từ Ấy". Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng cho tới chân thực trong khổ thơ cuối bài.

Trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại đầy chi tiết những biến chuyển trong nhận thức, tình cảm của nhà thơ. Trở thành người chiến sĩ cộng sản, Tố Hữu thấy được sự đồng điệu, gắn bó và cả trách nhiệm của bản thân với vận mệnh của đất nước, với quần chúng lao khổ:

"Tôi buộc hồn tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

Động từ "buộc" không chỉ thể hiện ý thức gắn bó tự nguyện, quyết tâm kết nối mạnh mẽ của nhà thơ mà còn thể hiện mối quan hệ gắn bó, khăng khít giữa cái "tôi" cá nhân và cái "ta" chung của cộng đồng. Có thể thấy nhà thơ Tố Hữu đã mở lòng mình ra để yêu thương, gắn bó với mọi người xung quanh, đây cũng chính cơ sở tạo nên tình đoàn kết dân tộc và sức mạnh của cả tập thể trong cuộc đấu tranh chung.

Từ ý thức, nguyện vọng gắn bó với quần chúng cần lao, nhà thơ Tố Hữu đã hướng tới những điều lớn lao, cao đẹp hơn "Để tình trang trải với trăm nơi". Nhà thơ muốn gắn kết tâm hồn mình với tất cả mọi người, với "trăm nơi" để tạo nên mối đồng cảm sâu xa, chân thành, tự nguyện với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

"Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Hai câu thơ sau đã làm sâu sắc thêm mong muốn gắn kết của nhà thơ với quần chúng quần lao "bao hồn khổ". Tình yêu thương, sự quan tâm giữa con người với con người không chỉ làm cho mối quan hệ thêm gắn kết "gần gũi" mà còn tạo ra sức mạnh đoàn kết mạnh mẽ "thêm mạnh khối đời". Sức mạnh của tinh thần đoàn kết ấy chúng ta cũng từng bắt gặp trong bài thơ "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm:

"Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất nước vẹn tròn, to lớn"

Như vậy, trong khổ thơ thứ hai, nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện quan niệm sống mới mẻ về sự gắn bó giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.

Bằng ngôn từ giản dị mà giàu ý nghĩa biểu tượng và giọng thơ sôi nổi, nồng nàn nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện được niềm vui lớn, lẽ sống lớn khi bắt gặp ánh sáng cộng sản. Bài thơ như một lời tuyên ngôn đầy mạnh mẽ, quyết tâm của nhà thơ về lí tưởng sống, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ cộng sản, qua đó cũng khẳng định quan điểm nghệ thuật của nhà thơ: Văn chương phải phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 11

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lý sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lý sống, lẽ sống mới của lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

Khi giác ngộ lý tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.

Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lý tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.

Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội.

Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lý tưởng của nhà thơ Tố Hữu.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 12

Tố Hữu được mệnh danh là nhà thơ của dân tộc. Thơ ca của ông có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của nhân dân những năm Cách Mạng. Tập thơ “Từ ấy” mở đầu cho chặng đường thơ ca Cách mạng của ông. Bài thơ cùng tên sáng tác năm 1938 như khúc hát sôi nổi về nhiệt huyết, tình yêu niềm tin với Đảng và Cách mạng. Mở đầu bài thơ là những câu thơ diễn tả cảm xúc dạt dào của người thanh niên trẻ tuổi, thì những vẫn thơ tiếp vẫn là mạch cảm xúc đó tác giả nói lên tiếng nói tình cảm gắn kết khối đại đoàn kết của dân tộc trong ánh sáng Cách mạng Đảng.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Tố Hữu tự nguyện“ buộc” lòng mình với long mọi người. Dưới ánh sáng của Cách Mạng, tác giả như hòa mình vào với muôn triệu trái tim Việt Nam. Từ “buộc” thể hiện sự gắn bó chặt chẽ, đoàn kết. Tác giả nguyện cùng đứng trong đau khổ, cùng đói nghèo, cùng vui sướng cùng hạnh phúc với người dân Việt Nam. Ông không ngại khổng ngại khó.

Cũng từ chữ “buộc” ta như thấy được sự trách nhiệm của ông đối với dân tộc, đất nước. Trách nhiệm của một người dân Việt Nam là bảo vệ nền độc lập dân tộc. Trách nhiệm của người chiến sĩ Cách mạng là yêu thương lấy đồng bào, bảo vệ nhân dân thoát khỏi chiến tranh, thoát khỏi đói nghèo.

Tác giả “để tình trang trải với muôn nơi”. Phải chăng cái tình của tác giả bao la rộng lớn có thể “trang trải” tới muôn nơi? Đúng thế, đó là tình yêu với muôn vàn người dân đất Việt. Tình yêu đó bao la, tình yêu đó rộng lớn. Tác giả cuốn tình yêu của mình được hòa cùng tính yêu của muôn người. Đó là tình yêu to lớn, tình yêu gắn bó.

Không chỉ “trang trải tới muôn nơi” mà Tố Hữu còn muốn “Để hồn tôi với bao hồn khổ”. “ Hồn khổ” đó là cách nói hình ảnh về những con người Việt Nam thời kì này bị chiến tranh làm cho đói nghèo, bị thực dân đàn áp, cuộc sống khó khăn, vất vả. Những con người đó sống trong những tháng ngày tăm tối của nô lệ, của đàn áp. Tác giả nguyện để mình sống cùng những đau khổ, sống cùng những khó khăn để san sẻ những nỗi khổ, nỗi đau của triệu người dân.

Điệp từ “để” đứng ở đầu câu nhấn mạnh tình cảm, sự vị tha của một con người không chỉ yêu Cách Mạng mà yêu cả những con người xung quanh. Đó là lí tưởng mới khi ánh sáng Đảng đã soi chiếu. Sống không chỉ vì ta mà còn vì mọi người.

Câu thơ cuối vang lên đầy cảm xúc:

“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

“Khối đời” một cách nói trừu tượng về tình đoàn kết, sự gắn bó chặt chẽ của mọi người dân đất Việt Nam. Đó là những con người cùng chung cảnh ngộ khó khăn, cùng chung hoàn cảnh đau khổ. Đó cũng là cũng con người chung lý tưởng, chung chí hướng: sống vì đất nước, vì dân tộc, đấu tranh cho một hòa bình độc lập dân tộc. Tố Hữu muốn nhấn mạnh trong khó khăn gian khổ, con người cùng nhau gần gũi, cùng nhau sát cánh, cùng nhau đứng lên chiến đấu thể hiện tình đoàn kết, tình dân tộc thì mọi điều đều vượt qua dễ dàng.

Khổ thơ với cách sử dụng từ ngữ hình ảnh chính xác, hình ảnh, thơ mộng lãng mạn đã thể hiện rõ tư tưởng tình cảm, lý tưởng của tác giả. Khi cái tôi hòa vào cùng cái ta, khi cái riêng tư hòa cùng cái chung của cộng đồng thì lý tưởng ý chí được nhân lên, được củng cố thêm mạnh mẽ, vững chắc. Và ánh sáng của Đảng của Cách Mạng đã soi sáng cho lý tưởng, cho ý chí đó.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 13

Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca, văn học Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông đều hướng tới tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng chiến đấu của nhân dân ta. Trong vô vàn những tập thơ tiêu biểu, chắc hẳn những người yêu thơ không thể quên được tập thơ đầu tay của ông mang tên “ Từ ấy”. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “ từ ấy”, tác giả đã gửi gắm, thể hiện trọn niềm vui của người thanh niên trẻ khi được giác ngộ với cách mạng.

Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, trong giai đoạn Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời nhà thơ, khi ông tìm được con đường chân lý sẽ đi trong những tháng năm tuổi trẻ. Luôn trong tâm thế khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, tác giả đã viết nên bằng tất cả niềm say mê, hạnh phúc khi có đảng qua những câu thơ đầu tiên:

“Từ ấy” là khoảng thời gian từ khi tác giả được giác ngộ lý tưởng cộng sản, ông cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc biết bao. Hình ảnh “ bừng nắng hạ” bừng lên biết bao cảm xúc vỡ òa của tác giả khi được trải qua những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Một luồng ánh sáng chói sáng, hòa mình cũng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí chói qua tim” cho lí tưởng cách mạng.

Tố Hữu đặc biệt sử dụng động từ “ bừng” và “ chói” đã gợi tả nên ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ từ khi Đảng mang lại cho cuộc đời ông. Trái tim ông như được tiếp thêm ngọn lửa rực cháy. Khi trái đất không thể tồn tại khi không có sự hiện diện của mặt trời, tựa như cuộc đời của nhà thơ sẽ chẳng thể nào có lối sáng, nhận được những điều tốt lành nếu như không có sự soi đường dẫn lối của cách mạng.

Tiếp nối mạch cảm xúc, bằng tâm hồn và bút pháp trữ tình lãng mạn, giàu sức tạo hình, Tố Hữu đã tiếp tục diễn tả nỗi niềm vui mừng vô hạn trong những phút giây đầu tiên được sánh vai trong hàng ngũ của Đảng:

Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim

Những cặp hình ảnh ẩn dụ như “vườn hoa lá” và “ rộn tiếng chim” đại diện cho một thế giới mới tràn đầy hương sắc và sức sống. Phía sâu trong tâm hồn của người con người trẻ tuổi là những mong muốn, khát vọng đang thi nhau “đâm chồi nảy nở” tựa như hoa lá mùa xuân. Nó là một hình ảnh so sánh trừu tượng nhưng tác giả vẫn khiến cho người đọc như cũng cảm nhận được vô cùng chân thực của chính nhà thơ.

Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ mang đến ngọn nguồn sức sống mới mà còn mang đến những niềm đam mê cho tác giả. Rồi ngày mai đây, ta sẽ còn có nhiều cơ hội được trải lòng mình đón ánh nắng sớm mai, cùng hương thơm ngào ngạt trong gió thoảng và tiếng chim lảnh lót bên tai. Những cảnh sắc yên bình, hài hòa và đẹp tươi mà đất nước sẽ được đón chào nhờ có Đảng sẽ là động lực lớn lao cho tác giả phấn đấu.

Khi giác ngộ lý tưởng ấy, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm về lẽ sống mới. Ta với Đảng tuy hai mà một, đã là một đảng viên, cần phải biết hòa chung cái tôi cá nhân và cái ta chung của tập thể:

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với muôn nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Ngay từ khi ấy, nhà thơ đã tự nguyện “ buộc” lòng mình với mọi người, mọi người chính là cả nhân dân, những người dân máu đỏ da vàng luôn hướng về lá cờ đỏ sao vàng. “ Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Từ những người nông dân cần cù lao động, đến những người cùng chung giai cấp, họ đều ở đây, cùng nhau chiến đấu vì đất nước. Tâm hồn nhà thơ đang được “ trang trải” khắp bốn bề tổ quốc, để góp chút sức mạnh vào khối đoàn kết của dân tộc.

“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, lý tưởng , gắn bó với nhau và cùng phấn đấu vì một lợi ích chung của toàn dân tộc. Toàn bộ khổ thơ trên, nhà thơ đã bộc bạch hết những nỗi lòng, tâm tư thương yêu mến mộ đồng bào. Tình yêu giữa người với người, tình thương khi đất nước bị chia cắt, giặc thù xâm hại sẽ thôi thúc những con người ấy đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Khi ta có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, những mưu cầu cá thể để hướng đến mục đích chung của một dân tộc, thì “kẻ thù nào cũng bị tiêu diệt, khó khăn nào cũng có thể vượt qua”.

Chỉ qua những câu thơ ngắn ngủi nhưng hết mực chân thành, từ niềm vui, hân hoan của tác giả khi được bắt gặp ánh sáng chân lý của Đảng đã khiến cuộc đời Tố Hữu bừng sáng biết bao. Những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi và giàu ý nghĩa đã giúp người đọc cảm nhận được hết lòng quyết tâm, lời thề trung thành với nước với dân của nhà thơ.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 14

Tố Hữu là một trong những nhà thơ cách mạng nổi tiếng nhất, ông có những tác phẩm thơ sống mãi như tập Việt Bắc (1947-1954), tập Gió lộng (1955-1961), tập Ra trận (1962-1971), Máu và hoa (1972-1977),…. Một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông là bài Từ ấy. Từ ấy là bài thơ mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, bài thơ đồng thời là một chân lí sống của tác giả trong cuộc sống. Khổ 2 của bài thơ thể hiện sự nhận thức của tác giả về chân lí sống, lẽ sống mới qua lí tưởng đảng. Chúng ta cùng đi tìm hiểu khổ 2 của bài thơ Từ ấy để hiểu rõ hơn những vấn đề trong bài.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp muôn nơi”

Động từ “buộc” được sử dụng một cách rất “đắt” trong câu thơ này. Nó là sự tự nguyện, là thái độ mong muốn được gắn kết sẻ chia. Nhà thơ tự kết dính tấm lòng của mình với tất cả mọi người. Ông xem mọi người đều là người thân của mình, đều là đồng chí anh em cùng chung hoạn nạn sướng vui, để chính ông tự muốn ràng buộc bản thân mình với họ. Sự ràng buộc này không phải là một mối quan hệ cụ thể, nó chính là sợi dây ân tình ân nghĩa sâu nặng mà Tổ Hữu muốn gắn kết giữa muôn người. Ông muốn mọi người vui chung với niềm vui của ông, cùng chiêm nghiệm và giác ngộ lý tưởng cách mạng để con đường kháng chiến thêm những anh hùng. Tố Hữu đã đi từ cái “tôi” cá nhân đến cái “ta”chung ở tất cả mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Thân làm nam nhi sinh ra giữa đất trời, trách nhiệm nặng nề và vinh hạnh luôn trên đôi vai người chiến sĩ, chính là nhiệm vụ giải phóng, bảo vệ tổ quốc. Mọi người ở đây là những người nông dân Việt Nam, những con người hiền lành khổ cực, những con người cùng chung giai cấp vô sản. Ta bỗng nhớ đến những câu thơ nói về chí làm trai:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông”.

Tố Hữu muốn ánh sáng cách mạng được lan tỏa khắp nơi nơi, chiếu soi cho những cuộc đời đau khổ, soi sáng cho những con đường còn mù mịt tăm tối, để cuối cùng, sức mạnh toàn dân tộc được gắn chặt, trỗi dậy và hành động thực sự. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Nhà thơ tìm về sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân tộc, cùng nhau nắm chặt tay chiến đấu để trả nợ mối thù non sông. Điều này xuất phát từ ý thức giác ngộ cách mạng của người chiến sĩ Tố Hữu lúc bấy giờ.

Có thể thấy rằng toàn bộ đoạn thơ là lời bộc bạch chân thành về tâm trạng của nhà thơ khi gặp ánh sáng của cuộc đời mình. Với lối viết giản dị chân thành, Tố Hữu giúp độc giả hiểu và cảm nhận được niềm vui sướng mãnh liệt đang trào dâng trong trái tim người lính anh hùng.

Phân tích khổ 2 trong bài thơ Từ ấy - mẫu 15

Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và "Từ ấy" ra đời như một kết quả tất yếu, đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng. Điều đó được thể hiện rất rõ qua khổ thơ thứ 2 bài Từ ấy.

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải khắp trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Khổ thơ thứ 2 của bài thơ là biểu hiện những nhận thức, lẽ sống mới của cái tôi trữ tình. Nhà thơ nguyện dấn thân vào cuộc đời nhân dân, “cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu” với nhân dân. Đó là nhận thức, là giác ngộ, là lẽ sống lớn. Nhà thơ kết nối “những tù nhân khốn nạn của bần cùng”, kết nối “kiếp phôi pha” để rồi cuối cùng làm cho “mạnh khối đời” - khối đại đoàn kết dân tộc.

Giác ngộ lí tưởng, giác ngộ nhận thức, lẽ sống đối với người cộng sản, trước hết là giác ngộ về chỗ đứng. Nhà thơ chủ động, tự giác hòa “cái tôi” với “cái ta” chung của mọi người, tự nguyện đứng trong hàng ngũ những người lao khổ. Từ “buộc” thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu nguyện gắn bó mật thiết, sống chan hòa với “mọi người”, với “trăm nơi”, với quần chúng đông đảo khắp mọi miền đất nước. Nhóm từ “để tình trang trải” thể hiện tâm hồn nhà thơ như muốn trải rộng với cuộc đời rộng lớn, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với mọi cảnh ngộ của những cuộc đời cần lao. Đây là điều khác biệt với các nhà thơ Mới đương thời, trong khi Tố Hữu giác ngộ cách mạng và đi theo con đường lý tưởng thì các nhà thơ mới lại đang đau buồn với cái tôi bé nhỏ, cô đơn, chôn chặt niềm đau trong những vần thơ bi lụy.

Nhận thức mới của Tố Hữu cũng thật khác xa với nhân vật Hạ Du (Thuốc – Lỗ Tấn), Hạ Du xa rời quần chúng nhân dân để rồi ôm nỗi đau bi kịch của người cách mạng còn Tố Hữu lại biết đứng về nhân dân lao khổ và giác ngộ trong hàng ngũ ấy.

“Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Hai câu thơ này đã khẳng định tình cảm hữu ái giai cấp của Tố Hữu. Tâm hồn của thi sĩ từ đây sẽ nghiêng về phía “bao hồn khổ” để cảm thông, chia sẻ, để cá nhân hòa vào tập thể, tạo nên một sức mạnh quần chúng đông đảo, vĩ đại. Sau này, khi đã trải qua gần 40 năm đời thơ, đời cách mạng, Tố Hữu cũng đã viết: “Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”. Thật đáng quý biết bao tâm hồn cao đẹp ấy.

Nói tóm lại bài thơ “Từ ấy” là một bài thơ của một cái tôi tràn đầy cảm xúc. Đó là cái Tôi lần đầu được giác ngộ lý tưởng và nguyện đem tất cả tinh thần và tuổi trẻ của mình phụng sự cho lý tưởng cao cả ấy. Bài thơ còn là một tuyên ngôn nghệ thuật và mang đậm phong cách thơ Tố Hữu. Nó xứng đáng là một tiếng hát lạc quan, yêu đời, đắm say lí tưởng, ngày nay vẫn làm xúc động hàng triệu trái tim độc giả.

Đôi nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

1.1 Vài nét về tiểu sử

- Tố Hữu (1920 - 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành.

- Quê gốc ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Thân sinh là một nhà nho nghèo, bà mẹ cũng là con một nhà nho, cả hai người đã truyền cho con tình yêu tha thiết với văn học dân gian.

- Năm 12 tuổi, mồ côi mẹ. Sau đó một năm vào học tại trường Quốc học Huế, tham gia phong trào đấu tranh cách mạng.

- Bước vào tuổi thiếu niên, ông tham gia phong trào cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế.

- Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên.

- Tháng 3 năm 1942: ông vượt ngục ra Thanh Hoá tiếp tục hoạt động.

- Cách mạng tháng Tám 1945: Ông là Chủ tịch Uỷ ban khởi nghĩa Huế.

- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông ra Thanh Hoá, lên Việt Bắc công tác ở cơ quan Trung ương Đảng, phụ trách văn hoá văn nghệ.

- Tố Hữu cũng từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

- Ông là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Đồng thời ông cũng là một cán bộ cách mạng lão thành của Việt Nam.

- Năm 1996: Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

1.2. Đường cách mạng, đường thơ

- Tố Hữu là một trong những lá cờ đấu của nền văn nghệ Cách mạng Việt Nam.

- Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vinh quang của dân tộc, đồng thời cũng là những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của nhà thơ.

- Các chặng đường thơ:

  • Từ ấy (1937 - 1946): chặng đường đầu tiên của thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo ngọn cờ cách mạng và gồm ba phần Máu lửa - Xiềng xích - Giải phóng.
  • Việt Bắc (1947 - 1954): là tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
  • Gió lộng (1955 - 1961): dạt dào những nguồn cảm hứng lớn lao.
  • Ra trận (1962 - 1971); Máu và hoa (1972 - 1977): am vang khí thế quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước và niềm vui chiến thắng.
  • Một tiếng đờn (1978 -1992), Ta với ta (1992 - 1999): hai tập thơ đánh dấu chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, dòng chảy sôi động của cuộc sống thường nhật với niềm vui, nỗi buồn, được mất, sướng khổ…

1.3. Phong cách thơ Tố Hữu

a. Về nội dung, thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc.

- Thơ Tố Hữu hướng đến lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào tình cảm riêng, mà tập trung thể hiện những tính cảm lớn, mang tính tiêu biểu, phổ biến của con người cách mạng: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên).

- Thơ Tố Hữu mang tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân: Cảnh xây dựng đất nước thật vĩ đại (Bài ca mùa xuân năm 1961), cảnh cả nước lên đường ra trận (Chào xuân 67)...

b. Về nghệ thuật, trong thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà.

- Thể thơ: Đặc biệt thành công trong việc sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc. Những bài thơ lục bát như Khi con tú hú, Việt Bắc, Bầm ơi…; Những bài thơ theo thể thất ngôn như Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi!...

- Ngôn ngữ: không chỉ chú ý sáng tạo những từ mới, cách diễn đạt mới mà thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen thuộc với dân tộc. Đặc biệt thơ Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Đó là ngày mà ông được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lý tưởng cao đẹp. Và để ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Từ ấy”.

- Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy” (tập thơ gồm 3 phần Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng).

2.2. Bố cục

- Đoạn 1: niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng cộng sản

- Đoạn 2: nhận thức mới về lẽ sống

- Đoạn 3: sự chyển biến sâu sắc trong tình cảm

2.3. Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

2.4. Thể thơ

- Thơ bảy chữ

2.5. Giá trị nội dung

- Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản

2.6. Giá trị nghệ thuật

- Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinhh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu

Xem thêm những bài văn mẫu hay nhất tại đây:

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!