TOP 10 Đoạn văn cảm nhận về Vũ Nương (2024) SIÊU HAY

Dưới đây là TOP 10 Đoạn văn cảm nhận về Vũ Nương hay nhất hướng dẫn chi tiết, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức cho học sinh, giúp cải thiện khả năng viết văn của các em. Mời các em tham khảo:

Đề bài: Nêu cảm nhận về Vũ Nương.

Dàn ý: Nêu cảm nhận về Vũ Nương.

Mở đoạn: Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, “Chuyện người con gái Nam Xương” và vẻ đẹp, số phận bi kịch của Vũ Nương.

Vẻ đẹp của Vũ Nương: là cô gái xinh đẹp, tư dung tốt đẹp, thùy mị, nết na. → Khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ.

Ngày chồng tòng quân: nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận: ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng những ngày cuối đời. → Là người vợ hiền lành, đảm đang, đầy đủ “công - dung - ngôn - hạnh” đáng ngưỡng mộ. Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp.

- Số phận bi kịch của Vũ Nương

Nguyên nhân: khi chồng bế con ra thăm mộ mẹ, đứa nhỏ đã tiết lộ bố nó đêm nào cũng đến thăm nó → Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông.

Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh.

→ Người phụ nữ không được tự quyết định số phận của mình mà phải phụ thuộc vào người đàn ông tỏng gia đình. Tuy mình bị oan nhưng không được thanh minh.

Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử.

→ Đau khổ, xót thương trước số phận bất hạnh của nàng sau những điều tốt đẹp nàn dã làm cho nhà chồng.

Sau này, khi Trương Sinh hiểu ra oan khuất của nàng đã vô cùng đau xót nhưng nàng không thể trở về nhân gian được nữa mà mãi ở lại nơi thủy cung. → Đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó; đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm.

Kết: Khẳng định lại vẻ đẹp, số phận của Vũ Nương và giá trị của tác phẩm.

Một số bài văn mẫu: Nêu cảm nhận về Vũ Nương.

Đoạn văn mẫu số 1

Vũ Nương là người con gái đức hạnh, mẫu mực nên nàng luôn biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tuy chồng xa nhà đầu quân đi lính nhưng nàng luôn làm tròn bổn phận dâu con. Trở thành trụ cột của cả nhà, bàn tay nàng một mình nuôi bé Đản lớn khôn, chăm sóc mẹ chồng tới nơi tới chốn. Với đứa con nàng dành hết tình yêu cho nó và hành động chỉ bóng mình trên vách bảo cha Đản cũng vì nàng muốn dỗ dành con khỏi khóc. Với mẹ chồng, vì mong mỏi nhớ thương con trai nên không may bà đã lâm bệnh. Có thể nói đây là cơ hội để chứng tỏ và thể hiện phẩm chất đáng quý trong con người Vũ Nương. Nàng đã luôn lo lắng thuốc thang, tận tình, chu đáo mong mẹ sớm khỏi bệnh. Những lời nói an ủi, động viên mẹ cũng đều xuất phát trong sâu trái tim đứa con dâu. Đến lúc bà qua đời, nàng đau xót vô cùng, lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình vậy. Và sự ngoan ngoãn, nết na của nàng cũng dược ngợi ca qua lời mẹ dặn trước khi lâm chung: Xanh kia quyết chẳng phụ con.... Từ đây cho thấy ranh giới mẹ chồng nàng dâu đã không còn tồn tại trong gia đình nàng. Như vậy Vũ Nương thật sự xứng đáng là người mẹ hiền, dâu hiếu thảo.

Đoạn văn mẫu số 2

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện lên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Đoạn văn mẫu số 3

Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

Đoạn văn mẫu số 4

Vũ nương là người phụ nữ nhan sắc đức hạnh với những chuẩn mực nho giáo: Công, dung. ngôn, hạnh. Trước hết, nàng là người vợ hiền thục, nết na, khéo léo, yêu thương và thủy chung với chồng. Điều đáng trân trọng hơn trong những năm tháng Trương Sinh xa nhà, Vũ Nương luôn làm tròn bổn phận của người vợ, người con, người mẹ (là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo). Không những vậy, nàng còn là người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm, trọng tình nghĩa nhân hậu và vị tha. Vũ Nương đúng là người phụ nữ lí tưởng của gia đình. Nàng mang nét đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Vũ Nương có vẻ đẹp hoàn thiện như vậy xứng đáng được hưởng cuộc sống hạnh phúc một cách trọn vẹn nhưng lại phải chết oan uổng. Câu chuyện của nàng đã thể hiện sâu sắc số phận bi kịch ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến. Nàng là tiêu biểu cho nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền bất công, của lễ giáo phong kiến hà khắc, nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Nỗi đau khổ, bất hạnh của Vũ Nương mãi mãi còn ám ảnh các thế hệ bạn đọc. Đây không chỉ là bi kịch riêng của Vũ Nương mà còn là bi kịch của tất cả phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Đoạn văn mẫu số 5

Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Qua đó, ta thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

Đoạn văn mẫu số 6

Nhân vật Vũ Nương là một người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng lại có số phận đáng thương khiến người đọc không khỏi thương xót. Nàng có tư dung tốt đẹp, làm say lòng người. Nổi bật hơn cả chính là những phẩm chất tâm hồn đáng quý của Vũ Nương. Nàng rất yêu chồng, thủy chung với chồng và luôn ý thức gìn giữ hạnh phúc gia đình. Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã dặn dò chồng biết bao lời tình nghĩa đằm thắm. Trong mối quan hệ với mẹ chồng – nàng dâu, Vũ Nương đã khiến mẹ chồng yêu thương, cảm động bằng tấm lòng hiếu thảo chân thành. Với con cái, Vũ Nương quả thực là một người mẹ hiền. Với mong muốn con trai được cảm nhận tình cha nên đã chỉ cái bóng trên tường và bảo rằng đó là cha Đản. Bi kịch xảy đến với nàng khi Trương Sinh hồ đồ nghi oan nàng thất tiết. Ngay trong những giờ phút đau đớn nhất, Vũ Nương vẫn giàu lòng tự trọng và không chút oán trách, chỉ trích chồng. Ngày hiện về ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương được minh oan nhưng nàng vĩnh viễn không trở lại với dương gian được nữa. Số phận của nàng là tiêu biểu cho cuộc đời của nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc.

Đoạn văn mẫu số 7

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ với đầy đủ công dung ngôn hạnh luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của độc giả. Hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Dữ, Vũ Nương là hình tượng về người phụ nữ thùy mị nết na và chung thủy. Ông đã đặt nhân vật vào tình huống khác nhau để thể hiện rõ được phẩm chất của người phụ nữ thương chồng, yêu con, hiếu thảo với cha mẹ chồng đồng thời cũng hết mực thủy chung son sắt. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng đã giữ gìn khuôn phép, không khi nào để vợ chồng phải đến thất hòa mặc dù Trương Sinh là người chồng có tính hay ghen tuông. Khi xa chồng. Vũ Nương lại là một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng. Thậm chí để đứa con duy nhất nguôi ngoai nỗi nhớ cha, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên tường và bảo con đó là cha nó để nó cảm nhận được cha luôn bên mình. Tưởng rằng khi Trương Sinh trở về thì Vũ Nương sẽ được đền đáp, được sống ngập tràn trong niềm vui và hạnh phúc, có thể chia sẻ bớt gánh nặng cuộc sống cho chồng. Nhưng sự thật trái ngang, chỉ qua một câu nói của con không được kiểm chứng mà chàng đã không ngớt lời mắng vợ và đuổi nàng đi. Đến đây, bi kịch đã thực sự xảy ra với người con gái xinh đẹp, đức hạnh này. Không còn cách nào khác, nàng đành chọn đến cái chết để bảo toàn danh dự, nhân phẩm của mình. Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận. Có phải chăng vì cuộc hôn nhân với người chồng hay có tinh đa nghi ghen tuông, hồ đồ và độc đoán kia trở thành kẻ thô bạo, vũ phu và bức tử vợ mình trong sự mù quáng. Bi kịch của nàng chính là lời tố cáo cái xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của đàn ông trong gia đình. Đồng thời, qua đó Nguyễn Dữ cũng bày tỏ niềm thương cảm của mình đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Đến cuối cùng, chính tình yêu thương, sự xót xa với nhân vật của mình mà Nguyễn Dữ đã giải thoát cho Vũ Nương bằng cách minh oan cho nàng, cho nàng đường đường chính chính trở về nhân gian để từ biệt người chồng thô bạo của mình để về nơi thuộc về mình, nơi mình được trân trọng, an nhàn xứng đáng với vẻ đẹp nhân cách cao cả mà nàng xứng đáng có được.

Đoạn văn mẫu số 8

Văn bản Chuyện người con gái Nam Xương ít nhiều đã để lại cho chúng ta nhiều suy ngẫm về số phận hẩm hiu của Vũ Nương. Nàng vốn là cô gái xinh đẹp, tư dung tốt đẹp, thùy mị, nết na. Chính vẻ đẹp người, đẹp nết đó đã khiến chàng Trương đem lòng yêu mến và cưới về làm vợ. Hiểu được chồng là người có tính đa nghi, nàng luôn giữ cho mình đức hạnh, tránh để chồng ghen tuông làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Ngày chồng tòng quân, nàng đau lòng, dặn dò và mong chồng bình an trở về. Khi chồng ra trận, nàng ở nhà một lòng một dạ chăm sóc con trai và chăm sóc mẹ chồng; những ngày cuối đời nàng ma chay tươm tất cho mẹ và được tất cả mọi người yêu quý. Ta có thể thấy, nàng là người vợ hiền lành, đảm đang, đáng ngưỡng mộ, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ với những phẩm hạnh tốt đẹp. Tuy nhiên, khi Trương Sinh đi lính về, bến con trai là bé Đản ra thăm mộ mẹ, nó đã không nhận cha và nói rằng bố nó đêm nào cũng đến thăm nó khiến Trương Sinh đem lòng nghi ngờ, ghen tuông. Khi Trương Sinh về nhà đã chửi mắng nàng và đuổi nàng đi mặc cho nàng van xin và thanh minh. Để chứng minh tấm lòng chung thủy của mình Vũ Nương đã nhảy sông tự tử. Rồi một đêm chơi với con bên ngọn đèn dầu, bé Đản chỉ tay vào bóng Trương Sinh trên tường và nói rằng đó là cha mình, lúc đó Trương Sinh mới hiểu ra, tùy chàng rất hối hận nhưng đã quá muộn màng, mọi thứ không thể cứu vớt. Sau này, khi chàng được Phan Lang đưa lại kỉ vật của vợ và nói lập đàn để vợ về, chàng làm theo và luôn hối tiếc vì Vũ Nương không còn trở về nhân gian được nữa. Ta có thể thấy đây được coi là cái kết vừa có hậu vừa đoản hậu của Vũ Nương: có hậu vì cuối cùng nàng cũng được minh oan và khiến cho người làm nàng đau khổ là Trương Sinh nhận ra lỗi lầm, ân hận về lỗi lầm đó. Còn đoản hậu vì nàng không được quay lại nhân gian để sống tiếp kiếp người, để nhận lại phúc đức sau những nghĩa cử cao đẹp nàng đã làm. Không phải lúc nào ta sống tốt, sống đúng đạo cũng sẽ được đền đáp, có được hạnh phúc. Vũ Nương là một ví dụ điển hình của việc đoản hậu đó. Nàng mãi là nỗi tiếc nuối khôn nguôi của Trương Sin và là tấm gương sáng để ta học tập, noi theo.

Đoạn văn mẫu số 9

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện "Người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Xem thêm các bài văn mẫu hay khác:

TOP 10 Đoạn văn cảm nhân về phẩm chất của Vũ Nương khi bị nghi oan (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn nêu cảm nhận về thân phận của người phụ nữ xưa qua nhân vật Vũ Nương (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn cảm nhận về Quang Trung (2024) SIÊU HAY

TOP 15 Đoạn văn phân tích chiếc bóng trong người con gái nam xương (2024) SIÊU HAY

TOP 10 Đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Thúy Kiều (2024) SIÊU HAY

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!