Thuốc tẩy giun (thuốc xổ giun) – Những điều cần biết

Giun là loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, có khả năng sống và hút chất dinh dưỡng trong cơ thể con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ người Việt Nam mắc bệnh lý giun sán khoảng 20-50%. Mebendazole là loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về thuốc tẩy giun.

Giun là gì?

Video Hướng dẫn sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Giun (giun sán) là loại ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể và có thể hút chất dinh dưỡng trong cơ thể người. Có nhiều loại giun sán, thường được chia thành ba nhóm:

  • Giun tròn - Bệnh nhiễm trùng giun tròn phổ biến nhất được cho là do giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim gây ra. Trứng của các loại giun tròn thường xâm nhập vào cơ thể người ăn thức ăn, nước uống có chứa trứng giun. Trứng giun sống và nở trong ruột người.
  • Sán dây - Sống trong ruột người. Sán dây xâm nhập vào cơ thể người thông qua việc ăn thịt sống hoặc chưa được nấu chín.
  • Giun dẹp – Những loài giun này có thể sống trong mạch máu, ruột, phổi hoặc gan. Nhiễm giun dẹp gây ra do bơi hoặc tắm rửa trong nước ngọt có chứa giun. Nhiễm giun dẹp gây ra một căn bệnh nhiệt đới gọi là bệnh sán máng.

Hầu hết các trường hợp nhiễm giun xảy ra ở các nước nhiệt đới ấm áp hoặc các nước đang phát triển - nơi thức ăn và nước uống có thể không sạch. Một số nhà nghiên cứu cho rằng hàng triệu người trên thế giới bị nhiễm giun cùng một lúc. Ở Việt Nam, bệnh nhiễm giun phổ biến nhất là giun đũa. Giun đũa lây nhiễm chủ yếu do các loại rau củ, uống nước chứa trứng giun. Khi bị nhiễm giun đũa có thể gây ngứa ngáy ở hậu môn.

 Bệnh nhiễm giun phổ biến nhất là giun kim, có thể gây ngứa ở hậu môn (nguồn ảnh: top10homeremedies.com) Bệnh nhiễm giun phổ biến nhất là giun kim, có thể gây ngứa ở hậu môn (nguồn ảnh: top10homeremedies.com)

Lưu ý: Bệnh hắc lào không phải là bệnh nhiễm trùng do giun. Đây là một tên được đặt cho một loại nhiễm trùng da do nấm. 

Thuốc tẩy giun phổ biến

Có một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị nhiễm giun sán – còn được gọi là thuốc tẩy giun sán. Mebendazole là loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất thường được sử dụng. Mebendazole được dùng để điều trị nhiễm trùng giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim.

Các loại thuốc khác có thể được kê đơn cho các bệnh nhiễm giun sán bao gồm:

  • Levamisole
  • Niclosamide
  • Praziquantel
  • Albendazole
  • Diethylcarbamazine
  • Ivermectin
  • Tiabendazole
Fugacar (hoạt chất chính mebendazole) là loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất (nguồn ảnh: medicare.vn)Fugacar (hoạt chất chính mebendazole) là loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất (nguồn ảnh: medicare.vn)

Những loại thuốc này thường được các bác sĩ kê đơn để điều trị các trường hợp nhiễm giun nặng hơn, 

Cách hoạt động của thuốc tẩy giun

Hầu hết các loại thuốc tẩy giun đều tiêu diệt giun bằng cách bỏ đói hoặc làm tê liệt chúng. Ví dụ:

  • Mebendazole, albendazole và tiabendazole hoạt động bằng cách ngăn giun hấp thụ đường cần thiết để tồn tại. Thuốc tiêu diệt được giun nhưng không giết được trứng giun.
  • Praziquantel và ivermectin hoạt động bằng cách làm tê liệt giun trong ruột, từ đó giun dễ dàng được đào thải và loại bỏ khỏi ruột theo phân.

Thời gian điều trị nhiễm trùng giun

Nhìn chung, thời gian điều trị giun sán thường khá ngắn (nhiều nhất là vài ngày). Điều này sẽ phụ thuộc vào loại giun sán mắc phải và loại thuốc được kê đơn. Ví dụ, đối với giun kim, mebendazole thường được dùng một liều duy nhất. Liều này có thể được lặp lại sau hai tuần vì giun kim dễ tái nhiễm. Đối với nhiễm giun tóc hoặc giun đũa thông thường, mebendazole được dùng hai lần một ngày trong ba ngày.

Đối với giun kim, mọi người trong gia đình đều nên được điều trị nếu có thể. 

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun nói chung được dung nạp tốt và rất hiếm khi gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp là rối loạn bụng như đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn. 

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc tẩy giun

Ai không được uống thuốc tẩy giun?

Có rất ít đối tượng không thể sử dụng thuốc tẩy giun. Nếu các loại thuốc giun trước đó đã gây ra tác dụng phụ hoặc bạn đang ở trong tình trạng không thể sử dụng thuốc tẩy giun, các bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các phương pháp điều trị hoặc loại thuốc khác phù hợp.

Mebendazole được chỉ định cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Tuy nhiên, thuốc được sử dụng để điều trị giun sán cho trẻ em từ 6 tháng tuổi nếu cần thiết. 

Nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc tẩy giun khi đang mang thai hoặc đang cho con bú (nguồn ảnh: sciencenews.org)Nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng thuốc tẩy giun khi đang mang thai hoặc đang cho con bú (nguồn ảnh: sciencenews.org)

Tránh sử dụng Mebendazole khi đang mang thai hoặc cho con bú. Nếu việc điều trị trong thời kỳ mang thai được coi là hoàn toàn cần thiết, thì an toàn nhất là nên dùng thuốc vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.

Tôi có thể mua thuốc tẩy giun ở đâu?

Đối với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, bạn có thể mua mebendazole để điều trị các bệnh giun sán từ hiệu thuốc gần nhà. Trong trường hợp cần điều trị giun ở trẻ dưới 2 tuổi, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Nếu bạn đã ở nước ngoài và nghĩ rằng bạn bị nhiễm một loại giun khác, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ. 

Câu hỏi liên quan

Xuất hiện cơn ho thất thường, đôi khi bạn bị khản tiếng lạc giọng, giấc ngủ không ngon, dễ giật mình khi ngủ, tiết nhiều nước bọt về đêm, thậm chí có khi ướt cả gối. Rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc, lúc lỏng, giun kim xuất hiện ở hậu môn hoặc trong phân; ...v...
Xem thêm
Hiện tại, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc sử dụng thuốc tẩy giun là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm
Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc uống thuốc xổ giun bao lâu mới được ăn, bởi điều này sẽ không ảnh hưởng đến quá trình và hiệu quả xổ giun của bạn, thuốc vẫn sẽ hoạt động và phát huy tác dụng bình thường ngay khi bạn nạp thức ăn vào cơ thể.
Xem thêm
Việc sử dụng nhiều thuốc giun không những giúp việc tẩy giun tăng thêm hiệu quả mà còn có thể khiến người dùng gặp phải các tác dụng phụ như đau bụng và buồn nôn, chóng mặt, tiêu chảy, mệt mỏi, mất ngủ,..
Xem thêm
Trước tiên, cần đưa người bệnh đến trung tâm y tế gần nhất. Người nhà cần mang theo thuốc mà người bệnh đã dùng để bác sĩ. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng tìm nguyên nhân và giải pháp để điều trị.
Xem thêm
Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, trước hay sau ăn, vào lúc bụng đói hay no. Khi dùng thuốc không phải nhịn ăn hoặc uống kèm thuốc tẩy xổ giống như dùng các thuốc trị giun cổ điển trước đây.
Xem thêm
Chẳng may nếu có thai 2 tuần uống thuốc tẩy giun, vẫn có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Bạn cần theo dõi sát và khám sức khỏe thai sản chặt chẽ.
Xem thêm
Hiện tại, chưa có bất cứ bằng chứng nào chứng minh việc sử dụng thuốc tẩy giun là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Xem thêm
Để tránh những tác dụng không mong muốn (mặc dù hiếm gặp) như đau bụng lâm râm, buồn nôn... bạn nên uống sau bữa ăn sáng. Nếu muốn thuốc phát huy tác dụng diệt giun tốt nhất thì nên uống sau bữa ăn tối 2 giờ hoặc vào sáng sớm khi bụng đói.
Xem thêm
Thông thường, sau khi tẩy giun 2 tiếng, bạn sẽ buồn đi ngoài. Tuy nhiên, cũng có người 2-3 ngày mới đi ngoài trở lại. Ngoài ra, còn có biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần sau khi tẩy giun, đó có thể là tác dụng phụ của thuốc xổ, bệnh này sẽ biến mất sau 1-2 ngày.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thuốc tẩy giun
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!