Video Dược lý về thuốc lợi tiểu
Thành phần và cơ chế tác động
Thuốc Spironolactone có thành phần chính là Spironolactone
Spironolactone là chất đối kháng mineralocorticoid, tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước. Spironolactone làm giảm bài tiết các ion kali, amoni (NH4+) và H+. Cả tác dụng lợi tiểu và chống tăng huyết áp đều qua cơ chế đó. Spironolacton bắt đầu tác dụng tương đối chậm, cần phải 2 hoặc 3 ngày mới đạt tác dụng tối đa và thuốc giảm tác dụng chậm trong 2 – 3 ngày khi ngừng thuốc. Vì vậy không dùng spironolacton khi cần gây bài niệu nhanh.
Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 50mg
Mỗi viên chứa:
- 50 mg Spironolactone
- Tá dược vừa đủ
Giá thuốc Spironolactone 50 mg: 135.000 VNĐ/ hộp/ 30 viên
Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở hàm lượng 25mg
Chỉ định và chống chỉ định
Chỉ định
Do Spironolactone có tác dụng ức chế cạnh trạnh với aldosteron nên thuốc giúp lợi tiểu và hạ đường huyết, thường được sử dụng trong điều trị các vấn đề như:
- Hội chứng thận hư
- Phù nề kèm theo suy tim sung huyết
- Phù và/hoặc cổ trướng kèm theo xơ gan
- Tăng huyết áp vô căn
- Phòng ngừa giảm kali huyết với bệnh nhân điều trị với thuốc digitalis
- Bệnh cường aldosterone tiên phát
Chống chỉ định
Thuốc chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Quá mẫn với xanthin hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định của Spironolactone với bệnh nhân bị vô niệu, suy thận cấp, suy chức năng thận nặng (tốc độ lọc cầu thận < 10 ml/phút), tăng kali huyết, giảm natri huyết.
Liều lượng và cách sử dụng
Cách sử dụng
- Không nên nghiền, làm vỡ hoặc nhai thuốc dạng viên nén/viên nang, nên nuốt toàn bộ viên thuốc với một ly nước.
- Uống thuốc sau bữa ăn.
Liều lượng
- Liều dùng khi điều trị phù do xơ gan, suy tim sung huyết, hội chứng thận hư và nghi ngờ tăng aldosterone
Liều khởi đầu: Dùng ½- 4 viên/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng (cần duy trì trong ít nhất 5 ngày)
Liều duy trì: Dùng 1 viên rưỡi – 8 viên/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng
Thường được phối hợp với thuốc lợi tiểu thiazide hoặc furosemide
- Liều dùng khi điều trị tăng aldosterone tiên phát
Dùng 2- 8 viên/ ngày, chia thành 2 – 4 lần dùng
Với bệnh nhân không thể phẫu thuật, nên sử dụng liều thấp nhất trong thời gian dài
- Liều dùng khi điều trị tăng huyết áp
Liều khởi đầu: Dùng 1- 2 viên/ ngày, chia thành 2 – 4 lần uống (phải duy trì ít nhất trong 2 tuần)
Liều duy trì: Điều chỉnh theo chỉ số huyết áp ở mỗi cá thể
- Trẻ em:
Chỉ dùng trong trường hợp cổ trướng do xơ gan và lợi tiểu nhằm giảm huyết áp
Liều khởi đầu: Dùng 1 – 3mg/ kg/ ngày, dùng 1 lần hoặc chia thành nhiều liều nhỏ
Điều chỉnh liều sau 5 ngày sử dụng
Tác dụng phụ
Việc dùng Spirolactone lâu dài có thể gây tăng kali huyết, giảm natri huyết, hạ huyết áp, mềm xương, chứng vú to ở nam giới, rối loạn kinh nguyệt, rậm lông tóc ở phụ nữ, căng tức vú ở phụ nữ. Những tác dụng phụ này thường mất đi khi ngưng thuốc.
Các tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn như:
- Rụng tóc
- Da biến đổi giống bệnh lupus
- Ban sần hoặc ban đỏ, mày đay
- Rối loạn hệ thần kinh trung ương (thất điều, buồn ngủ, nhức đầu)
- Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chảy máu dạ dày, loét dạ dày, đau dạ dày, viêm gan)
Lưu ý
Trước khi dùng thuốc Spironolactone bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bạn dùng thuốc này cho người suy gan, suy thận.
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
Lái xe và vận hành máy móc
Spironolactone có thể gây tác động lên thần kinh trung ương như: đau đầu, chóng mặt.
Do đó nên thận trọng với đối tượng này.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú
Khuyến cáo không nên sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú vì thuốc có thể ảnh hưởng đến mẹ và con.
Bệnh nhân suy thận và tăng kali máu:
Thuốc có thể bị tăng urê máu thoáng qua và nhiễm toan tăng clo huyết có thể hồi phục.
Vì thế, cần lưu ý đối với người rối loạn chức năng gan, thận và người cao tuổi. Đồng thời kiểm tra thường xuyên chất điện giải trong huyết thanh và chức năng thận.
Bệnh nhân đái tháo đường:
Đặc biệt khi có biến chứng thận do đái tháo đường. Vì nguy cơ tăng kali huyết có thể xuất hiện ở những người bệnh này.
Các bệnh di truyền hiếm gặp:
Các bệnh không dung nạp galactose, thiếu hụt men lactase hoăc kém hấp thu glucose-galactose, không nên dùng thuốc này.
Tương tác thuốc
Thuốc
Spirolactone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ:
- Các thuốc lợi tiểu khác (tăng lợi tiểu).
- Thuốc chống cao huyết áp (tăng tác dụng hạ huyết áp).
- Thuốc chống viêm không steroid NSAID (nguy cơ tăng kali huyết).
- Thuốc ức chế enzyme chuyển dạng angiotensin (nguy cơ tăng kali huyết).
- Amoni clorid (tăng nguy cơ toan huyết).
- Flucocortisone (tăng thải trừ kali một cách nghịch thường).
- Digoxin (tăng thời gian bán thải của digitalis, tăng nguy cơ nhiễm độc digoxin).
- Mitotane (giảm tác dụng của mitotane).
- Các dẫn xuất coumarine (giảm tác dụng của các thuốc này).
- Triptoreline, busereline, gonadoreline (tăng tác dụng của các thuốc này).
Thức ăn, rượu bia, thuốc lá
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Loét dạ dày tá tràng
- Động kinh không kiểm soát được
Bảo quản
- Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú cưng trong nhà.
- Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo thoáng mát. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng.
- Hạn dùng thuốc 5 năm kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn ghi trên bao bì.
Làm gì khi sử dụng thuốc quá liều, quên liều?
Xử trí khi quá liều
- Nếu sử dụng thuốc quá liều có thể xuất hiện các triệu chứng: Buồn nôn, nôn, rối loạn tâm thần, chóng mặt, tiêu chảy.
- Điều trị triệu chứng và thực hiện các biện pháp hỗ trợ thích hợp là cần thiết.
- Bù nước và chất điện giải: dùng thuốc lợi tiểu thải kali, tiêm glucose + insulin.
- Trong các trường hợp trầm trọng thì tiến hành thẩm phân.
Xử trí khi quên liều
Nếu bạn quên dùng 1 liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp theo kế hoạch. Không uống gấp đôi liều quy định.
Xem thêm: