Thuốc Bustidin - Điều trị triệu chứng đau thắt ngực - Hộp 2 vỉ x 30 viên nén - Cách dùng

Thuốc Bustidin là thuốc dùng để hỗ trợ điều trị triệu chứng đau thắt ngực ổn định.. Vậy thuốc Bustidin được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Bustidin

Thuốc có thành phần là: Trimetazidine

Trimetazidin ức chế quá trình beta oxy hóa các acid béo bằng cách ức chế các enzym long-chain 3-ketoacyl-CoA thiolase ở tế bào thiếu máu cục bộ, năng lượng thu được trong quá trình oxy hóa glucose cần tiêu thụ oxy ít hơn so với quá trình beta oxy hóa. Việc thúc đẩy oxy hóa glucose sẽ giúp tối ưu các quá trình năng lượng tế bào, do đó duy trì được chuyển hóa năng lượng thích hợp trong thời gian thiếu máu.

Ở những bệnh nhân thiếu máu tim cục bộ, trimetazidin hoạt động như một chất chuyển hóa, giúp bảo tồn mức năng lượng phosphat cao nội bào trong tế bào cơ tim. Trimetazidin có tác dụng chống thiếu máu cục bộ nhưng không ảnh hưởng đến huyết động.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Bustidin

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Viên nén: Hộp 2 vỉ x 30 viên nén

Giá thuốc: 120.00 VNĐ/hộp

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bustidin

Chỉ định

Bustidin được chỉ định dùng hỗ trợ điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngựcBustidin được chỉ định dùng hỗ trợ điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực

Thuốc Bustidin được chỉ định dùng cho người lớn trong liệu pháp bổ sung/hỗ trợ vào biện pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng ở bệnh nhân đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ, hoặc bệnh nhân không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực đầu tay..

Chống chỉ định

Thuốc Bustidin chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong công thức của thuốc.
  • Bệnh nhân Parkison, có triệu chứng Parkinson, run, hội chứng chân không nghỉ và các rối loạn vận động có liên quan khác.
  • Suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút).

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bustidin

Cách sử dụng

 Thuốc được dùng theo đường uống.

Liều lượng

 Uống 1 viên, ngày 3 lần dùng cùng bữa ăn.

 Người bị suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin 30 - 60 ml/phút):

  • Uống 1 viên, ngày 2 lần, sáng và tối, dùng cùng bữa ăn.

Người cao tuổi: 

  • Uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em: 

  • Hiện không có dữ liệu trên đối tượng bệnh nhân dưới 18 tuổi.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ của thuốc Bustidin

Thuốc Bustidin có thể gây tác dụng phụ đau bụng, tiêu chảyThuốc Bustidin có thể gây tác dụng phụ đau bụng, tiêu chảy

Khi sử dụng thuốc Bustidin 20, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR):

Thường gặp

  • Rối loạn trên thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu.
  • Rối loạn trên dạ dày -  ruột: Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn và nôn.
  • Rối loạn trên da và mô dưới da: Mẩn ngứa, mày đay.
  • Rối loạn toàn thân: Suy nhược. 

Hiếm gặp

  • Rối loạn trên tim: Đánh trống ngực, hồi hộp, ngoại tâm thu, tim đập nhanh.
  • Rối loạn trên mạch: Hạ huyết áp động mạch, tụt huyết áp thế đứng, có thể dẫn đến khó chịu, chóng mặt hoặc ngã (đặc biệt ở các bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống tăng huyết áp), đỏ bừng mặt.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bustidin

  • Không nên sử dụng ở giai đoạn trước nhập viện và những ngày đầu nhập viện. Không dùng thuốc này cho bệnh nhân đang lên cơn đau ngực. Không dùng thuốc này để điều trị khởi đầu cơn đau thắt ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim.
  • Sử dụng cho người cao tuổi cần phải kiểm tra và theo dõi thường xuyên vì trimetazidin có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson (run, vận động chậm và khó khăn, tăng trương lực cơ).
  • Khi gặp phải các rối loạn vận động như các triệu chứng Parkinson, hội chứng chân bứt rứt, run, dáng đi không vững cần ngay lập tức ngừng sử dụng trimetazidin. Các trường hợp này ít xảy ra và thường hồi phục sau khi ngưng thuốc. Phần lớn bệnh nhân hồi phục sau khi ngừng thuốc khoảng 4 tháng. Nếu các triệu chứng Parkinson tiếp tục xảy ra quá 4 tháng sau khi dừng thuốc, cần tham vấn các bác sĩ chuyên khoa thần kinh.
  • Bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp, có thể gặp biểu hiện ngã, dáng đi không vững hoặc tụt huyết áp.
  • Cần thận trọng khi kê đơn trimetazidin cho đối tượng bệnh nhân có mức độ nhạy cảm cao: Bệnh nhân suy thận mức độ trung bình, bệnh nhân trên 75 tuổi.
  • Do thành phần thuốc có chứa lactose, không nên dùng thuốc này cho bệnh nhân mắc bệnh di truyền hiếm gặp khiến cho không dung nạp được galactose, bị thiếu men lactase hoặc kém hấp thu glucose-galactose.
  • Ponceau 4R, erythrosin red trong thành phần thuốc có thể gây các phản ứng dị ứng.

Lái xe và vận hành máy móc

 Trimetazidin có thể gây các triệu chứng như chóng mặt và lơ mơ, do vậy có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ

 Tốt nhất không dùng thuốc trong khi mang thai và cho con bú

Tương tác thuốc Bustidin

Thuốc

Bustidin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

 Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe 

 Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc Bustidin

 Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử trí khi quá liều 

 Khi gặp phải các dấu hiệu nghi ngờ quá liều, bạn nên ngừng dùng thuốc và lập tức đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Xử trí khi quên liều 

 Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!