Một số loại cá và dầu chiết xuất từ cá có chứa chất béo lành mạnh mà các chuyên gia y tế khuyến nghị bổ sung vào chế độ ăn uống - đó là omega-3.
Các axit béo omega-3 từ cá béo và hải sản có vỏ, có vai trò trong việc
- Giảm nguy cơ mắc bệnh về tim
- Giảm triệu chứng của một số dạng viêm khớp
- Giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ
Theo Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam về dinh dưỡng cho người trưởng thành, cần bổ sung lượng cá là 250g/ người/ ngày (xen kẽ với ăn thịt, trứng, …)
Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ăn cá và sức khỏe, nhưng các nghiên cứu về uống dầu cá - dạng thực phẩm chức năng, thường không có lợi ích rõ ràng.
Tác dụng phụ dầu cá
Các tác dụng phụ từ dầu cá có thể phụ thuộc vào một số yếu tố sức khoẻ chung, bên cạnh việc xảy ra tương tác thuốc và các yếu tố nguy cơ ở từng cá nhân.
Dầu cá hầu như không gây ra bất kì tác dụng phụ nghiêm trọng nào.
Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ trước uống dầu cá - đặc biệt là khi dùng với mục đích điều trị bệnh.
Mùi, vị khó chịu
Cá có mùi đặc trưng, và dầu cá cũng vậy. Một số người cho biết dầu cá có vị “ghê" hoặc để lại dư vị khó chịu trong miệng sau khi uống. Số khác nói rằng dầu cá gây hôi miệng hoặc làm cho mồ hôi trở nên “nặng mùi".
Đây là tác dụng phụ phổ biến nhất khi uống dầu cá nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy chúng ảnh hưởng về lâu dài.
Xuất huyết
Dầu có là một chất chống đông máu tự nhiên, ngăn cản quá trình hình thành cục máu đông
Đặc tính này có thể giúp giải thích một số lợi ích của dầu cá với sức khỏe tim mạch, giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch.
Omega-3 có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết ở người đang điều trị bằng thuốc chống đông máu hoặc có một số bệnh lý cụ thể.
Tuy nghiên, một đánh giá vào năm 2017 dựa trên 52 nghiên cứu trước đó cho thấy: dầu cá làm giảm việc hình thành cục máu đông nhưng không làm tăng nguy cơ xuất huyết ở người khoẻ mạnh.
Vì vậy, những người sử dụng thuốc chống đông, chẳng hạn như warfarin, không nên dùng dầu cá hoặc thực phẩm chức năng chứa axit béo omega-3 do làm tăng nguy cơ xuất huyết nghiêm trọng.
Triệu chứng về đường tiêu hóa
Một số người gặp các triệu chứng về đường tiêu hoá khi sử dụng dầu cá cùng với các loại thuốc và thực phẩm chức năng khác. Các triệu chứng bao gồm:
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Nôn mửa
Đôi khi, việc giảm lượng hoặc uống dầu cá trong bữa ăn có thể giúp cải thiện các tình trạng trên. Các trường hợp còn lại cần ngưng uống dầu cá.
Hiếm gặp hơn, dầu có thể gây xuất huyết dạ dày hoặc ruột và có thể khiến tình trạng vết loét tệ hơn. Điều này có thể là do dầu cá có đặc tính chống đông, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Những tác dụng phụ nghiêm trọng này nhiều khả năng do uống dầu cá ở liều cao, hoặc ở người đang điều trị bằng thuốc.
Một nghiên cứu năm 2014 trên 1 nhóm vận động viên nghiệp dư 60 tuổi, người tiêu thụ 20g axit béo omega-3 mỗi ngày. Sau khi thêm kháng sinh và cortisone vào phác đồ, họ bị loét chảy máu mặc dù không có vấn đề gì về đường tiêu hóa trước đó.
Các tác giả nghiên cứu cho biết, cần có các nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Phản ứng dị ứng
Một người có thể bị dị ứng với bất kỳ loại đồ ăn hoặc thực phẩm chức năng nào, bao gồm cả dầu cá.
Những người bị dị ứng với cá hoặc hải sản có vỏ có thể dễ xảy ra các phản ứng dị ứng hơn với dầu cá. Những đối tượng này nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống dầu cá.
Ung thư tuyến tiền liệt
Đã có những bằng chứng không nhất quán về dầu cá và ung thư tuyến tiền liệt.
Một số nghiên cứu đã cho rằng có thể có mối liên quan giữa dầu cá và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, trong khi những nghiên cứu khác lại có kết luận ngược lại.
Một nghiên cứu năm 2013 trên 2.268 người đàn ông lớn tuổi cho thấy: dầu cá có thể làm chậm sự diễn biến của ung thư tuyến tiền liệt. Mặt khác, những người đàn ông ăn rất nhiều cá muối hoặc cá hun khói lại tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan giữa ăn cá và nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở người trung niên.
Cách dùng dầu cá
Video Uống dầu cá lợi và hại như thế nào
Không có liều khuyến nghị cụ thể về liều dùng axit béo omega-3 mỗi ngày. Điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi tác và tình trạng sức khỏe.
Hầu hết các nghiên cứu về dầu cá dựa trên việc uống nhiều liều thấp - vài gram (g) mỗi ngày. Liều lượng lớn hơn, như 20 g/ngày, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn.
Bạn có thể bắt đầu uống dầu cá với một liều thấp mỗi ngày và nói chuyện với bác sĩ trước nếu muốn tăng liều.
Nếu gặp cảm giác “ghê” miệng hoặc các tác dụng phụ ít nghiêm trọng khác, có thể thử giảm liều để giảm các triệu chứng trên.
Bất cứ biến chứng nghiêm trọng xảy ra, như phản ứng dị ứng, phát ban, nôn mửa hoặc khó thở, phải dừng uống dầu cá dầu cá và đi cấp cứu.
Tổng kết
Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ năm 2015 ước tính rằng có khoảng 7,8% người dân ở Mỹ sử dụng thực phẩm chức năng dầu cá. Hầu hết họ không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số thậm chí đã có những cải thiện sức khỏe đáng kể.
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ sức khỏe tim mạch và não bộ, một số nghiên cứu còn cho thấy dầu cá có thể hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong lúc mang thai. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy mối tương quan giữa việc bổ sung dầu cá trong lúc mang thai với việc giảm nguy cơ trẻ bị dị ứng.
Những lợi ích của dầu cá có vẻ tích cực, nhưng không phải là đúng hoàn toàn. Những người muốn cải thiện sức khỏe bằng với bổ sung axit béo omega-3 nên cân nhắc bổ sung cá vào chế độ ăn uống thay vì uống thực phẩm chức năng dầu cá, vì có nhiều nghiên cứu về lợi ích của cá hơn là dầu cá.
Xem thêm: