Soạn bài Tục ngữ và sáng tác văn chương
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính Tục ngữ và sáng tác văn chương: Văn bản Tục ngữ và sáng tác văn chương đã chứng minh cho vấn đề: Tục ngữ không chỉ xuất hiện trong đời sống mà còn trong các sáng tác văn chương.
Trả lời:
Sau khi đọc truyện Nàng Bân, em hiểu rét nàng Bân trong câu tục ngữ Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân nghĩa là cái rét tự nhiên xuất hiện khi mùa rét đã qua, mùa nóng đã tới.
Trả lời:
Câu trả lời của tía nuôi nhân vật “tôi” ở cuối văn bản thứ hai giúp em hiểu thêm về câu tục ngữ Chim trời cá nước, ai được nấy ăn nghĩa là những động vật, thực vật trong thiên nhiên hoang dã không thuộc của ai, ai bắt được thì nó thuộc quyền sở hữu của người đấy. Nhưng cũng phải hiểu rõ, nếu động, thực vật đã có chủ thì đó là tài sản của người khác, không thể lấy được.
Trả lời:
- Tác dụng của việc sử dụng tục ngữ “Chim trời cá nước…” xưa – nay: góp phần nêu bật nội dung chính của tác giả muốn thể hiện, đồng thời thể hiện sự thay đổi trong ý hiểu về câu tục ngữ bây giờ và trước kia.
- Một số câu tục ngữ được sử dụng trong tác phẩm văn chương:
+ “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” (Ngôn ngữ của Hồ Chủ tịch qua những lời kêu gọi)
+ “Xanh như lá, bạc như vôi” (Mời trầu - Hồ Xuân Hương)
+ “Cố đấm ăn xôi xôi lại hẩm” (Làm lẽ - Hồ Xuân Hương)
Trả lời:
Đọc văn bản Nàng Bân, “Chim trời cá nước…” – xưa và nay, em rút ra được những lưu ý khi đọc hiểu và sử dụng tục ngữ là:
- Cần phải hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ để sử dụng sao cho đúng
- Có những câu tục ngữ có thể đúng, có thể sai. Bởi tục ngữ đa số đều xuất hiện từ xưa nên có nhiều câu không còn phù hợp trong xã hội hiện đại.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:
Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất