Soạn bài Ôn tập trang 112 lớp 7 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Ôn tập trang 112 lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 7. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập

Câu 1 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào bảng sau:

           Văn bản

 Nét độc đáo

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Mẹ

Từ ngữ

 

 

 

Hình ảnh

 

 

 

Vần, nhịp

 

 

 

Biện pháp tu từ

 

 

 

Nhận xét chung

 

 Trả lời:

           Văn bản

Nét độc đáo

Đợi mẹ

Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi

Mẹ

Từ ngữ

“vào nhà”, “lẫn”, “chưa nhen”, “trống trải”, “ì oạp”, “nhìn ra”

 

“Nằm ngủ”, “đập”, “thánh thót”, “bình yên, mềm”, “lâng lâng”, “ca hát”, “hạnh phúc”.

Cao-thấp, gần, còng-thẳng, giời-đất

Hình ảnh

 “ruộng lúa”, “trăng non”, “vầng trăng”, “đom đóm”, “căn nhà tranh”, “vườn hoa mận trắng”…

 

“Trái tim tôi-trái tim mèo”, “mắt biếc trong veo”, “hàm răng nhọn hoắt”, “móng vuốt”, “giấc mơ”, “vòng tay”, “vuốt ve”, “đùm bọc”, “tai vểnh”, “đuôi”, “con hổ”.

“Lưng mẹ”, “cau”, “đầu bạc trắng”, “miếng cau khô”, “mây bay”

Vần, nhịp

Vần sát, nhịp thơ 2/3

Vần tiếp, nhịp thơ 3/2/3, 3/3/2

Vần trắc, nhịp thơ 2/2

Biện pháp tu từ

Liệt kê: liệt kê những sự vật trong không gian tĩnh lặng khi đợi mẹ

Điệp cấu trúc: tạo tính nhạc điệu cho lời thơ như lời hát ru.

Câu hỏi tu từ: thể hiện sự bất lực, tuyệt vọng của tác giả khi nhìn mẹ ngày một già đi.

Nhận xét chung

 Qua những hình ảnh gần gũi, hết sức thân thuộc, các tác giả muốn nhấn mạnh giá trị tình cảm của con người. Tình cảm là một thứ quý giá, đáng để chúng ta trân trọng, nâng niu kể cả là tình cảm gia đình hay tình yêu thương động vật, tất cả đều đáng quý. Nó nuôi dưỡng tâm hồn ta, khiến ta trưởng thành và cảm thấy cuộc sống thêm ý nghĩa hơn.

Câu 2 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Qua việc học các bài thơ trên , em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?

Trả lời: 

Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm là:

- Khi đọc những bài thơ ở thể loại này cần phải đọc kĩ để hiểu được tình cảm của tác giả thể hiện qua bài thơ.

- Xác định biện pháp tu từ, vần và nhịp điệu để có cái nhìn chung nhất về toàn bài thơ.

- Hiểu được thông điệp tác giả muốn gửi gắm đến người đọc

Câu 3 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Đọc đoạn thơ sau: 

         Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp

         Theo những con tàu cập bến các vì sao

         Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng

         Biết bay bay rồi, ta lại muốn bay cao

(Xuân Quỳnh, Khát vọng

a. Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn thơ trên

b. Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không

Trả lời: 

a. - Từ “bay” ở câu thứ nhất thể hiện một tâm hồn thơ bay bổng, lãng mạn như đang hòa quện vào với thiên nhiên trên khắp muôn nẻo đường.

- Từ “bay” thứ nhất ở câu cuối thể hiện khát vọng cao, xa của tác giả.

- Từ “bay” thứ hai ở câu cuối thể hiện mong muốn thực hiện khát vọng, hoài bão ấy, tiếp tục tiến đến tương lai, tiến đến thành công.

b. Nghĩa của từ “bay” trong các câu trên đều có liên quan đến nhau. Nó đều mang ý nghĩa thể hiện một sự phát triển, một sự tiến lên phía trước. Đồng thời, nó còn mang ý nghĩa hỗ trợ, bổ sung cho nhau nhằm nói lên hoài bão lớn lao, cao cả của tác giả cùng những mong muốn thực hiện khát khao, hoài bão ấy đến đỉnh điểm.

Câu 4 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người):

Soạn bài Ôn tập trang 112 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời: 

Soạn bài Ôn tập trang 112 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

 
 
 
 

 

Câu 5 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua bài học, em rút ra kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

Trả lời: 

Kinh nghiệm em rút ra được khi trình bày về một vấn đề đời sống là:

- Phải xác định rõ đối tượng nghe để lựa chọn chủ đề sao cho phù hợp

- Phong thái tự tin và luôn lắng nghe ý kiến từ người khác

- Ngôn từ sử dụng rõ ràng, dễ hiểu, tránh sử dụng những từ quá khó

- Khi trả lời các câu hỏi, cần phải khéo léo, tránh bác bỏ ý kiến của người khác trực tiếp.

Câu 6 (trang 112 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2)Ba tác phẩm Đợi mẹMột con mèo nằm ngủ trên ngực tôiMẹ và đoạn trích Lời trái tim đều nói về những cung bậc cảm xúc khác nhau, những “tiếng nói” của “trái tim”. Những điều em đọc được từ các văn bản này gợi cho em những suy nghĩ gì về cách lắng nghe trái tim mình? Theo em, vì sao chúng ta cần lắng nghe trái tim mình?

Trả lời: 

Nghe con tim hay là nghe lí trí?”, chắc hẳn ai cũng đã nghe đến câu hỏi này và thực sự nó là câu hỏi khó trả lời. Trong bốn tác phầm trên, em cảm nhận được mọi người đều đang hướng về lắng nghe con tim mình. Như trong bài “Đợi mẹ”, em bé ngồi đó, đợi mẹ đi làm về, em không biết bao giờ mẹ sẽ về nhưng em vẫn đợi, đợi trong tình thương của một đứa con chờ đợi mẹ mình. Hay trong tác phẩm “Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi”, nhân vật “tôi” yêu quý nó, không nỡ đuổi nó đi, để nó ngủ trên ngực mình rồi âu yếm như người mẹ âu yếm đứa con… Tất cả những tình cảm đẹp đẽ ấy đều xuất phát từ những trái tim yêu thương, giàu lòng nhân ái. Đó là tình cảm mẫu tử thiêng liêng, gắn bó, đó là sự hòa hợp, gắn kết giữa con người và loài vật, là tình cảm thương xót của đứa con khi nhìn mẹ ngày một già đi. Trái tim mách bảo họ hãy cảm nhận đi, yêu thương đi vì nó đều xứng đáng. Trái tim là nơi thể hiện mong muốn sâu thẳm nhất bên trong con người. Cho dù lí trí của chúng ta có mạnh mẽ đến đâu, mong muốn đến đâu nhưng nếu không phải là do trái tim mong muốn, nó cũng sẽ không đem lại hạnh phúc cho chúng ta. Vì vậy, muốn bản thân được thanh thản, nhẹ nhàng, hãy lắng nghe trái tim hình, ta sẽ yêu thương nhiều hơn, trân trọng nhiều hơn và sống một cuộc đời có ý nghĩa hơn.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Thực hành tiếng Việt trang 104

Mẹ

Viết bài văn biểu cảm về con người

Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Ôn tập cuối học kì 2

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập trang 112
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!