Soạn bài Thuyết trình về một vấn đề xã hội có kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ ngắn nhất
Đề bài (trang 56 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy thuyết trình trình bày ý kiến về một trong những vấn đề sau:
- Tầm quan trọng của động cơ học tập;
- Ứng xử trên không gian mạng;
- Quan niệm về lòng vị tha;
- Thị hiếu của thanh niên ngày nay,...
* Hướng dẫn:
Bước 1: Chuẩn bị nói
Xác định vấn đề cần nói
- Xác định mục đích nói
- Xác định đối tượng người nghe
- Xác định không gian và thời gian nói
Tìm ý, lập dàn ý
Tìm ý
- Trong trường hợp đề tài nói cũng là đề tài viết:
+ Sử dụng các thông tin, tư liệu đã có trong bài viết.
+ Lựa chọn những ý cần nhấn mạnh khi nói, những ý có thể lược bỏ.
- Trong trường hợp đề tài nói khác với đề tài viết:
+ Chọn giới thiệu một truyện kể khác: đọc kĩ tác phẩm và ghi lại một số nội dung: tên truyện, thể loại, nội dung, chủ đề...
Lập dàn ý
Hãy sắp xếp các ý đã có thành dàn ý của đoạn văn theo gợi ý sau:
- Mở đoạn giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Thân đoạn: Xây dựng và sắp xếp các luận điểm (ít nhất hai luận điểm về nội dung và hình thức)
- Kết đoạn: khẳng định lại nội dung, nét khái quát về nghệ thuật; ý nghĩa và bài học đối với cá nhân và người đọc.
Bước 2: Trình bày bài nói
- Tạo không khí và giới thiệu bản thân
- Sử dụng cách diễn đạt phù hợp
- Đảm bảm tính mạch lạc, thuyết phục, truyền cảm hứng, tạo sự tương tác
* Bài nói mẫu tham khảo:
Kính thưa cô giáo và các bạn, em tên là…..học sinh lớp………
Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về trình bày một vấn đề xã hội, cụ thể là quan niệm về lòng vị tha. Mời cô và các bạn lắng nghe.
Ai đó từng nói rằng “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Thật đúng như vậy, có tấm lòng bao dung, chia sẻ, yêu thương để cuộc sống nhẹ nhàng và ấm áp hơn hơn. Có thể thấy lòng vị tha là một phẩm chất đáng quý và là thước đo nhân phẩm của con người.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu lòng vị tha là gì và biểu hiện của lòng vị tha như thế nào? Hiểu đơn giản, vị tha có nghĩa là sống vì người khác, không ích kỷ, không vì riêng mình, không mưu lợi cá nhân, là tấm lòng rộng lượng, sẵn sàng tha thứ, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác. Biểu hiện thường thấy của lòng vị tha là bỏ qua lỗi lầm của người khác. Cha mẹ luôn bao dung trước những việc làm sai trái của chúng ta như làm vỡ cốc chén, mải chơi quên nấu cơm hay bỏ hoc đi chơi; bạn bè bỏ qua lỗi cho chúng ta khi ta lỡ nói xấu bạn, mách tội bạn với cô giáo….Người có lòng vị tha là người có tấm lòng nhân hậu với mọi người, luôn được mọi người yêu mến. Đồng thời, người có lòng vị tha còn là sự hy sinh cho ai đó mà không kỳ vọng sẽ được ghi nhận hay sự đền đáp.
Thứ hai là ý nghĩa của lòng vị tha. Lòng vị tha chính là biểu hiện cao đẹp nhất phẩm chất nhân hậu của con người. Người có lòng vị tha là người luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, vì xã hội. Việc vị tha, tha thứ cho lỗi lầm của người khác góp phần làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn, mối quan hệ sẽ vẫn có thể duy trì được. Vị tha với người khác sẽ làm chúng ta cảm thấy thanh thản, thoải mái hơn, đồng thời chúng ta cũng được người khác yêu thương, tôn trọng hơn.
Thứ ba là những trường hợp không có lòng vị tha. Đâu đó quanh ta vẫn còn những con người không có lòng vị tha, sống ích kỉ hẹp hòi; những người chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, để đạt được mục tiêu của mình không ngại làm chuyện xấu; lại có những người quá vị tha không biết lựa chọn đúng sai mà tha thứ cho những lỗi lầm không xứng đáng để làm khổ bản thân mình hết lần này đến lần khác. Nếu tất cả con người trong xã hội không có lòng vị tha thì xã hội sẽ thiếu đi tình thương của con người, con người sẽ trở nên xa lánh nhau tạo nên một xã hội tự kỉ. Chính vì vậy, mỗi người cần có lòng vị tha, sống rộng lượng, tha thứ cho người khác nếu bản thân cảm thấy người ta xứng đáng. Hãy sống chan hòa với mọi người xung quanh, sẵn sàng cho đi yêu thương, san sẻ với người khác để thấy bản thân mình tốt đẹp hơn. Mỗi người suy nghĩ tích cực một chút, biết san sẻ, vị tha một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính vị tha, vị tha để được sống trong tình yêu thương chân thành nhất.
Lòng vị tha vô cùng quan trọng và là một đức tính tốt đẹp trong cuộc sống mà mỗi con người cần có. Hãy rèn luyện và sống vị tha mỗi ngày để bản thân và xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
Bài thuyết trình đến đây là kết thúc. Cảm ơn sự chú ý lắng nghe của thầy/cô và tất cả các bạn. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của mọi người để phần thuyết trình của mình được hoàn thiện hơn.
Bước 3: Trao đổi, đánh giá
Trao đổi
- Lắng nghe với thái độ cầu thị và ghi chép ý kiến của người nghe
- Trả lời và giải thích ngắn gọn, rõ ràng
Đánh giá
- Đánh giá theo bảng sau:
Bảng kiểm kĩ năng thuyết trình về một vấn đề xã hội
Nội dung kiểm tra |
Chưa đạt |
Đạt |
|
Mở đầu |
Người nói chào người nghe và tự giới thiệu. |
|
|
Giới thiệu nội dung khái quát của bài nói. |
|
|
|
Nội dung chính |
Giải thích các khái niệm từ ngữ quan trọng liên quan đến cách hiểu vấn đề. |
|
|
Lần lượt trình bày và làm rõ ý kiến qua ít nhất hai luận điểm chính. |
|
|
|
Thể hiện nhận thức, quan niệm, thái độ, lập trường của người viết về vấn đề nghị luận (trước các biểu hiện đúng/ sai/ tốt/xấu,...). |
|
|
|
Bố cục bài nói rõ ràng, các ý kiến được sắp xếp hợp lí |
|
|
|
Có lí lẽ xác đáng, bằng chứng tin cậy lấy từ thực tiễn đời sống. |
|
|
|
Kết thúc |
Tóm tắt được nội dung chính đã trình bày. |
|
|
- Nêu vấn đề thảo luận hoặc mời gọi sự phản hồi từ người nghe. - Cảm ơn và chào kết thúc. |
|
|
|
Kĩ năng trình bày, tương tác với người nghe |
- Tương tác tích cực với người nghe trong suốt quá trình nói. - Diễn đạt rõ ràng, gãy gọn, đáp ứng yêu cầu của bài nói.
|
|
|
- Kết hợp sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm rõ nội dung trình bày. - Phản hồi thoả đáng những câu hỏi, ý kiến của người nghe.
|
|
|
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Đăm-Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời