Soạn bài Hương Sơn phong cảnh lớp 10 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Hương Sơn phong cảnh Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Hương Sơn phong cảnh ngắn nhất

* Trước khi đọc:

Câu hỏi (trang 65 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy giới thiệu và chia sẻ cảm nhận về một cảnh đẹp của quê hương, đất nước mà bạn đã có dịp đến thăm hoặc biết qua sách vở.

Trả lời:

- Tây Thiên là một khu di tích nổi tiếng thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của sơn hệ Tam Đảo, có độ cao từ 54m đến 1.100m so với mực nước biển, phạm vi phân bố khoảng 11km vuông với cảnh quan đẹp và hùng vĩ. Tam Đảo dùng để chỉ 3 ngọn núi (trong dãy núi) liền nhau đột ngột nổi lên, bồng bềnh trong mây, tựa như 3 hòn đảo trong biển mây phủ. Khu di tích và danh thắng Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô... Nơi đây tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên... Vì thế, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

* Đọc văn bản:

1. Theo dõi: Lưu ý tìm những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn.

Trả lời:

Những từ ngữ diễn tả cảm xúc của chủ thể trữ tình: Đệ nhất động, ao ướckìa.

2. Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về phong cảnh Hương Sơn qua đoạn thơ này?

Trả lời:

- Biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp Hương Sơn: điệp từ (này), so sánh (đá long lanh như gấm dệt), các từ láy (chập chờn, long lanh, thăm thẳm)

- Các biện pháp tu từ đó giúp ta hình dung phong cảnh Hương Sơn: Hương Sơn với nhiều động khác nhau, mỗi động mang một nét đẹp riêng. Khung cảnh Hương Sơn tuyệt đẹp, thơ mộng, trữ tình và đa sắc màu.

3. Theo dõi: Chú ý số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và cách kết thúc bài thơ.

Trả lời:

Số tiếng trong mỗi dòng không giống nhau: câu 7 tiếng, câu 8 tiếng, câu 6 tiếng

- Cách gieo vần không cố định, tự do, có gieo vần “ay”, “đây”

- Cách ngắt nhịp tự do, linh hoạt

- Cách kết thúc bài thơ sử dụng cấu trúc “càng...càng” nhằm nhấn mạnh cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp Hương Sơn.

* Sau khi đọc:

Nội dung chính văn bản Hương sơn phong cảnhMiêu tả cảnh đẹp Hương Sơn, qua đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.

Soạn bài Hương sơn phong cảnh Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 1 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Xác định bố cục bài thơ.

Trả lời:

- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn

- Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp cụ thể của Hương Sơn

- Phần 3 (còn lại): Tư tưởng từ bi bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.

Câu 2 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Nêu một số từ ngữ để khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ.

Trả lời:

Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ: vẻ đẹp diễm lệ, vẻ đẹp thoát tục, vẻ đẹp diệu kì, vẻ đẹp vĩnh hằng…

Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai? Đó là chủ thể ẩn, chủ thể xuất hiện trực tiếp với một đại từ nhân xưng, hay chủ thể nhập vai vào một nhân vật trong bài thơ?

Trả lời:

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả

- Chủ thể đó là chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai thể hiện qua từ “khách tang hải”.

Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Phân tích diễn biến tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ

Trả lời:

- Bốn câu thơ đầu: thể hiện sự thành kính ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp toàn cảnh Hương Sơn.

- 14 câu thơ tiếp: Quan sát miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết trong ngần của thiên nhiên, công trình kiến trúc tài hoa của con người.

- 5 câu thơ cuối: Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự phóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.

Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Phân tích hiệu quả xây dựng hình ảnh, sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ đối với việc thể hiện cảm hứng ấy.

Trả lời:

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.

- Các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ trong việc thể hiện cảm hứng là:

Yếu tố

Ví dụ

Tác dụng

Từ ngữ, hình ảnh

Đệ nhất động

Từ ngữ thể hiện sự tôn vinh vị thế đặc biệt của Hương Sơn.

Ao ước, giật mình, khéo họa…

Từ ngữ thể hiện trực tiếp tình cảm của chủ thể trữ tình

thăm thẳm, long lanh, lối uốn thang mây

Từ tượng thanh tượng hình, gợi âm thanh, màu sắc sống động nơi Hương Sơn

Biện pháp tu từ

Non non, nước nước, mây mây…

Điệp từ thể hiện vẻ đẹp kì vĩ, hài hoà, muôn hình muôn vẻ, muôn màu sắc bày ra trước mắt.

cá nghe kinh

Nhân hoá: sự vật có linh hồn, sống động, hoà hợp.

hỏi rằng đây có phải?

Câu hỏi tu từ: bâng khuâng, mơ màng, hư hư thực thực.

Câu 6 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhận xét về vai trò của vần và nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5); kinh (câu 6) kinh (câu 7)...; cần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu7), mình (câu 8).

- Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.

Câu 7 (trang 67 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Hãy chia sẻ cảm nhận của bạn về một cảnh đẹp khác trên đất nước ta mà bạn có dịp tìm hiểu qua sách báo hoặc đến thăm.

Trả lời:

Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Cát Bà. Đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau. Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây. Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Ôn tập trang 62

Tri thức ngữ văn trang 63

Thơ duyên

Lời má năm xưa

Thực hành tiếng Việt trang 71

Câu hỏi liên quan

- Chủ thể trữ tình của bài thơ là tác giả - Chủ thể đó là chủ thể ẩn và chủ thể nhập vai thể hiện qua từ “khách tang hải”.
Xem thêm
- Bốn câu thơ đầu: thể hiện sự thành kính ngỡ ngàng, xúc động trước vẻ đẹp toàn cảnh Hương Sơn. - 14 câu thơ tiếp: Quan sát miêu tả cụ thể từng chi tiết phong cảnh Hương Sơn, say mê với vẻ đẹp thanh khiết trong ngần của thiên nhiên, công trình kiến trúc tài hoa của con người. - 5 câu thơ cuối: Chủ thể trữ tình bộc lộ trực tiếp tình yêu của mình tước vẻ đẹp của Hương Sơn, sự phóng khoáng, lãng tử qua câu thơ cuối “Càng trông phong cảnh càng yêu”.
Xem thêm
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: tình yêu thiên nhiên, sự say mê cảnh đẹp và tình yêu đất nước.
Xem thêm
- Vai trò của vần: Tạo nên sự liên kết về mặt âm thanh theo chiều dọc cho bài thơ, vần chân: nay (câu 2), mây mây (câu 3), phải (câu 4), trái (câu 5); kinh (câu 6) kinh (câu 7)...; cần lưng: mây mây (câu 3), đây (câu 4), kình (câu7), mình (câu 8). - Vai trò của nhịp: Cách ngắt nhịp trong bài thơ theo thể hát nói khá đa dạng. Sự đan xen câu dài, ngắn; cách ngắt nhịp trong mỗi câu thơ, lúc nhanh, lúc chậm, lúc khoan thai, khi gấp gáp như bước chân du khách thưởng lãm phong cảnh núi rừng tươi đẹp, trữ tình, thoát tục, phù hợp với niềm bay bổng của tâm hồn du khách lúc như tỉnh, lại có lúc như mơ.
Xem thêm
Một số từ ngữ khái quát vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn được gợi tả qua các đoạn thơ: vẻ đẹp diễm lệ, vẻ đẹp thoát tục, vẻ đẹp diệu kì, vẻ đẹp vĩnh hằng…
Xem thêm
- Phần 1 (4 câu thơ đầu): Cái nhìn bao quát của chủ thể trữ tình khi đến Hương Sơn - Phần 2 (14 câu thơ tiếp): Vẻ đẹp cụ thể của Hương Sơn - Phần 3 (còn lại): Tư tưởng từ bi bác ái và tình yêu đối với cảnh đẹp đất nước.
Xem thêm
- Tây Thiên là một khu di tích nổi tiếng thuộc huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc. Tây Thiên nằm trong thung lũng lòng chảo của sơn hệ Tam Đảo, có độ cao từ 54m đến 1.100m so với mực nước biển, phạm vi phân bố khoảng 11km vuông với cảnh quan đẹp và hùng vĩ. Tam Đảo dùng để chỉ 3 ngọn núi (trong dãy núi) liền nhau đột ngột nổi lên, bồng bềnh trong mây, tựa như 3 hòn đảo trong biển mây phủ. Khu di tích và danh thắng Tây Thiên là một quần thể di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, bao gồm hệ thống các đình, chùa có giá trị văn hóa và khảo cổ như đền Thượng, đền Thõng, đền Mẫu, đền Cậu, đền Cô... Nơi đây tập trung mật độ lớn dấu vết cũ cũng như các công trình văn hóa, các địa chỉ có giá trị nghiên cứu khảo cổ học nằm ẩn mình dưới những cánh rừng già dọc theo con suối Tây Thiên... Vì thế, đây không chỉ là nơi hấp dẫn du khách đến thưởng ngoạn phong cảnh mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh, tín ngưỡng tại Việt Nam. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Tây Thiên - Tam Đảo (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Xem thêm
Nhắc đến cảnh đẹp của Việt Nam thì không thể bỏ qua cái tên Cát Bà. Đảo Cát Bà nằm ở phía nam vịnh Hạ Long, ngoài khơi thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30km, cách thành phố Hạ Long khoảng 25km. Đảo Cát Bà là vùng hội tụ đầy đủ cả rừng mưa nhiệt đới trên đảo đá vôi, rừng ngập mặn, các rạn san hô, thảm rong và đặc biệt là hệ thống hang động. Khí hậu trên đảo rất mát mẻ, trong lành, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng. Ðịa hình vườn đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi với nhiều hang động kì thú và xen kẽ là những bãi cát trắng phau. Đến với Cát Bà ta còn được thưởng thức những món ăn đặc trưng của biển, các loại hải sản tươi sống được đánh bắt và dưới bàn tay lành nghề của các đầu bếp nơi đây. Cát Bà có nhiều lễ hội và trò chơi dân gian. Đặc biệt, nếu ai đến thăm Cát Bà vào ngày 1/4 – ngày Bác Hồ về thăm huyện đảo, ta còn được xem lễ hội đua thuyền rồng, các cuộc thi đấu thể thao, văn nghệ, hay các trò chơi dân gian gắn liền với đặc trưng của biển.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Hương Sơn phong cảnh
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!