Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37 Ngữ Văn lớp 6 | Cánh Diều

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37 Ngữ văn lớp 6 Cánh Diều hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37 Cánh diều

Bài giảng Soạn văn lớp 6 Tập 2 Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37

A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời

a) Viết hoa tên riêng:

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Hồ Chí Minh

Lượm của Tố Hữu: Lượm, Huế, Hà Nội, Hàng Bè, Mang Cá

b) Viết hoa tu từ (viết hoa để thể hiện sự kính trọng).

- Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ: Bác, Cha

Câu 2 (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời

- Các từ láy trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặng, vội vàng, mau mau, mênh mông.

- Vẻ mặt Bác trầm ngâm: từ láy trầm ngâm trong câu thơ có tác dụng miêu tả dáng vẻ lặng lẽ, suy nghĩ của Bác khi ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ ngủ.

Câu 3 (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời

- Các từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

- Qua việc sử dụng các từ láygiàu giá trị tạo hình giúp em hình dung chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, tinh nghịch đúng với độ tuổi của em.

Câu 4 (trang 36 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời

a) Bàn tay mẹ chỉ sự lao động vất vả nhọc nhằn của người mẹ.

- Mối liên hệ tương đồng - ẩn dụ.

- Tác dụng: Làm nổi bật những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.

b) Đổ máu là dấu hiệu của mất mát – ám chỉ chiến tranh.

- Mối liên hệ tương cận: lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật – hoán dụ.

- Tác dụng: Làm giảm bớt sự đau thương, mất mát của đất nước trong bối cảnh chiến tranh.

c) Từ in đậm trong câu thơ chỉ:

 Mười năm chỉ thời gian trước mắt

 Trăm năm chỉ thời gian lâu dài

- Mối quan hệ tương cận: lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng – hoán dụ.

- Tác dụng: Nhấn muốn có lợi ý lâu dài thì phải chú trọng vào việc giáo dục con người.

Câu 5 (trang 37 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

(1-c) Buôn thúng bán mẹt: buôn bán vặt ở đầu đường, góc chợ

(2-e) Châm lấm tay bùn: sự lam lũ, cực nhọc của việc đồng áng

(3-d) Gạo chợ nước sông: cuộc sống bấp bênh, phụ thuộc

(4-b) Một nắng hai sương: làm lụng vất vả, dãi dầu sương nắng

(5-a) Nhường cơm sẻ áo: giúp nhau lúc khó khăn, thiếu thốn

Câu 6 (trang 37 SGK Ngữ Văn 6 tập 2)

Trả lời:

Ai cũng có một quê hương, có nơi chôn rau cắt rốn của mình. Tôi yêu quê hương tôi da diết, cái tình yêu ấy đã nảy sinh từ thuở tôi mới lọt lòng, tôi yêu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, dòng sông quê nước trong văn vắt, đầm sen ngọt ngào hương thơm của đất, của trời. Tôi yêu tiếng chim ca mỗi buổi sớm mai cho tôi một ngày nắng đẹp, tiếng cựa mình thức giấc của chồi non, tiếng quê hương tôi đang dần thay da đổi thịt. Tôi yêu cả những con người lam lũ vất vả một nắng hai sương, sớm tối cần mẫn trên cánh đồng.

Quê hương đón tôi chào đời bằng dòng nước mát lành và nuôi tôi lớn lên bằng những hạt ngọc của trời. Thật tự hào biết mấy khi được là người con của mảnh đất màu mỡ này. Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm thuở ấu thơ của tôi, những buổi chiều ra chiền đê hóng mát, gối đầu lên thảm cỏ xanh mượt mà, tận hưởng cái mùi hương tinh khiết vô cùng mộc mạc của quê hương là thú vui ưa thích của tôi. Tôi cũng không quên được những ngày đi trộm ổi, những buổi ra sông bắt con tôm, con tép hay khoảng thời gian ngẩng lên bầu trời mà ước mơ về một tương lai tốt đẹp.Quê hương – tiếng gọi thân thương mà quen thuộc, quê hương nơi cho tôi những ngày ấu thơ, cho tôi hoài bão về một tâm hồn đẹp.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

1. Biện pháp tu từ hoán dụ: Một sự vật, hiện tượng được gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

VD: 

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Tố Hữu)

→ Áo chàm chỉ đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Bắc, gợi lên tình cảm gần gũi, thân thương.

2. Từ láy

- Khái niệm

+ Từ láy là loại từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên. Các tiếng có cấu tạo giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau.

+ Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại thành một từ có nghĩa.

VD: Lung linh, thăm thẳm, đo đỏ,…

- Phân loại

+ Dựa vào cấu trúc trùng lặp, cấu tạo giống nhau của các bộ phận thì từ láy thường được phân thành hai loại chính đó là:

Từ láy toàn bộ: Xanh xanh, tim tím,…

Từ láy bộ phận: Rón rén, rung rinh,…

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cánh diều hay, ngắn gọn khác:

Đêm nay Bác không ngủ

Lượm

Thực hành đọc hiểu - Gấu con chân vòng kiềng

Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ có yếu tố tự sự, miêu tả Cánh diều

Trình bày ý kiến về một vấn đề

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt trang 36 - 37
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!