Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 | Chân trời sáng tạo Ngữ Văn lớp 6

1900.edu.vn xin giới thiệu Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 17 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 6. Mời các bạn đón xem

Soạn bài Thực hành tiếng Việt

A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc kép

 

Nghĩa thông thường

Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Thảm thiết

nỗi đau khổ thống thiết

Đau đớn

Trùm sò

kẻ cầm đầu nhóm vô lại

Kẻ cầm đầu trong lớp

Thu vén cá nhân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

Làm giàu

tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc

tích luỹ nhiều viên bi thu từ các bạn

Võ đài

là đài đấu võ

là đài đấu võ

Cao thủ

người có khả năng ứng phó hơn hẳn người khác

Con dế có khả năng đánh bại các con dế khác

Giang hồ

Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn,

 

Trả thù

gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình hoặc người khác

Các bạn trả thù Lợi vì không ưa Lợi

Cử hành tang lễ

tổ chức tang lễ cho người đã mất

Chôn cất con dế lửa

Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Học sinh tham khảo câu sau:

Hoa là “cây văn nghệ” của lớp.

→ Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh bạn Hoa hát rất hay ở lớp.

Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Văn bản Con gái của mẹ gồm 2 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): nói về tình của của người mẹ dành cho con gái Lam Anh

- Đoạn 2 (từ Thương mẹ vất vả đến hết): nói về tình cảm của con gái Lam Anh dành cho mẹ

Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Câu chủ đề:

- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.

- Đoạn 2: không có câu chủ đề.

Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

     Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ. Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em: Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Chú thích:

- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.

- "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiến thức tiếng Việt:

Dấu ngoặc kép

- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.

- Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thủ” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tuổi thơ tôi

Con gái của mẹ

Chiếc lá cuối cùng

Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 24

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt trang 17
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!