Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 116 Tập 1
* Từ ngữ địa phương
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trong câu văn sau, những từ ngữ nào có thể được xem là từ ngữ địa phương? Vì sao?
Trả lời:
- Những từ ngữ có thể được xem là từ ngữ địa phương là: thâu, vịm, trẹc, o.
- Đây được coi là từ ngữ địa phương vì những từ ngữ này là đặc trưng vùng miền, chỉ ở Huế mới sưr dụng.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Từ ngữ địa phương trong “Chuyện cơm hến” |
Từ ngữ toàn dân/ địa phương nơi khác |
Lạt |
Nhạt |
Duống |
Đưa xuống |
Né |
Tránh |
Phỏng |
Bỏng |
Túi mắt túi mũi |
Tối mắt tối mũi |
Tui |
Tôi |
Xắt |
Thái |
Nhiêu khê |
Lôi thôi, phức tạp |
Mè |
Vừng |
Heo |
Lợn |
Vị tinh |
Bột ngọt |
Thẫu |
Thẩu |
Vịm |
Liễn |
Trẹc |
Mẹt |
o |
cô |
Tô |
bát |
Chi |
Gì |
Môn bạc hà |
Cây dọc mùng |
Trụng |
Nhúng |
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Cho biết tác dụng của việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến
Trả lời:
Việc dùng từ ngữ địa phương của Huế trong Chuyện cơm hến có tác dụng tạo sắc thái đạc trưng, đậm đà bản sắc văn hóa địa phương xứ Huế.
Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1):
Trả lời:
Từ ngữ địa phương |
Từ ngữ toàn dân |
Má, u, bầm, mạ |
Mẹ |
Thầy, tía, cha, ba |
Bố |
Chén |
Cốc |
Heo |
Lợn |
Quả thơm |
Quả dứa |
Con Tru |
Con Trâu |
Bắp |
Ngô |
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 sách Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác:
Thực hành tiếng Việt trang 110
Trình bày ý kiến về vấn đề văn hoá truyền thống trong xã hội hiện đại