Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 26 Tập 2 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành Tiếng Việt trang 26 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 26 Tập 2 ngắn nhất

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):

a. Tìm và giải nghĩa một số từ Hán Việt có trong đoạn trích chưa được chú thích ở văn bản Bình Ngô Đại Cáo.

b. Nêu tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt có trong đoạn trích.

c. Đặt câu với các từ: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

Trả lời:

a. Từ Hán Việt có trong đoạn trích: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.

- Nhân nghĩa là lòng thương người ᴠà ѕự đối хử ᴠới người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, ᴠiệc làm đúng đắn, phù hợp ᴠới đạo lí của dân tộc Việt Nam.

- Văn hiến: Truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp của một dân tộc.

- Hào kiệt: Người có tài cao, chí lớn, hơn hẳn người thường.

b. Tác dụng biểu đạt của hệ thống từ Hán Việt: làm cho đoạn văn ngắn gọn nhưng vẫn mang hàm ý biểu đạt đầy đủ ý nghĩa mà người viết muốn thể hiện.

c. Đặt câu:

- Nhân nghĩa: Thầy cô luôn dạy, mỗi người chúng ta cần phải sống nhân nghĩa, yêu thương con người.

- Văn hiến: Việt Nam là là một quốc gia có truyền thống văn hiến lâu đời.

- Hào kiệt: Tuấn được mệnh danh là một đấng “hào kiệt” của lớp 12A7.

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Đọc lại đoạn (3) của văn bản Bình Ngô đại cáo (từ "Ta đây" đến “dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”) lập bảng hoặc vẽ sơ đồ liệt kê các điển tích và nêu tác dụng biểu đạt của chúng theo gợi ý sau:

STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

 

 

 

Trả lời:

STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

Nam Sơn, Đông Hải

Đem lại sự hàm súc cho câu văn.

2

Nếm mật nằm gai

Đem lại ý nghĩa biểu đạt cao cho câu văn.

3

Tiến về Đông

Câu văn trở nên ngắn gọn, hàm súc hơn.

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Hầu hết các yếu tố "nghĩa" trong nguyên tác Bình Ngô đại cáo đã được dùng lại nguyên vẹn không dịch ra tiếng Việt (ví dụ: nhân nghĩa). Hãy liệt kê và giải thích ý nghĩa của các từ đó.

Trả lời:

Từ “nhân nghĩa”, “đại nghĩa” trong nguyên tác chưa được dịch ra tiếng Việt.

- Đại nghĩa là chính nghĩa cao cả.

- Nhân nghĩa là lòng thương người ᴠà ѕự đối хử ᴠới người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, ᴠiệc làm đúng đắn, phù hợp ᴠới đạo lý của dân tộc Việt Nam.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Tìm một số từ Hán Việt có yếu tố "nhân" được dùng với nghĩa như trong từ nhân nghĩa. Giải nghĩa các từ đó?

Trả lời:

- Các từ Hán Việt cùng nghĩa: nhân đức, nhân từ, nhân hậu.

- Nhân đức: có lòng yêu thương giúp đỡ người khác.

- Nhân từ: hiền hậu có lòng yêu thương, lòng thương người.

- Nhân hậu: có lòng thương người và trung hậu.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bảo kính cảnh giới

Dục Thúy Sơn

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Thảo luận về một vấn đề xã hội có ý kiến khác nhau

Củng cố và mở rộng trang 33

Câu hỏi liên quan

a. Từ Hán Việt có trong đoạn trích: nhân nghĩa, văn hiến, hào kiệt.
Xem thêm
- Các từ Hán Việt cùng nghĩa: nhân đức, nhân từ, nhân hậu.
Xem thêm
Nam Sơn, Đông Hải: Đem lại sự hàm súc cho câu văn.
Xem thêm
- Từ “nhân nghĩa”, “đại nghĩa” trong nguyên tác chưa được dịch ra tiếng Việt.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành Tiếng Việt lớp 10 trang 26 Tập 2
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!