Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Tập 1 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 19 Tập 1 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 19 Tập 1 ngắn nhất

Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1)Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong những đoạn trích dưới đây và nêu cách sửa:

a. Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ là những bài nhiều hơn tất cả. Họ yêu gia đình, yêu cái tổ ấm cùng nhau chung sống, yêu nơi chôn rau cắt rốn. Họ yêu người làng, người nước, yêu từ cảnh ruộng đồng, đến công việc trong xóm, ngoài làng. Tình yêu đó nồng nhiệt, đằm thắm và sâu sắc. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

 

b. Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau.

c. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như Thúy Kiều hay Kiều Nguyệt Nga khi gặp hoạn nạn thì vào cõi Phật để hưởng chút bình an, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm. (Dẫn theo Bùi Minh Toán)

Trả lời:

a.

- Lỗi sai: lạc chủ đề. Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước.

- Cách chỉnh sửa: sửa lại câu chủ đề: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả.

b.

- Lỗi sai: Triển khai chưa rõ ý chủ đề.

- Cách chỉnh sửa: Thêm các ý để làm rõ chủ đề:  Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Dưới bàn tay của thần Trụ Trời, các cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi.

c.

- Lỗi sai: so sánh khập khiễng không cùng chủ đề. Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga.

- Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như lão Hạc, cùng quẫn chọn cái chết để giải thoát, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm.

Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Sắp xếp những câu văn dưới đây theo trình tự hợp lí để tạo thành đoạn văn mạch lạc.

a. (1) Cần ghi nhớ tuyệt đối không được hứa cho qua chuyện để lấy lòng. (2) Trước hết, chúng ta cần phải biết coi trọng lời hứa, không gian đối với mình và với người. (3) Người xưa có câu: Một lần thất tín, vạn lần bất tin. (4) Nếu cảm thấy không chắc chắn hoặc lời hứa ấy vượt quá khả năng của mình, chúng ta không nên vội hứa hẹn. (5) Chúng ta nên làm gì để có thể giữ chữ tín của mình?

b. (1) Bản tên là Hua Tát. (2) Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối đi. (3) Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt. (4) Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đem nằm cách chân đèo Chiềng Đông chừng dặm đường. (5) Lối đi chính rải đá, vừa một con trâu. (6) Bản Hua Tát ở thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. (7) Hai bên lối đi đầy những cây mè loi, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ dây leo không biết tên gọi là gì.

Trả lời:

a. Sắp xếp lại: 3 → 5 → 2 → 1 → 4.

b. Sắp xếp lại: 4 → 1 → 6→ 3→ 5 → 7.

Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong những trường hợp sau:

a. Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp. Và tôi không nghe thấy gì.

b. Trong quá trình tồn tại và phát triển, kho tàng thần thoại Hy Lạp đã trải qua nhiều biến đổi, pha trộn rất phức tạp. Tuy nhiên, những gì còn lưu giữ được đến hiện nay về thần thoại Hy Lạp không phải ở dạng nguyên sơ nhất.

c. Văn bản Đi san mặt đất giúp người đọc hiểu về quá trình tạo lập thế giới trong nhận thức của người Lô Lô xưa. Họ còn khá giản đơn. Họ cũng đã hiểu được vai trò của con người trong việc cải tạo thiên nhiên.

d. Hiếu rất thích đọc truyện Mười hai sứ quân. Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ.

Trả lời:

 a.

- Lỗi sai: dùng sai từ liên kết “và tôi không nghe thấy gì”

- Cách chỉnh sửa: thay  bằng nhưng/ tuy nhiên.

b.

- Lỗi sai: dùng sai từ liên kết: “Tuy nhiên, những gì còn lưu giữ..”

- Cách chỉnh sửa: thay tuy nhiên thành vì vậy/ do đó/ vì thế.

c.

- Lỗi sai: thiếu từ liên kết: “Họ cũng hiểu được vai trò…”

- Cách chỉnh sửa: thêm tuy nhiên/ cho dù vậy để tạo sự liên kết.

d.

- Lỗi sai: thiếu từ liên kết. “Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ”

- Cách chỉnh sửa: thêm qua đó để tạo sự liên kết giữa hai câu văn. 

* Từ đọc đến viết (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) chia sẻ suy nghĩ của bạn về một truyện thần thoại mà bạn cho là đặc sắc.

Đoạn văn tham khảo

Thần thoại là một trong những thể loại đặc trưng của văn học dân gian và thể hiện được trí tượng, tri thức của con người thủa sơ khai về thế giới. Trong kho tàng truyện thần thoại, em thích nhất truyện Prô-mê-tê và loài người. Khi thế gian mới được khai phá mới chỉ có vài vị thần, các vị thần cảm thấy tẻ nhạt nên đã cùng nhau sáng tạo ra muôn loài để cuộc sống vui tươi. Điều đặc biệt trong truyện là cách các vị thần sáng tạo ra muôn loài, đó là các vị thần lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần, một “vũ khí” để phòng thân, hộ mệnh, bảo vệ được cuộc sống của giống loài mình. Ấn tượng hơn nữa là thần Prô-mê-tê dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người gọn gàng, đứng thẳng và thần tạo ra ngọn lửa để giúp loài người sinh sống và phát triển. Với những chi tiết hư cấu thần kì đó, người đọc thấy được sức mạnh phi thường của các vị thần đồng thời hiểu được cách người xưa lí giải sự ra đời của muôn loài. Bằng cốt truyện ngắn gọn, cụ thể, tập trung vào việc nêu lên quá trình tạo nên con người và thế giới muôn loài của hai vị thần. Từ đó, làm nổi bật hình ảnh vĩ đại và công lao to lớn của hai vị thần.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Prô-mê-tê và loài người

Đi san mặt đất

Cuộc tu bổ lại các giống vật

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một truyện kể

Câu hỏi liên quan

a. - Lỗi sai: lạc chủ đề. Câu chủ đề nói đến những bài hát về tình yêu nam nữ nhưng những câu phía sau trình bày cả tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương, đất nước. - Cách chỉnh sửa: sửa lại câu chủ đề: Trong ca dao Việt Nam, những bài hát về tình yêu nam nữ và tình yêu quê hương đất nước là những bài nhiều hơn tất cả. b. - Lỗi sai: Triển khai chưa rõ ý chủ đề. - Cách chỉnh sửa: Thêm các ý để làm rõ chủ đề:  Qua truyện Thần Trụ Trời, ta thấy người thời cổ nhận thức và lí giải về cách hình thành thế giới rất giản đơn. Trời đất ban đầu dính vào nhau. Dưới bàn tay của thần Trụ Trời, các cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù tịt. Từ đó, trời đất mới phân đôi. c. - Lỗi sai: so sánh khập khiễng không cùng chủ đề. Câu chủ đề nói về hình tượng người nông dân nhưng trong câu văn số ba xuất hiện hai nhân vật Thúy Kiều và Kiều Nguyệt Nga. - Cách chỉnh sửa: chỉnh sửa câu văn thứ ba cho phù hợp với chủ đề. Hình tượng người nông dân trong văn học hiện thực phê phán có những nét đẹp truyền thống. Nếu đặt họ bên những nhân vật phản diện như Nghị Lại, Nghị Quế, thì họ hoàn toàn đối lập với bản chất kệch cỡm, nhố nhăng, tàn ác của bọn quan lại. Chị Dậu không như lão Hạc, cùng quẫn chọn cái chết để giải thoát, mà chị đã đấu tranh để bảo vệ nhân phẩm.
Xem thêm
a. - Lỗi sai: dùng sai từ liên kết “và tôi không nghe thấy gì” - Cách chỉnh sửa: thay và bằng nhưng/ tuy nhiên. b. - Lỗi sai: dùng sai từ liên kết: “Tuy nhiên, những gì còn lưu giữ..” - Cách chỉnh sửa: thay tuy nhiên thành vì vậy/ do đó/ vì thế. c. - Lỗi sai: thiếu từ liên kết: “Họ cũng hiểu được vai trò…” - Cách chỉnh sửa: thêm tuy nhiên/ cho dù vậy để tạo sự liên kết. d. - Lỗi sai: thiếu từ liên kết. “Em đã học được nhiều bài học quý giá ở họ” - Cách chỉnh sửa: thêm qua đó để tạo sự liên kết giữa hai câu văn. 
Xem thêm
a. Sắp xếp lại: 3 → 5 → 2 → 1 → 4. b. Sắp xếp lại: 4 → 1 → 6→ 3→ 5 → 7.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thực hành tiếng Việt trang 19
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!