Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi lớp 10 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi ngắn nhất

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kể tên một số tác giả văn học trung đại Việt Nam có đóng góp quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

Trả lời:

- Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có rất nhiều tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão…

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Hãy chia sẻ một vài thông tin về tác giả mà bạn ngưỡng mộ.

Trả lời:

+ Trần Quốc Tuấn (1226-1300): Còn gọi là Hưng Đạo Đại Vương, danh tướng trong lịch sử Việt Nam, nhà văn chính luận với áng Hịch tướng sĩ bất hủ, quê ở phủ Thiên Trường (Nay thuộc tỉnh Nam Định). Ông cũng là tác giả bộ Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc).

+ Nguyễn Du (1765-1820) quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là đại thi hào dân tộc, 1965 ông được UNESCO tôn vinh là Danh nhân Văn hoá thế giới. Ông sáng tác trên cả chữ Nôm và chữ Hán, nổi tiếng nhất là Truyện Kiều.

+ Phan Chu Trinh (1872-1927): Nhà văn, nhà chí sĩ cách mạng, tự Tử Cán, hiệu Tây Hồ, quê ở Tiên Phước, Quảng Nam. Ông đỗ phó bảng, được bổ làm thừa biện bộ lễ, sau từ quan để hoạt động cách mạng, chủ trương đấu tranh ôn hoà, bị bắt rồi bị đày ra Côn Đảo rồi đưa sang Pháp. Năm 1925 về nước hoạt động rồi sau đó mất ở Sài Gòn. Tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập (tập thơ), Tỉnh quốc hồn ca (1907-1922)…

* Đọc văn bản

1. Vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Nguyễn Trãi có vai trò đặc biệt quan trọng cuộc kháng chiến chống quân Minh. Năm 1423, ông tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn,  dâng Bình Ngô sách (sách lược đánh dẹp giặc Minh)  và trở thành quân sư cho Lê Lợi. Năm 1427, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo để công bố với muôn dân về việc dẹp yên giặc Minh.

2. Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

- Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo, đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân, lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. Nguyễn Trãi nhấn mạnh mục đích, hành động thực tiễn của lí tưởng nhân nghĩa là yên dân và trừ bạo. Tư tưởng nhân nghĩa đã được Nguyễn Trãi phát triển sâu sắc ở nhiều phương diện.

3. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.

- Tình yêu thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn Nguyễn Trãi. Thông qua hình ảnh thiên nhiên, có thể thấy tâm hồn rộng mở, tinh tế, lãng mạn của Nguyễn Trãi.

- Nguyễn Trãi là người một đời ôm mối “ưu dân, ái quốc” nên hồn thơ ông lúc nào cũng nặng trĩu suy tư  trước thế sự. Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, có cả những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái.

4. Đóng góp quan  trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại:

+ Văn chính luận: Đạt đến trình độ mẫu mực, Nguyễn Trãi đã vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc; khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự; kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác thực. Tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập.

+ Thơ chữ Hán: Hầu hết sáng tác bằng thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc; nghệ thuật tả cảnh tả tình tinh tế, tài hoa.

Tác phẩm tiêu biểu: Ức Trai thi tập.

+ Thơ chữ Nôm: Được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại. Tác phẩm tiêu biểu: Quốc Âm thi tập

5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.

- Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại hành của 5 thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.

- Ông là tác giả có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây  dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách huỷ diệt văn hoá.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Tác giả Nguyễn Trãi

 Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu nỗi thảm khốc dưới thời phong kiến. Ông là nhà thơ, nhà văn kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn hoá, văn học dân tộc.

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu ấn tượng sâu sắc về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi.

Trả lời:

aVề cuộc đời

- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương.

- Năm 1400, đánh đuổi giặc Minh, sau đó làm quan dưới triều Lê.

- Một thời gian sau, năm 1437, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn, đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra làm quan, cuối cùng ông bị gian thn vu oan tội giết vua, chịu án “tru di tam tộc”.

b. Về con người

- Qua tư tưởng thơ văn của Nguyễn Trãi, ta có thể thấy được, ông là một con người nhân nghĩa, yêu nước thương dân.

- Nguyễn Trãi còn là một con người yêu thiên nhiên, tinh tế và lãng mạn khi thể hiện những vẻ đẹp hết sức bình dị, gần gũi nhưng không kém phần tráng lệ của thiên nhiên.

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Điều gì tạo nên giá trị đặc sắc trong tư tưởng Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi?

Trả lời:

Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn của ông trước hết là tình thương dân, lấy cuộc sống bình yên, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất.

- Trong các sáng tác của mình, ông luôn khẳng định vai trò và sức mạnh của nhân dân, biết tôn trọng và biết ơn dân.

Câu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Nêu cảm nhận về tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên.

Trả lời:

Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên:

- Nguyễn Trãi là một người có tâm hồn tinh tế, rộng mở, lãng mạn với những vẻ đẹp của thiên nhiên, yêu thiên nhiên sâu sắc.

- Thiên nhiên là nguồn cảm hứng lớn trong thơ văn của ông, được thể hiện đa dạng, vừa gần gũi vừa tráng lệ.

- Một số bài thơ viết về thiên nhiên tiêu biểu như: Côn Sơn ca, Cảnh ngày hè, Cây chuối…

Câu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Đọc những vần thơ Nguyễn Trãi viết về nỗi niềm thế sự, bạn hình dung thế nào về con người tác giả.

Trả lời:

Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:

- Ông là một con người “một đời ôm mối ưu dân, ái quốc”, “trĩu nặng suy tư trước thế sự”. Dù sống ở chốn quan trường hay thôn quê, Nguyễn Trãi cũng bộc lộ rõ những suy tư, trăn trở về cuộc đời, về con người và thời cuộc.

- Khi viết về con người, về nhân tình thế thái, ngòi bút của nhà thơ chứa đựng sự ưu tư, nỗi buồn sâu sắc, thất vọng trước thực tại.

→ Nguyễn Trãi là một con người nhạy cảm, yêu nước thương dân.

Câu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Văn chính luận của Nguyễn Trãi đã từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ như thế nào? Những yếu tố nào đã làm nên sức mạnh đó?

Trả lời:

- Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.

+ Đặc biệt là qua những lá thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh, luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

+ Văn chính luận của ông có giá trị mẫu mực, là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận ở nước ta.

- Những yếu tố làm nên sức mạnh đó:

+ Nhờ sự vận dụng triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lý khách quan của đời sống để xây dựng nên những luận điểm vững chắc.

+ Nguyễn Trãi còn bám sát từng đối tượng và tình hình chiến sự, kết hợp lí lẽ sắc bén với dẫn chứng phong phú, bố cục chặt chẽ, ngôn từ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm.

Câu (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Hãy kể tên những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà bạn biết nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi.

Trả lời:

Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:

- Bộ bách khoa toàn thư Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú: Nói về sự kiên cường của Nguyễn Trãi khi bị dụ dỗ đầu hàng, làm quan cho nhà Minh.

- Sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích: Nói về cuộc đời của Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất nước.

Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn: Cũng viết về cuộc đời Nguyễn Trãi khi nhà Hồ mất: Ông lui về ở ẩn.

Nguyễn Trãi toàn tập Cuốn sách viết về những bài thơ hay của ông.

* Kết nối đọc – viết 

Bài tập (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Đoạn văn tham khảo

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế ngợi khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Trì thanh phát cỏ ương sen.

 

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui có một lòng trung liễn hiếu,

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. 

(Thuật hứng – Bài 24)

Thuật hứng – Bài 24 là một bài thơ viết bằng chữ Nôm tuy ngắn gọn, giản dị nhưng không kém phần độc đáo. Bài thơ nằm trong chùm thơ “Thuật hứng” in trong tập thơ Quốc âm thi tập nổi tiếng của Nguyễn Trãiđược viết ra trong thời kỳ Ức Trai về sống ở Côn Sơn. Bài thơ “Thuật hứng – 24” này được viết theo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn bát cú (các câu 3, 4, 8 chỉ có 6 từ). Với giọng thơ nhẹ nhàng, khoan thai; giọng điệu tâm tình, cởi mở và sử dụng ngôn ngữ: ao, bèo, muống, đĩa, cỏ, sen, kho, thu, phong, nguyệt, thuyền, yên hà đã tạo nên cốt cách bài thơ vừa dân dã, mộc mạc vừa cổ điển thanh cao. “Thuật hứng” đã thể hiện một cách đẹp đẽ sâu sắc những tư tưởng tình cảm cao đẹp của Ức Trai như coi thường danh lợi, thích sống nhàn trong cuộc đời thanh bạch, lúc nào cũng giữ trọng lòng trung hiếu son sắt, thuỷ chung. Đọc bài thơ, ta vô cùng kính yêu và cảm phục Nguyễn Trãi - một nhân cách kẻ sĩ cao đẹp như vua Lê Thánh Tông đã ngợi ca: “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tri thức ngữ văn trang 4

Bình Ngô đại cáo

Bảo kính cảnh giới

Dục Thúy Sơn

Thực hành Tiếng Việt trang 26

Câu hỏi liên quan

- Trong nền văn học trung đại Việt Nam, có rất nhiều tác giả có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Du, Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão…
Xem thêm
- Văn chính luận của Nguyễn Trãi từng thể hiện sức tác động mạnh mẽ lớn đến nền văn học nước nhà với sức thuyết phục cao, mang ý nghĩa thời đại lớn.
Xem thêm
Những tác phẩm văn học, nghệ thuật nói về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn Trãi:
Xem thêm
Con người Nguyễn Trãi qua những vần thơ thế sự:
Xem thêm
Đoạn văn tham khảo
Xem thêm
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua những bài thơ viết về thiên nhiên:
Xem thêm
- Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo một cách sáng tạo và chọn lọc.
Xem thêm
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu Ức Trai, quê ở Hải Dương.
Xem thêm
+ Trần Quốc Tuấn (1226-1300): Còn gọi là Hưng Đạo Đại Vương, danh tướng trong lịch sử Việt Nam, nhà văn chính luận với áng Hịch tướng sĩ bất hủ, quê ở phủ Thiên Trường (Nay thuộc tỉnh Nam Định). Ông cũng là tác giả bộ Binh thư yếu lược và Vạn kiếp tông bí truyền thư (đã thất lạc).
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Tác giả Nguyễn Trãi
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!