Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 89 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập trang 89 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập lớp 10 trang 89 Tập 2 ngắn nhất

Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Lập bảng đối chiếu chủ đề, thông điệp, tư tưởng, điểm nhìn trần thuật của các văn bản truyện đã đọc trong Bài 8 Đất nước và con người.

Trả lời:

Văn bản

Chủ đề

 

Thông điệp, tư tưởng

Điểm nhìn trần thuật

Đất rừng phương Nam

Một chuyến đi lấy mật

Thể hiện tình yêu đối với thiên nhiên, quê hương đất nước.

Kết hợp nhiều điểm nhìn: An, Cò và tía nuôi.

Giang

Một cuộc gặp gỡ

Những chiêm nghiệm về cuộc sống, cuộc chiến tranh. Những gì đã trải qua dù là thoáng qua, nhỏ nhặt nhưng cũng khiến chúng ta nhớ mãi.

Kết hợp nhiều điểm nhìn: nhân vật tôi-anh tân binh, Giang và bố Giang

Xuân về

Thiên nhiên mùa xuân

Ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và con người mùa xuân.

Điểm nhìn của chủ thể trữ tình.

Buổi học cuối cùng

Buổi học cuối cùng

Tiếng nói gắn liền với vận mệnh dân tộc. Giữ gìn phát triển tiếng nói cũng là giữ gìn, bảo vệ đất nước.

Điểm nhìn nhân vật cậu bé Phrăng

Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nêu nhận xét của bạn về một nhân vật trong văn bản Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi) hoặc Giang (Bảo Ninh).

Trả lời:

- Nhận xét về nhân vật Giang (Bảo Ninh):

+ Là một cô gái hồn nhiên vô tư

+ Cô gái mạnh dạn, thẳng thắn

+ Cô gái với tấm lòng đôn hậu, ân cần và chu đáo, nhiệt tình, mến khách.

Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Cho biết tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết.

Trả lời:

- Tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết:

+ Thành phần chêm xen: bổ sung thông tin về cô gái tên Giang.

+ Thành phần liệt kê: bổ sung thông tin và bộc lộ cảm xúc

Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch có những điểm khác biệt đáng lưu ý nào so với việc viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình?

Trả lời:

Điểm khác nhau giữa viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch với viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình:

Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình

- Tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,...

- Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,..

- Tập trung phân tích, đánh giá các yếu tố như dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình, cách gieo vần, ngắt nhịp, ngắt dòng, chia đoạn,... cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình qua mạch suy tư, cảm xúc; cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ nhằm thể hiện suy tư, cảm xúc ấy,...

 

Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn rút ra được kinh nghiệm gì trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch?

Trả lời:

Kinh nghiệm được rút ra trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch:

+ Khi trình bày nói hay viết đều phải đảm bảo đặc trưng kiểu bài là: tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,..

+ Đảm bảo bố cục bài có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

+ Khi viết thì văn phong rõ ràng, mạch lạc, các luận điểm, luận cứ luận chứng sắp xếp cho hợp lí, logic.

+ Khi nói thì chú ý giọng điệu, ngôn ngữ, cử chỉ và thái độ của người nghe. Trao đổi cũng cần nhẹ nhàng, tôn trọng.

Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi cho bạn những suy nghĩ và tình cảm gì đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam?

Trả lời:

- Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi suy nghĩ và tình cảm đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam:

+ Thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, mỗi vùng miền có một đặc trưng riêng.

+ Con người Việt Nam rất gần gũi thân thương, đôn hậu, sống có tình có nghĩa.

+ Quê hương, đất nước có ý nghĩa thân thương, thiêng liêng đối với mỗi con người.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Giới thiệu đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch

Ôn tập trang 89

Tri thức ngữ văn trang 90

Hịch tướng sĩ

Nam quốc sơn hà - Bài thơ thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

Câu hỏi liên quan

- Nhận xét về nhân vật Giang (Bảo Ninh): + Là một cô gái hồn nhiên vô tư + Cô gái mạnh dạn, thẳng thắn + Cô gái với tấm lòng đôn hậu, ân cần và chu đáo, nhiệt tình, mến khách.
Xem thêm
Điểm khác nhau giữa viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch với viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm trữ tình:
Xem thêm
- Tác dụng của thành phần chêm xen và thành phần liệt kê trong đoạn văn mà bạn đã viết ở mục Từ đọc đến viết: + Thành phần chêm xen: bổ sung thông tin về cô gái tên Giang. + Thành phần liệt kê: bổ sung thông tin và bộc lộ cảm xúc
Xem thêm
- Các văn bản Đất rừng phương Nam, Giang và Xuân về gợi suy nghĩ và tình cảm đối với quê hương đất nước, con người Việt Nam: + Thiên nhiên Việt Nam vô cùng phong phú đa dạng, mỗi vùng miền có một đặc trưng riêng. + Con người Việt Nam rất gần gũi thân thương, đôn hậu, sống có tình có nghĩa. + Quê hương, đất nước có ý nghĩa thân thương, thiêng liêng đối với mỗi con người.
Xem thêm
Kinh nghiệm được rút ra trong việc trình bày bài giới thiệu, đánh giá một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch: + Khi trình bày nói hay viết đều phải đảm bảo đặc trưng kiểu bài là: tập trung vào cách xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật, sử dụng ngôi kể, điểm nhìn, lời của người kể chuyện, đối thoại, độc thoại của nhân vật,... Với các tác phẩm kịch (chèo, tuồng; bi kịch, hài kịch, chính kịch) thì cần tập trung vào các yếu tố như mâu thuẫn, xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại,.. + Đảm bảo bố cục bài có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. + Khi viết thì văn phong rõ ràng, mạch lạc, các luận điểm, luận cứ luận chứng sắp xếp cho hợp lí, logic. + Khi nói thì chú ý giọng điệu, ngôn ngữ, cử chỉ và thái độ của người nghe. Trao đổi cũng cần nhẹ nhàng, tôn trọng.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập trang 89
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!