Soạn bài Ôn tập học kì 2 lớp 10 trang 114 Tập 2 | Chân trời sáng tạo

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Ôn tập học kì 2 trang 114 Tập 2 Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 10. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập học kì 2 lớp 10 trang 114 Tập 2 ngắn nhất

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B; giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột.

Soạn văn lớp 10 Ôn tập học kì 2 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Soạn văn lớp 10 Ôn tập học kì 2 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Theo bạn, cần lưu ý những điều gì khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại dưới đây (có thể dùng bảng để tóm lược các điều cần lưu ý)?

a. Văn nghị luận

b. Thơ

c. Truyện

Trả lời:

Những điều lưu ý khi đọc hiểu văn bản thuộc các thể loại văn nghị luận, thơ, truyện:

Văn nghị luận

Thơ

Truyện

- Cần có luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, sắp xếp khoa học.

- Cần kết hợp yếu tố biểu cảm: từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ

- Chú ý chủ thể trữ tình, nhạc điệu, hình ảnh, vần nhịp, thể loại, biện pháp tu từ trong thơ.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà tác giả gửi gắm

- Chú ý cốt truyện, nhân vật.

- Điểm nhìn của các nhân vật.

- Nêu được chủ đề, thông điệp mà tác giả gửi gắm

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) và cho biết chất "hùng văn" của tác phẩm này chủ yếu toát ra từ đâu.

Trả lời:

- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm:

+ yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc)

+ trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược).

=> Đây là một tư tưởng rất tích cực và tiến bộ không chỉ trong thời bấy giờ mà còn ở cả hiện tại. Tác giả nhìn thấy được vai trò, tầm quan trọng của nhân dân trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, vì thế phải chăm lo cho dân.

- Chất hùng văn của tác phẩm toát ra từ: tư tưởng nhân nghĩa trong bài.

Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp bạn hiểu thêm những gì về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi? Nhận xét về cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này.

Trả lời:

Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi:

+ Con người anh hùng: là một lòng một dạ với vua, yêu nước, sẵn sàng hành động để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước.

+ Con người nghệ sĩ: bên cạnh công việc triều chính, Nguyễn Trãi cũng rất yêu thiên nhiên, gắn bó gần gũi với thiên nhiên.

- Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này: tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng hết sức thuyết phục và hợp lí. Lí lẽ được tác giả đưa ra trước sau đó đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho lĩ lẽ ấy.

Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Qua việc đọc ba văn bản nghị luận Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Nam quốc sơn hà - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước (theo Nguyễn Hữu Sơn), nêu một số điểm khác biệt giữa:

a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?

b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?

Trả lời:

a. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Dẫn chứng trong các tác phẩm văn học

Dẫn chứng từ thực tế cuộc sống

b. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại:

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

- Tập trung ở một số thể loại: chiếu, hịch, cáo, tấu... với lối văn đặc trưng: biền ngẫu, dụng điển.

 

- Thể loại đa dạng, ngôn ngữ đời thường, hiện đại và dùng các biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

- Nội dung: những vấn đề tầm cỡ quốc gia, trọng đại của đất nước, dân tộc

- Nội dung: phong phú, từ vấn đề nhỏ đến vấn đề lớn.

Câu 6 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Dục Thúy sơn hoặc Bảo kính cảnh giới - bài 43.

Trả lời:

- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:

+ Tác giả quan sát tỉ mỉ bằng nhiều giác quan: thị giác, cảm giác, khứu giác, thính giác…

+ Tác giả miêu tả bằng cách gợi các điểm đặc trưng để gọi ra mùa hè => thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, tươi đẹp, điều đó được thể hiện qua các từ ngữ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)…

- Cách quan sát, miêu tả cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43:

+ Tác giả quan sát tỉ mỉ bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve…

+ Miêu tả cảnh sinh hoạt tràn đầy sức sống, sôi nổi, nhộn nhịp: lao xao chợ cá, dân giàu đủ khắp.

Câu 7 (trang 114 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra một vài điểm khác nhau trong cách ngắt nhịp, gieo vần, dùng biện pháp tu từ,... tạo âm điệu thể hiện niềm thương nhớ giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm.

Trả lời:

Một vài điểm khác nhau giữa hai bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm

Khía cạnh

Tây Tiến

Chiếc lá đầu tiên

Ngắt nhịp

4/3

Tự do

Gieo vần

Vần chân liền và chân cách.

Vần chân liền

Biện pháp tu từ

Nhân hóa, nói giảm nói tránh, đảo ngữ → khắc họa chân dung người lính Tây Tiến và sự gian khó của lính Tây Tiến, tạo nên cảm giác bi hùng.

Nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ → diễn tả ấn tượng sâu đậm về những kỉ niệm tuổi học trò, nỗi xúc động, lúc lắng đọng, lúc chơi vơi, nỗi nhớ, niềm bâng khuâng.

Kết luận

Thể hiện nỗi nhớ về quãng thời gian hào hùng của dân tộc, xen lẫn niềm thương xót.

Thể hiện nỗi nhớ thương da diết về mái trường mến yêu, tâm tư, tình cảm của tác giả với ngôi trường và người thầy

Câu 8 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận xét về cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai trong số các văn bản truyện sau đây: Đất rừng phương Nam, Giang, Buổi học cuối cùng, Dưới bóng hoàng lan,..

Trả lời:

- Cách sử dụng vai kể, điểm nhìn của hai văn bản Đất rừng phương Nam và Giang:

 

Đất rừng phương Nam

Giang

Các điểm nhìn

An, Cò, tía nuôi

Giang, bố Giang, Anh tân binh

Điểm nhìn chủ yếu

cậu bé An

Anh tân binh

Nhận xét

Hai nhân vật đều xưng “tôi”, đều tham gia trực tiếp vào câu chuyện => câu chuyện đáng tin cậy và trở nên gần gũi.

Câu 9 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Từ một số tác phẩm truyện và trích đoạn chèo/ tuồng đã học, hãy chỉ ra ít nhất 3 điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại này (có thể sử dụng mẫu bảng sau, làm vào vở):

Soạn văn lớp 10 Ôn tập học kì 2 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Trả lời:

Ba điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại truyện và chèo:

STT

Nhân vật trong tác phẩm truyện

Nhân vật trong tác phẩm chèo

1

Nhân vật đời thường

Mang đặc trưng riêng: nữ lệch, nữ chính, đào…

2

Nhân vật được đặt trong tình huống truyện/ có diễn biến tâm lí, cảm xúc

Nhân vật được đặt trong những tình huống kịch tính, ít nhiều đem lại tiếng cười/niềm cảm thương

3

Lời thoại ít

Lời thoại là chủ yếu.

Câu 10 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

   (1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.

b. Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?

c. Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.

Trả lời:

a. - Lỗi dùng từ trong câu (2): dùng từ không đúng nghĩa, cụ thể là dùng từ trí thức dùng để chỉ con người.

- Sửa lại cho đúng: sửa từ trí thức thành tri thức.

b. Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau:

Thông qua việc đọc sách, chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng, thể cải thiện khả năng viết và trau dồi các từ vựng mới.

c.

- Lỗi liên kết trong đoạn trích trên: không tách đoạn

- Sửa lại cho đúng: tách đoạn thành các tiểu điểm.

      (1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn.

(5) Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.

Câu 11 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2)Lập bảng tóm tắt yêu cầu đối với các kiểu bài: Viết một bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; Viết một bài nghị luận về bản thân.

Trả lời:

Tóm tắt yêu cầu kiểu bài:

Kiểu bài

Yêu cầu

Viết một bài văn thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm

- Nêu rõ thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; mục đích lí do viết bài luận.

- Trình bày các luận điểm: tác hại của thói quen/ quan niệm, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm, những gợi ý về giải pháp thực hiện.

- Sử dụng lí lẽ xác đáng, bằng chứng thuyết phục, có lí, có tình.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ theo trình tự hợp lí.

- Diễn đạt mạch lạc, gãy gọn, lời lẽ chân thành.

- Bố cục bài luận gồm 3 phần:

+Mở bài: nêu thói quen hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ; lí do hay mục đích viết bài luận.

+Thân bài: lần lượt đưa ra ít nhất hai luận điểm (lí lẽ, bằng chứng) làm rõ mặt trái và tác hại của thói quen hay quan niệm; nêu lợi ích/ giải pháp khắc phục, từ bỏ thói quen hay quan niệm.

+Kết bài: khẳng định lại ý nghĩa, lợi ích của việc từ bỏ thói quen/ quan niệm; thể hiện niềm tin vào sự cố gắng và thành công của người thực hiện.

Viết một bài nghị luận về bản thân

- Người viết trình bày được đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

- Bài viết đưa ra được những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm của bản thân.

- Các thông tin đưa ra trong bài viết cần xác thực, đáng tin cậy.

- Bài viết có thể triển khai theo bố cục:

+Mở bài: giới thiệu đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân.

+Thân bài: giới thiệu khái quát thông tin về bản thân; phân tích các đặc điểm tiêu biểu, nổi bật của bản thân; đưa ra những bằng chứng để làm rõ cho những đặc điểm ấy. Các ý được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

+Kết bài: khẳng định lại các đặc điểm của bản thân; nêu một thông điệp có ý nghĩa.

Câu 12 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tìm ý, lập dàn ý cho một trong hai đề dưới đây:

Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.

Trả lời:

Dàn ý: Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư):

* Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Nắng mới.

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ).

* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Nắng mới.

- Nội dung: lấy cảm hứng từ ánh nắng mới, tiếng gà trưa tác giả nhớ về thầy me đã quá cố của mình. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ thương của tác giả về người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp quen thuộc, bình dị, hiền hậu.

- Hình thức nghệ thuật:

+ Từ ngữ trong bài thơ: giản dị, gần gũi như lời nói thường ngày.

+ Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5; gieo vần chân.

+ Biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ…

=> Hình ảnh người mẹ hiện lên với những gì thân thuộc, gần gũi.

* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới.

Câu 13 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tập trình bày các nội dung chính đã thực hiện ở câu 12.

Trả lời:

Kính thưa thầy/cô và các bạn, em tên là…Sau đây em xin đại diện cho nhóm A trình bày bài nói về giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư.

Giữa bản nhạc trầm bổng của phong trào Thơ mới Lưu Trọng Lư như "một nốt trầm xao xuyên", vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Ông để lại rất nhiều bài thơ khiến cho con tim độc giả bồi hồi xao xuyến, trong đó Nắng mới là bài thơ tiêu biểu. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đằm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thể nào quên.

Toàn bài thơ là đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của mình. Ở khổ thơ đầu tiên là nỗi nhớ, hồi ức về “ngày không”. Hồi ức ấy được đánh thức thông qua “nắng mới” và “tiếng gà trưa xao xác”. Những âm thanh, hình ảnh đó khiến cho lòng “rượi buồn” và “chập chờn sống lại ngày không”. Một nỗi buồn man mác, thiết tha vang lên. Từ "nắng mới" trong tựa lại đề một lần nữa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Các hình ảnh buồn liên tiếp cùng hai từ láy gợi âm nhiều hơn gợi tả "xao xác", "não nùng" khiến câu thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu nỗi buồn.

Mạch thơ liên tục, trải dài sang khổ hai, từ nhớ về ngày không chuyển hẳn sang về thầy me quá cố:

Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

Lúc người còn sống, tôi lên mười

Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Từ "nắng mới" lại được lặp lại, nó không còn là lí do khơi gợi nữa mà nó gắn liền với hoạt động của mẹ mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Cũng là "nắng mới" nhưng cái nắng của quá khứ không "hắt bên song" buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui "reo ngoài nội" vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ "reo" như một nốt nhạc bổng vút lên khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống. Hình ảnh người mẹ cứ dần dần hiện lên qua các khổ thơ, đậm nét nhất trong khổ thơ cuối.

Nếu ở khổ trên, hình ảnh người mẹ chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thì đến khổ cuối, hình ảnh mẹ hiện lên khắp nơi với “nét cười đen nhánh”. Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vẫn chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa... Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ/Hãy còn mường tượng lúc vào ra”.Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh "nét cười đen nhánh", như một nốt lặng cuối bản nhạc khiến cho thính giả suy tư, day dứt mãi. "Nét cười" ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười nhưng cũng đã thể hiện được hết tâm tư tình cảm da diết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình.

Toàn bài thơ là ngôn ngữ giản dị gần gũi như lời nói thường ngày; cách ngắt nhịp linh hoạt theo cảm xúc ùa về cùng với các biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ…Tất cả đều góp phần thể hiện tình cảm nhớ thương của tác giả về người mẹ với những vẻ đẹp quen thuộc, bình dị, hiền hậu. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng ít nhiều có sự đồng điệu về cảm xúc với thi sĩ bởi ai cũng có một người mẹ để thương để nhớ. Chính vì thế mà Hoài Thanh đã từng nói: "Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thôn thức của lòng ta".

Bài nói của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy/cô và các bạn để bài nói được hoàn thiện hơn.

Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại, sử thi, chèo/ tuồng, truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin (nếu là tác phẩm lớn, nhiều chương/ khúc: tóm tắt tối thiểu 1 chương/ khúc), trong đó có sử dụng biện pháp chêm xen hoặc liệt kê.

Trả lời:

*Tóm tắt văn bản thể loại thần thoại: Thần trụ trời:

Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này
- Biện pháp liệt kê: các vị thần ( liệt kê tên các loài chim thần Sao, thần Sông, thần Biển)  

*Tóm tắt văn bản thể loại sử thi: Gặp K-ríp và Xi-la

Sau khi chôn cất En-pê-no, Ô-đi-xê cùng những người bạn lên đường vượt biển cả để trở về nhà và chàng được nghe Xi-ếc-xê dự báo trước về những hiểm nguy. Ô-đi-xê lòng bồn chồn, lo lắng nên đã nói những điều Xi-ếc-xê căn dặn mình cho mọi người nghe, và cùng bàn trước kế hoạch. Khi đến gần đảo Xi-ren, tất cả đều thực hiện theo đúng dự định đã bàn trước đó. Vừa ra khỏi đảo, bụi nước bắn lên, sóng đập ầm ầm, mọi người đánh tuột mái chèo, họ phải đối mặt với một bên là Xi-la, một bên là Ka-ríp- những con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển. Trong khi mọi người chỉ chú ý đến Ka-ríp thì Xi-la đã bắt mất sáu tay chèo thuyền khỏe nhất và họ đã chết.

- Biện pháp chêm xennhững con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển.

*Tóm tắt văn bản thể loại chèo Xã trưởng - Mẹ Đốp:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang. Tại đây có sự đối đáp giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Xã trưởng hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt văn bản thuộc thể loại truyện: Giang (Bảo Ninh):   

Truyện kể về cậu tân binh về nhà nghỉ phép, trên đường trở lại đơn vị, cậu đã gặp cô bé Giang- người Hà thành 17 tuổi. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất nhanh chóng, bất ngờ, cô mời cậu tân binh về nhà ăn cơm, tại đây đã gặp bố của Giang. Không để bố hiểu lầm nên cô nhanh trí bịa cho anh một cái tên Hùng và gắn mác bạn học. Cuộc gặp kết thúc, cô đưa anh trở lại đơn vị bằng chiếc xe đạp của bố.

 - Biện pháp chêm xenngười Hà thành 17 tuổi.

Tóm tắt thể loại văn bản nghị luận: Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 Văn bản Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước là văn bản đưa ra đánh giá, nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn về bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài viết khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận. Từ đó đưa ra kết luận bài thơ là chân lí độc lập của đất nước.

- Biện pháp liệt kê: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập, tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

*Tóm tắt văn bản thông tin Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam:

Văn bản “Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam” cho người đọc biết được những nét đặc sắc của tranh Đông Hồ: đề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… Đề tài, chủ đề của tranh Đông Hồ khá đa dạng và phong phú: con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…Nguyên liệu của tranh là giấy điệp và giấy dó. Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm: Vẽ mẫu → Can lại rõ ràng từng nét→ xếp vào bản khắc gỗ→ in tranh.

- Biện pháp liệt kêđề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…

Câu 15 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn văn, đoạn thơ/ bài thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.

Trả lời:

Các em tự đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ mà em yêu thích.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 100

Tôi có một giấc mơ

Viết bài luận về bản thân

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Ôn tập trang 113

Câu hỏi liên quan

- Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ (A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu) giúp hiểu thêm về con người anh hùng và con người nghệ sĩ ở Nguyễn Trãi: + Con người anh hùng: là một lòng một dạ với vua, yêu nước, sẵn sàng hành động để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. + Con người nghệ sĩ: bên cạnh công việc triều chính, Nguyễn Trãi cũng rất yêu thiên nhiên, gắn bó gần gũi với thiên nhiên. - Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả bài viết này: tác giả đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng hết sức thuyết phục và hợp lí. Lí lẽ được tác giả đưa ra trước sau đó đưa ra dẫn chứng để chứng minh cho lĩ lẽ ấy.
Xem thêm
- Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43: + Tác giả quan sát tỉ mỉ bằng nhiều giác quan: thị giác, cảm giác, khứu giác, thính giác… + Tác giả miêu tả bằng cách gợi các điểm đặc trưng để gọi ra mùa hè => thiên nhiên hiện lên tràn đầy sức sống, tươi đẹp, điều đó được thể hiện qua các từ ngữ: đùn đùn (dồn dập tuôn ra), giương (giương rộng ra), phun, tiễn (ngát, nức)… - Cách quan sát, miêu tả cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi trong bài thơ Bảo kính cảnh giới - bài 43: + Tác giả quan sát tỉ mỉ bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve… + Miêu tả cảnh sinh hoạt tràn đầy sức sống, sôi nổi, nhộn nhịp: lao xao chợ cá, dân giàu đủ khắp.
Xem thêm
Các em tự đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ mà em yêu thích.
Xem thêm
- Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) bao gồm: + yên dân (làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc) + trừ bạo (dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược). => Đây là một tư tưởng rất tích cực và tiến bộ không chỉ trong thời bấy giờ mà còn ở cả hiện tại. Tác giả nhìn thấy được vai trò, tầm quan trọng của nhân dân trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước, vì thế phải chăm lo cho dân. - Chất hùng văn của tác phẩm toát ra từ: tư tưởng nhân nghĩa trong bài.
Xem thêm
a. - Lỗi dùng từ trong câu (2): dùng từ không đúng nghĩa, cụ thể là dùng từ trí thức dùng để chỉ con người. - Sửa lại cho đúng: sửa từ trí thức thành tri thức. b. Để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn, có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như sau: Thông qua việc đọc sách, chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng, thể cải thiện khả năng viết và trau dồi các từ vựng mới. c. - Lỗi liên kết trong đoạn trích trên: không tách đoạn - Sửa lại cho đúng: tách đoạn thành các tiểu điểm.       (1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Thứ hai, đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
Xem thêm
Hai nhân vật đều xưng “tôi”, đều tham gia trực tiếp vào câu chuyện => câu chuyện đáng tin cậy và trở nên gần gũi.
Xem thêm
Dàn ý: Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Nắng mới (Lưu Trọng Lư): * Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Nắng mới. - Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ). * Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Nắng mới. - Nội dung: lấy cảm hứng từ ánh nắng mới, tiếng gà trưa tác giả nhớ về thầy me đã quá cố của mình. Qua đó thể hiện tình cảm nhớ thương của tác giả về người mẹ hiện lên với những vẻ đẹp quen thuộc, bình dị, hiền hậu. - Hình thức nghệ thuật: + Từ ngữ trong bài thơ: giản dị, gần gũi như lời nói thường ngày. + Cách ngắt nhịp trong bài thơ: 3/4, 4/3, 2/5; gieo vần chân. + Biện pháp tu từ: đảo ngữ, ẩn dụ… => Hình ảnh người mẹ hiện lên với những gì thân thuộc, gần gũi. * Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới.
Xem thêm
Kính thưa thầy/cô và các bạn, em tên là…Sau đây em xin đại diện cho nhóm A trình bày bài nói về giới thiệu, đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Nắng mới của Lưu Trọng Lư. Giữa bản nhạc trầm bổng của phong trào Thơ mới Lưu Trọng Lư như "một nốt trầm xao xuyên", vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Ông để lại rất nhiều bài thơ khiến cho con tim độc giả bồi hồi xao xuyến, trong đó Nắng mới là bài thơ tiêu biểu. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đằm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thể nào quên. Toàn bài thơ là đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của mình. Ở khổ thơ đầu tiên là nỗi nhớ, hồi ức về “ngày không”. Hồi ức ấy được đánh thức thông qua “nắng mới” và “tiếng gà trưa xao xác”. Những âm thanh, hình ảnh đó khiến cho lòng “rượi buồn” và “chập chờn sống lại ngày không”. Một nỗi buồn man mác, thiết tha vang lên. Từ "nắng mới" trong tựa lại đề một lần nữa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Các hình ảnh buồn liên tiếp cùng hai từ láy gợi âm nhiều hơn gợi tả "xao xác", "não nùng" khiến câu thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu nỗi buồn. Mạch thơ liên tục, trải dài sang khổ hai, từ nhớ về ngày không chuyển hẳn sang về thầy me quá cố: Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời Lúc người còn sống, tôi lên mười Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi. Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Từ "nắng mới" lại được lặp lại, nó không còn là lí do khơi gợi nữa mà nó gắn liền với hoạt động của mẹ mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Cũng là "nắng mới" nhưng cái nắng của quá khứ không "hắt bên song" buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui "reo ngoài nội" vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ "reo" như một nốt nhạc bổng vút lên khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống. Hình ảnh người mẹ cứ dần dần hiện lên qua các khổ thơ, đậm nét nhất trong khổ thơ cuối. Nếu ở khổ trên, hình ảnh người mẹ chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu thì đến khổ cuối, hình ảnh mẹ hiện lên khắp nơi với “nét cười đen nhánh”. Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vẫn chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa... Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ/Hãy còn mường tượng lúc vào ra”.Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh "nét cười đen nhánh", như một nốt lặng cuối bản nhạc khiến cho thính giả suy tư, day dứt mãi. "Nét cười" ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười nhưng cũng đã thể hiện được hết tâm tư tình cảm da diết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình. Toàn bài thơ là ngôn ngữ giản dị gần gũi như lời nói thường ngày; cách ngắt nhịp linh hoạt theo cảm xúc ùa về cùng với các biện pháp đảo ngữ, ẩn dụ…Tất cả đều góp phần thể hiện tình cảm nhớ thương của tác giả về người mẹ với những vẻ đẹp quen thuộc, bình dị, hiền hậu. Chắc hẳn mỗi chúng ta ai cũng ít nhiều có sự đồng điệu về cảm xúc với thi sĩ bởi ai cũng có một người mẹ để thương để nhớ. Chính vì thế mà Hoài Thanh đã từng nói: "Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thôn thức của lòng ta". Bài nói của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy/cô và các bạn để bài nói được hoàn thiện hơn.
Xem thêm
*Tóm tắt văn bản thể loại thần thoại: Thần trụ trời: Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này - Biện pháp liệt kê: các vị thần ( liệt kê tên các loài chim thần Sao, thần Sông, thần Biển)   *Tóm tắt văn bản thể loại sử thi: Gặp K-ríp và Xi-la Sau khi chôn cất En-pê-no, Ô-đi-xê cùng những người bạn lên đường vượt biển cả để trở về nhà và chàng được nghe Xi-ếc-xê dự báo trước về những hiểm nguy. Ô-đi-xê lòng bồn chồn, lo lắng nên đã nói những điều Xi-ếc-xê căn dặn mình cho mọi người nghe, và cùng bàn trước kế hoạch. Khi đến gần đảo Xi-ren, tất cả đều thực hiện theo đúng dự định đã bàn trước đó. Vừa ra khỏi đảo, bụi nước bắn lên, sóng đập ầm ầm, mọi người đánh tuột mái chèo, họ phải đối mặt với một bên là Xi-la, một bên là Ka-ríp- những con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển. Trong khi mọi người chỉ chú ý đến Ka-ríp thì Xi-la đã bắt mất sáu tay chèo thuyền khỏe nhất và họ đã chết. - Biện pháp chêm xen: những con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển. *Tóm tắt văn bản thể loại chèo Xã trưởng - Mẹ Đốp: Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang. Tại đây có sự đối đáp giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Xã trưởng hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng. - Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính". * Tóm tắt văn bản thuộc thể loại truyện: Giang (Bảo Ninh):    Truyện kể về cậu tân binh về nhà nghỉ phép, trên đường trở lại đơn vị, cậu đã gặp cô bé Giang- người Hà thành 17 tuổi. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất nhanh chóng, bất ngờ, cô mời cậu tân binh về nhà ăn cơm, tại đây đã gặp bố của Giang. Không để bố hiểu lầm nên cô nhanh trí bịa cho anh một cái tên Hùng và gắn mác bạn học. Cuộc gặp kết thúc, cô đưa anh trở lại đơn vị bằng chiếc xe đạp của bố.  - Biện pháp chêm xen: người Hà thành 17 tuổi. * Tóm tắt thể loại văn bản nghị luận: Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước  Văn bản Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước là văn bản đưa ra đánh giá, nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn về bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài viết khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận. Từ đó đưa ra kết luận bài thơ là chân lí độc lập của đất nước. - Biện pháp liệt kê: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập, tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền. *Tóm tắt văn bản thông tin Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam: Văn bản “Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam” cho người đọc biết được những nét đặc sắc của tranh Đông Hồ: đề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… Đề tài, chủ đề của tranh Đông Hồ khá đa dạng và phong phú: con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…Nguyên liệu của tranh là giấy điệp và giấy dó. Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm: Vẽ mẫu → Can lại rõ ràng từng nét→ xếp vào bản khắc gỗ→ in tranh. - Biện pháp liệt kê: đề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ôn tập học kì 2
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!