Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại

Câu 14 (trang 115 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tóm tắt nội dung của ít nhất một văn bản theo yêu cầu đọc mở rộng với mỗi thể loại: thần thoại, sử thi, chèo/ tuồng, truyện, văn bản nghị luận, văn bản thông tin (nếu là tác phẩm lớn, nhiều chương/ khúc: tóm tắt tối thiểu 1 chương/ khúc), trong đó có sử dụng biện pháp chêm xen hoặc liệt kê.

Trả lời

*Tóm tắt văn bản thể loại thần thoại: Thần trụ trời:

Thuở ấy, khi chưa có thế gian cũng như muôn vật và loài người, có một vị thần với ngoại hình và sức mạnh phi thường xuất hiện. Thần ngẩng đầu đội trời lên, tự mình đào đất, đập đá tạo thành một cái cột chống trời. Công việc cứ tiếp diễn như vậy, chẳng bao lâu trời và đất đã được phân đôi. Khi trời đã cao và khô, thần đã phá cột đi và lấy đất đá ném tung khắp nơi biến thành những hòn núi, hòn đảo, dải đồi cao, biển rộng. Vì vậy, ngày nay, mặt đất không được bằng phẳng. Vị thần ấy sau này được gọi là Trời hay Ngọc Hoàng giữ chức trông coi mọi việc trên trời, dưới đất. Từ đó, các vị thần khác như thần Sao, thần Sông, thần Biển cũng tiếp nối công việc còn dở dang để hoàn thiện thế gian này
- Biện pháp liệt kê: các vị thần ( liệt kê tên các loài chim thần Sao, thần Sông, thần Biển)  

*Tóm tắt văn bản thể loại sử thi: Gặp K-ríp và Xi-la

Sau khi chôn cất En-pê-no, Ô-đi-xê cùng những người bạn lên đường vượt biển cả để trở về nhà và chàng được nghe Xi-ếc-xê dự báo trước về những hiểm nguy. Ô-đi-xê lòng bồn chồn, lo lắng nên đã nói những điều Xi-ếc-xê căn dặn mình cho mọi người nghe, và cùng bàn trước kế hoạch. Khi đến gần đảo Xi-ren, tất cả đều thực hiện theo đúng dự định đã bàn trước đó. Vừa ra khỏi đảo, bụi nước bắn lên, sóng đập ầm ầm, mọi người đánh tuột mái chèo, họ phải đối mặt với một bên là Xi-la, một bên là Ka-ríp- những con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển. Trong khi mọi người chỉ chú ý đến Ka-ríp thì Xi-la đã bắt mất sáu tay chèo thuyền khỏe nhất và họ đã chết.

- Biện pháp chêm xennhững con vật quỷ quái khổng lồ dưới biển.

*Tóm tắt văn bản thể loại chèo Xã trưởng - Mẹ Đốp:

Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, kể về xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang. Tại đây có sự đối đáp giữa xã trưởng và mẹ Đốp. Xã trưởng hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.

- Biện pháp chêm xen: "Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính".

* Tóm tắt văn bản thuộc thể loại truyện: Giang (Bảo Ninh):   

Truyện kể về cậu tân binh về nhà nghỉ phép, trên đường trở lại đơn vị, cậu đã gặp cô bé Giang- người Hà thành 17 tuổi. Cuộc gặp gỡ diễn ra rất nhanh chóng, bất ngờ, cô mời cậu tân binh về nhà ăn cơm, tại đây đã gặp bố của Giang. Không để bố hiểu lầm nên cô nhanh trí bịa cho anh một cái tên Hùng và gắn mác bạn học. Cuộc gặp kết thúc, cô đưa anh trở lại đơn vị bằng chiếc xe đạp của bố.

 - Biện pháp chêm xenngười Hà thành 17 tuổi.

Tóm tắt thể loại văn bản nghị luận: Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước

 Văn bản Nam quốc sơn hà- bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước là văn bản đưa ra đánh giá, nhận xét của Nguyễn Hữu Sơn về bài thơ Nam quốc sơn hà. Bài viết khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. Và qua từng câu chữ, ta vẫn bắt gặp những dòng cảm xúc, tâm trạng của tác giả. Đó là 1 niềm tự hào, tự tin, nỗi tức giận. Từ đó đưa ra kết luận bài thơ là chân lí độc lập của đất nước.

- Biện pháp liệt kê: khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước, khẳng định quyền độc lập, tính chất chính nghĩa của việc phân chia lãnh thổ và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.

*Tóm tắt văn bản thông tin Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam:

Văn bản “Tranh Đông Hồ- nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam” cho người đọc biết được những nét đặc sắc của tranh Đông Hồ: đề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… Đề tài, chủ đề của tranh Đông Hồ khá đa dạng và phong phú: con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…Nguyên liệu của tranh là giấy điệp và giấy dó. Các công đoạn chính để làm nên một bức tranh Đông Hồ bao gồm: Vẽ mẫu → Can lại rõ ràng từng nét→ xếp vào bản khắc gỗ→ in tranh.

- Biện pháp liệt kêđề tài, chủ đề, nguyên liệu, quy trình chế tác… con vật, trò chơi dân gian, phong cảnh…

Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 100

Tôi có một giấc mơ

Viết bài luận về bản thân

Thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Ôn tập trang 113

Ôn tập học kì 2

 

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả