Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ lớp 9 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Nỗi niềm chinh phụ Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Nỗi niềm chinh phụ ngắn nhất

* Trước khi đọc

Câu hỏi 1 trang 41 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đầu thế kỉ XVIII, nhiều cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước ta. Hãy nêu một cuộc chiến mà em biết.

Trả lời:

- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

+ Chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh và Nguyễn xảy ra từ cuối thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 18, tạo ra một giai đoạn đặc biệt khó khăn trong lịch sử Việt Nam

Câu hỏi 2 trang 41 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Theo em, những cuộc tiễn đưa trong chiến tranh có gì khác biệt so với tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường của cuộc sống?

Trả lời:

Nếu tiễn đưa trong hoàn cảnh bình thường: đi học xa nhà, đi xuất khẩu lao động... thì người nhà sẽ xác định được ngày về và vẫn liên lạc thường xuyên, không có nguy hiểm gì đến tính mạng. Còn trong hoàn cảnh chiến tranh, những cuộc tiễn đưa cũng có thể là lần gặp mặt cuối cùng khi trong chiến tranh việc hi sinh là chuyện hết sức bình thường, xảy ra rất nhiều. Người thân không thể biết bao giờ họ về, một khi đi là rất khó liên lạc, không thể biết được điều gì đang xảy ra với người thân.

* Đọc văn bản

Câu hỏi 1 trang 41 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Cảnh người chinh phụ tiễn biệt người chinh phu.

Trả lời:

Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn

…lòng bận thê noa

Sầu lên ngọn ải…

-> Người chinh phu lúc chuẩn bị lên đường trên lưng đeo cung tên (vũ khí để chiến đấu) nhưng trong lòng là những cảm xúc bịn rịn, luyến tiếc với vợ, con; sầu thương khi nghĩ đến chiến trường.

Câu hỏi 2 trang 42 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Tâm trạng của người chinh phụ.

Trả lời:

- Tâm trạng:

Đưa chàng lòng dằng dặc buồn…

Cỏ có thơm mà dạ chẳng khuây

Nhủ rồi nhủ lại cầm tay

Bước đi một dây dây lại dừng.

-> Trước sự việc phải tiễn đưa người chồng ra chiến trường, người chinh phụ mang nặng tâm trạng buồn bã, nỗi buồn khôn nguôi. Dặn dò, khuyên nhủ chàng đủ điều, mãi vẫn còn vương vấn quyến luyến không nỡ rời xa.

Câu hỏi 3 trang 42 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Tâm trạng của người chinh phụ sau khi chia li với người chinh phu

Trả lời:

Đang cập nhật

* Sau khi đọc

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chỉ ra những đặc điểm của thể thơ song thất lục bát thể hiện trong đoạn trích Nỗi niềm chinh phụ. Những đặc điểm này cho thấy thể thơ song thất lục bát có gì khác với thể thơ lục bát?

Trả lời:

- Đặc điểm của thể thơ song thất lục bát là:

+ Cấu tạo bằng hai cặp câu 7 tiếng, tiếp đến là cặp câu lục bát (6 tiếng và 8 tiếng).

+ Nhạc điệu: lên bổng xuống trầm linh hoạt.

- Điểm khác nhau:

+ Các tiếng trong một câu thơ.

+ Giọng điệu: Thể thơ lục bát sẽ có sự du dương mềm mại hơn còn song thất lục bát vì có sự kết hợp của thể thơ thất ngôn cho nên sẽ có sự trầm bổng linh hoạt hơn.

Câu hỏi 2 trang 43 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Đề xuất phương án ngắt nhịp bốn câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó:

Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang,

Khói Tiêu Tương cách Hàm Dương,

Cây Hàm Dương cách Tiêu Tương mấy trùng

Trả lời:

Đang cập nhật

Câu hỏi 3 trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối được sử dụng ở một số câu thơ sau:

a. Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

    Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn.

b. Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh.

c. Chốn Hàm Kinh chàng còn ngoảnh lại,

    Bến Tiêu Tương thiếp hãy trông sang.

Trả lời:

Đang cập nhật

Câu hỏi 4 trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy người chinh phụ vô cùng lưu luyến khi tiễn người chinh phu ra trận?

Trả lời:

- Theo em, dù rất thương vợ con nhưng người chinh phụ thực sự muốn lên đường. Điều này thể hiện rất rõ qua các hình ảnh:

+ “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,

Xếp bút nghiên theo việc đao cung.

Thành liền mong tiến bệ rồng,

Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Giã nhà đeo bức chiến bào,

Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.”

Câu hỏi 5 trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Nêu và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ cuối của đoạn trích.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ sử dụng:

+ Phép đối: “Lòng chàng ý thiếp…”

+ Câu hỏi tu từ: “…ai sầu hơn ai?”

+ Lặp từ: “ngàn dâu”

- Tác dụng: Bốn câu thơ cuối để kết lại đoạn thơ, như một khúc ngâm lên về tâm trạng ai oán, buồn khổ của nhân vật trữ tình khi đã chính thức rời xa nhau. Họ dù có ngoảnh lại về phía nhau cũng không thể nhìn thấy người kia nữa. Không thể xác định được ai sầu hơn ai, vì nỗi buồn của ai cũng nhiều.

Câu hỏi 6 trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Người chinh phụ tiễn người chinh phu ra trận với tâm trạng như thế nào? Qua tâm trạng đó của người chinh phụ, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống?

Trả lời:

Khúc ngâm đã vang lên tiếng nói đến từ lòng trắc ẩn của người chinh phụ. Để lại cho đời tác phẩm có sức cuốn hút, cái nhìn về tâm tình người phụ nữ xưa phải hy sinh hạnh phúc riêng mình, rời xa người mình yêu vì chiến tranh. Một khúc ngâm về tình yêu, về sự chia ly và về lý tưởng to lớn của cuộc sống thời xưa.

Câu hỏi 7 trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Em có ấn tượng nhất với hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao?

Trả lời:

- Hình ảnh ấn tượng:

“Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,

Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.”

- Em thích vì: Tấm lòng của người chinh phụ được soi như ánh trăng để có thể dõi theo từng bước người mình thương, bên người chồng luôn mong “tìm cõi Thiên San”, lập được những chiến công vang dội.

* Viết kết nối với đọc

Câu hỏi trang 44 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích tâm trạng của người chinh phụ thể hiện trong bốn câu thơ sau:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió,

        Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn,

                 Đoái trong theo đã cách ngăn,

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh.

(Chinh phụ ngâm,

nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))

 

Trả lời:

Đang cập nhật

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự (con người trong mối quan hệ với tự nhiên)

Củng cố, mở rộng bài 1

Thực hành tiếng Việt trang 44, 45

Tiếng đàn mưa

Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biên pháp tu từ điệp vần trang 47, 48

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!