Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trang 47, 48 Tập 1 lớp 9 | Kết nối tri thức

1900.edu.vn xin giới thiệu soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trang 47, 48 Tập 1 Ngữ văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 9. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biện pháp tu từ điệp vần trang 47, 48 ngắn nhất

Câu hỏi 1 trang 47 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp thanh trong các trường hợp dưới đây:

a.

Khóc anh không nước mắt

Mà lòng đau như cắt

Gọi anh chửa thành lời

Mà hàm răng dính chặt.

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

b. 

Ô hay buồn vương cây ngô đồng

Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông…

(Bích Khê, Tì bà)

c.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Trả lời:

a.

- Đang cập nhật

b.

- Biện pháp tu từ điệp thanh – sử dụng lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu: Thanh bằng.

- Tác dụng: Khẳng định nỗi buồn đó chính là của tác giả một nỗi buồn miên man, mênh mông bao trùm lên cảnh vật. 

c.

- Biện pháp tu từ điệp thanh: Kết hợp sử dụng lặp lại thanh điệu theo từ nhóm “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống” và lặp lại một loạt âm tiết có cùng thanh điệu (thanh bằng) “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

- Tác dụng: Khắc hoạ một không gian vừa có chiều cao, bề rộng, độ sâu của thiên nhiên miền Tây – nơi đoàn binh Tây Tiến hành quân đi qua vừa hùng vĩ, vừa hoang sơ dữ dội. => Tạo dựng khung cảnh hiểm trở của vùng rừng núi và tính chất khốc liệt của cuộc hành quân.

Câu hỏi 2 trang 48 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Hãy làm rõ tác dụng của biện pháp tu từ này trong bài thơ.

Trả lời:

Trong bài thơ Tiếng đàn mưa biện pháp tu từ điệp thanh được Bích Khê sử dụng rất đặc biệt: điệp thanh theo từng nhóm âm tiết trong cùng một một câu thơ. Việc sử dụng như vậy có tác dụng: Khắc họa nên tâm trạng của con người tha hương trước cảnh mưa rơi. Rời xa quê hương, cảm nhận được sự cô đơn mà cuộc sống mang lại, con người lại nhớ về những khung cảnh đầy quen thuộc. Nỗi khắc khoải của một tâm hồn, mang một nỗi nhớ nhung xa vời. “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, và khi người buồn, thì tiếng mưa rơi cũng trở thành một tiếng đàn buồn thương, xuyến xao và ngập tràn nỗi nhớ thương. 

Câu hỏi 3 trang 48 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ điệp vần trong đoạn thơ dưới đây:

“Rơi hoa kết mưa còn rả rích

Càng mưa rơi cánh tịch bóng dương

Bóng dương với khách tha hương

Mưa trong ý khách muôn hàng lệ rơi”

(Bích Khê, Tiếng đàn mưa)

Trả lời:

- Biện pháp điệp vần: dương…hương

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự cô đơn dưới “bóng dương” đã làm tâm trạng sầu càng thêm sầu, buồn càng thêm buồn. Sự cô đơn như bao trùm, cùng nỗi nhớ về vùng đất xưa mà “muôn hàng lệ rơi”.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 9 bộ Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 44, 45

Tiếng đàn mưa

Một thể thơ độc đáo của người Việt

Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)

Thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học)

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!