Soạn bài Một thể thơ độc đáo của người Việt ngắn nhất
* Sau khi đọc
Câu hỏi 1 trang 52 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo thông tin trong văn bản, thơ song thất lục bát ra đời khi nào?
Trả lời:
Thời gian ra đời: Khoảng thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu.
Câu hỏi 2 trang 52 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Đặc điểm hình thức nào giúp thơ song thất lục bát giàu nhạc tính?
Trả lời:
Đặc điểm hình thức: Những câu thơ dài ngắn đan xen, cùng mật độ vần lớn khiến cho các câu thơ luôn phối hợp hài hòa với nhau tạo nên âm hưởng du dương, giàu nhạc tính
Câu hỏi 3 trang 52 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Văn bản đề cập những điểm tương đồng và khác biệt nào giữa thơ song thất lục bát và thơ lục bát?
Trả lời:
- Điểm tương đồng: Quy luật dùng thanh điệu và cách gieo vần ở cặp câu lục bát.
- Điểm khác biệt: Chủ yếu nằm ở cặp câu song thất.
+ Thể song thất có bảy tiếng gieo vần trong khi thơ lục bát chỉ có 6 tiếng.
Câu hỏi 4 trang 52 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo văn bản, vì sao thể thơ song thất lục bát vẫn được sử dụng để sáng tác trong thời kì hiện đại?
Trả lời:
Trong thời kì hiện đại vẫn được sử dụng bởi vẻ đẹp và thể hiện được sự truyền cảm mạnh mẽ sâu lắng.
Câu hỏi 5 trang 52 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1: Trình bày suy nghĩ của em về nhận định của tác giả đối với thể thơ song thất lục bát “Đó thực sự là một thể thơ đặc sắc mà người Việt đã sáng tạo nên để có thể gửi gắm vào trong đó tâm hồn sâu lắng của mình”.
Trả lời:
- Theo em nhận định của tác giả rất đúng và có ý nghĩa to lớn. Thể thơ song thất lục bát với cấu trúc câu và đặc điểm gieo vần rất đặc biệt khiến cho thông qua các bài thơ, các tác giả gửi gắm tình cảm, tâm hồn của mình trong đó. Tạo nên được khả năng truyền cảm mạnh mẽ và rất sâu lắng, đi sâu vào lòng người đọc. Như trong bài thơ “Khóc Dương Khuê”, Nguyễn Khuyến đã viết những câu song thất lục bát làm nổi bật lên sự tiếc thương sâu sắc, thấm thía tình cảm đáng trân trọng.
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ điệp thanh và biên pháp tu từ điệp vần trang 47, 48
Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học (thơ song thất lục bát)