Soạn bài Lao xao ngày hè
A. Soạn bài Lao xao ngày hè ngắn gọn:
Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 112 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
- Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, các em được đi du lịch hoặc về quê với ông bà và được thỏa sức chơi đùa cùng nhau.
- Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.
Trải nghiệm cùng văn bản
Trả lời:
- Từ ngữ xuất hiện ở đoạn văn bản trước là bồ các (cũng gọi là ác là).
Trả lời:
Sự khác biệt trong thái độ của nhân vật “tôi” đối với chèo bẻo, quạ, diều hâu và chim cắt cho thấy nhân vật tôi rất am hiểu về tập tính của các loài chim, có sự quan sát kĩ lưỡng với từng loài và đây là những loài chim ác.
Trả lời:
- Giống nhau: cảm nhận của em cũng giống với nhân vật tôi, mỗi loài chim có đặc tính khác nhau, có loài chim hiền, có loài chim hung dữ.
- Khác nhau: nhân vật tôi có sự am hiểu sâu sắc từ tự quan sát tự nhiên và kinh nghiệm có được khi sống ở vùng quê.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Bức tranh cuộc sống trong Lao xao mùa hè được miêu tả qua cảm nhận của nhân vật “tôi”, ngôi thứ nhất.
Câu 2 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Một số câu văn kể chuyện, miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong văn bản:
- Kia kìa! Con diều hâu bay tít lên cao, nó có cái mũi khoằm, đánh hơi tinh lắm: Đâu có xác chết. Đâu có gà con… Khi tiến nó rú lên, tất cả gà chui vào cánh mẹ.
- Người ta nói chèo bẻo là kẻ cặp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già! Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo/ Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất đã cất tiếng gọi người” “Chè cheo chét” Chèo bẻo trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm!.....
- Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.
=> Việc kết hợp miêu tả, biểu cảm khi kể chuyện đã giúp cho việc thể hiện không khí ngày hè trở nên sôi động hơn.
Câu 3 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
- Âm thanh: tiếng kêu của các loài chim “các… các”, “bịm bịp”, “chéc chéc”, tiếng con gà mái “cực cực”, con vịt bầu “mặc mặc”.
- Hình ảnh:
+ Ong vàng, ong bò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật.
+ Con diều hâu lao xuống như mũi tên, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.
+ Chèo bẻo lao vào đánh diều hâu túi bụi.
+ Con gà sống đứng ngơ ngác một lúc, rồi mổ mồi để dỗ gà mái.
…..
=> Tác giả đã sử dụng sự quan sát tinh tế, tỉ mỉ bằng thính giác, thị giác để thấy những âm thanh, hình ảnh trên, góp phần tạo nên cái lao xao ngày hè.
Câu 4 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Chủ đề văn bản: thể hiện tình yêu với thiên nhiên và sự trân trọng, gìn giữ vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Câu 5 (trang 115 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
Tác giả đã thể hiện cảm xúc vui sướng, hạnh phúc khi được trải qua những mùa hè êm đềm, bình yên ở quê hương.
Câu 6 (trang 116 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Hãy chia sẻ với bạn về ấn tượng và cảm xúc của em khi đọc Lao xao ngày hè.
Trả lời:
- Ấn tượng và cảm xúc khi đọc Lao xao ngày hè:
- Bài văn đã mở ra trước mắt em một thế giới sinh động của các loài chim và của tự nhiên. Thế giới loài chim hiện lên phong phú, đầy sức sống như thế giới của con người. Qua đó, em cảm thấy yêu mến thế giới tự nhiên quanh mình hơn.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lao xao ngày hè:
I. Tác giả
1. Cuộc đời
- Duy Khán (1934 - 1993), quê ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
- Duy Khán tên đầy đủ là Nguyễn Duy Khán, là một phóng viên, nhà thơ, nhà văn Việt Nam. Ông là một đại tá của Quân đội Việt Nam.
- Nhà văn Duy Khán qua đời ngày 29/01/1993, tại thành phố Hải Phòng.
2. Sự nghiệp văn học
a. Tác phẩm:
- Trận Mới (Thơ)
- Tâm sự người đi (Thơ)
- Tuổi thơ im lặng (hồi ký)
b. Giải thưởng:
- Năm 2012, nhận giải thưởng Nhà nước.
- Năm 1987, nhận giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam với tác phẩm Tuổi thơ im lặng.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
Bài “Lao xao” được trích từ tác phẩm “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, tác phẩm được giải thưởng Hội Nhà văn năm 1987.
2. Thể loại: Hồi kí tự truyện.
3. Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "râm ran"): Cảnh làng quê lúc chớm hè.
- Đoạn 2 (Còn lại): Thế giới các loài chim.
4. Tóm tắt (đối với văn bản truyện, với văn bản thơ thì ko cần):
Trời chớm vào hè, cây cối um tùm, ngát hương hoa, bướm ong rộn rịp xôn xao. Thế giới các loài chim ở đồng quê hiện lên thật sinh động dưới ngòi bút củatác giả. Bồ các to mồm. Chị Điệp nhanh nhảu. Rồi sáo sậu, sáo đen, tu hú, chimngói, chim nhạn hiền lành, gần gũi với con người. Bìm bịp suốt ngày đêm rúc trong bụi cây, diều hâu hung ác bắt gà con, quạ lia lia láu láu dòm chuồng lợn, chèo bẻo kẻ cắp nhưng hung hăng, thích đánh nhau, đánh cả diều hâu lẫn quạ. Chim cắt hung dữ, không một loài chim nào trị được thế mà bị chèo bẻo đánh cho ngắc ngoải. Gà mái thì vừa đẻ xong, gà trống thì mồ mồi dỗ gà mái, vịt bầu thì đủng đỉnh nhảy xuống vũng bùn. Chúng tôi thì đi tắm sông, ăn cơm trong hương lúa đầu mùa, và ngủ ngay hiên nhà cho mát. Vào mùa hè cả ban ngày và ban đêm đều lao xao, rộn ràng.
5. Giá trị nội dung:
Bằng sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến cảnh sắc quê hương, tác giả đã vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Miêu tả tự nhiên, sinh động, hấp dẫn, nhiều yếu tố dân gian.
- Lời văn giàu hình ảnh.
- Sử dụng nhiều phép tu từ.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: