Soạn bài Thực hành tiếng Việt
A. Soạn bài Thực hành Tiếng ngắn gọn :
Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
- Câu văn có phép so sánh: Chim cắt cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn.
- Câu văn có phép ẩn dụ: Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.
- Biện pháp so sánh và ẩn dụ có đặc điểm:
+ Giống nhau:
Các sự việc, hiện tượng có nét tương đồng với nhau.
Đều có vế B (Sự vật dùng để so sánh, tăng sức gợi hình, gợi cảm.
+ Khác nhau:
Biện pháp So sánh có 2 vế A, B đầy đủ.
Ẩn dụ: Ẩn đi vế A, chỉ còn vế B. Cách nói này có tính hàm súc cao hơn, gợi ra nhiều liên tưởng…
Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1):
Trả lời:
a. Biện pháp ẩn dụ trong đoạn văn:
- Bà già, kẻ ác: để chỉ lũ diều hâu.
- Người có tội: để chỉ chèo bẻo
b. Nét tương đồng
- Kẻ ác: để chỉ diều hâu bởi nó là con vật hung dữ, thường bắt gà con. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Bà già: để chỉ diều hâu, ý nói đây là đối thủ đáng gờm của chèo bẻo. (sự giống nhau dựa trên bản chất là xấu xa)
- Người có tội để chỉ chèo bẻo, ý muốn nói chèo bẻo cũng là loài vật khá hung dữ, thích ăn thịt các loài côn trùng. (dựa trên bản chất).
=> Tác dụng của phép ẩn dụ: làm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt, khiến cho thế giới các loài chim hiện lên sinh động, bộc lộ được những đặc điểm giống như con người.
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Các câu trên nổi bật với phép hoán dụ:
a. Cả làng xóm (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)
b. đõ ong (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)
c. thành phố (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)
d. nhà trong, nhà ngoài (lấy vật chứa để gợi vật được chứa)
Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
“Mắt xanh” gợi cho ta liên tưởng đến hình ảnh chiếc lá trầu, trong trường hợp này đây là phép ẩn dụ vì giữa mắt xanh và lá trầu có sự giống nhau về hình dáng, màu sắc.
Câu 5 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Em có thể chọn một hình ảnh, tham khảo các đáp án sau:
- Lao xao ngày hè:
+ Ẩn dụ: “Lần này nó chửa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đâu bay tới.” => Những mũi tên đen nhằm muốn nói tới những chú chèo bẻo. Hình ảnh đó gợi ra cho người đọc hình dung về chú chim chèo bẻo lao nhanh xuống để kịp cứu gà con đang bị diều hâu tha đi.
+ Hoán dụ: “Cả làng xóm hình như không ai ngủ, cùng thức với giời, với đất.” => Cả làng xóm là biện pháp hoán dụ lấy vật chứa để gợi vật được chứa đựng.
Câu 6 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Biện pháp tu từ nhân hoá, được gợi qua các từ “đã ngủ rồi hả trầu?”. Tác giả đã xưng hô, trò chuyện thân mật với vật như với con người và từ miêu tả hành động cho vật như với con người (ngủ).
Câu 7 (trang 121 SGK Ngữ văn 6 tập 1)
Trả lời:
Cả ba văn bản đều sử dụng biện pháp nhân hoá vì các tác giả đã gọi, tả các loài vật, cây cối bằng những từ gọi, tả người và miêu tả về các loài vật, cây cối sinh động như nói về con người.
Trả lời:
Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến và trở thành một thành viên quan trọng. Nhà tôi cũng có một con vật nuôi đó là chú chó và tôi xem chú như bạn. Chú chó ấy có một bộ lông vàng óng như những tia nắng vào những ngày đẹp trời và bố tôi đã đặt tên chú bằng cái tên gần gũi: Vàng. Trông chú khá lùn và mập nhưng rất đáng yêu và biết nghe lời. Đôi mắt của Vàng đã ngả sang màu gỗ nâu vì chú đã già theo năm tháng. Cứ mỗi lần có người đi ngang qua, đôi tai Vàng vểnh lên, người bật dậy đứng lên để xem xét tình hình và bảo vệ căn nhà của chúng tôi. Lúc đó trông chú oai hùng như một người lính canh gác trung thành. Còn khi thấy bố mẹ hay tôi đi đâu về chú lại mừng rít lên như một đứa trẻ, cái đuôi vẫy loạn lên rồi nhảy lên ôm tôi như đã cách xa từ lâu lắm. Tôi rất yêu cậu Vàng bé nhỏ của nhà tôi, tôi mong rằng Vàng sẽ sống khỏe mạnh để bầu bạn với tôi và tạo những niềm vui cho cả gia đình.
Chú thích:
- Nhân hóa: gọi chó là “chú”, “cậu”.
- Hoán dụ: dùng “nhà tôi” để chỉ những người sống trong ngôi nhà.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:
* Ẩn dụ, hoán dụ
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
“Những mũi tên đen...” trong đoạn “Lần này nó chưa kịp ăn, những mũi tên đen, mang hình đuôi cá từ đầu bay tới tấp.
“Ấy là những con chèo bẻo” là hình ảnh ẩn dụ.
Ẩn dụ này dựa trên sự giống nhau về hình dáng, màu sắc, tốc độ bay,... của bầy chim chèo bẻo với những mũi tên được bắn đi từ dây cung.
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ:
“Cả nhà ăn cơm trong hương lúa đầu mùa...”
(Lấy vật chứa để gợi vật được chứa); “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghi/ Bắp chân, đầu gối vẫn săn gân” (lấy bộ phận để gợi toàn thể);...
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: