Soạn bài Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến ngắn nhất
* Nội dung chính văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến: Qua cuộc trò chuyện giữa 4 nhân vật, tác giả châm biếm, đả kích thói hư tật xấu của những kẻ có quyền thế trong xã hội xưa.
* Hướng dẫn đọc
Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Nêu các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
Trả lời:
Các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường: dục vọng của con người.
- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu.
- Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Được dựng nên từ tích truyện Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Phân tích nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật và cách giải quyết mâu thuẫn trong văn bản trên.
Trả lời:
- Nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật: cả ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều ham mê Thị Hến.
- Cách giải quyết mâu thuẫn: cả ba nhân vật trên đều bị Thị Hến cho vào tròng, tự phân xử với nhau.
Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Phân tích tính cách của nhân vật Thị Hến trong lớp tuồng XIX.
Trả lời:
- Là người thông minh, nhanh nhẹn: nàng nhìn nhận ra được cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều thích và có tình ý với mình.
- Là người hoạt bát, gian xảo: cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình.
- Là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.
Câu 4 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bình luận về tiếng cười toát ra từ tình huống mắc lỡm của các nhân vật Thầy Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa trong lớp tuồng này.
Trả lời:
- Tình huống mắc lỡm của ba nhân vật là: đều ham mê sắc đẹp mà bị lừa. Tiếng cười toát ra thể hiện sự mỉa mai, châm biếm những người có quyền mà đi ngược lại chuẩn mực đạo đức.
Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Ở một số dị bản khác, nhân vật Thầy Nghêu được thay bằng nhân vật lí trưởng (Lí Hà), vở tuồng kết thúc trong cảnh các bà vợ của Huyện Trìa, Đề Hầu, Lí Hà bất ngờ xuất hiện và sỉ vả các ông chồng dại gái. Sự khác biệt giữa các dị bản giúp bạn hiểu thêm gì về đặc điểm của tuồng đồ?
Trả lời:
- Sự khác biệt giữa các dị bản như vậy giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm của tuồng đồ là phương thức truyền miệng. Vì truyền miệng nên có nhiều dị bản, mỗi dị bản phù hợp với từng vùng miền, địa phương.
Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Có người cho rằng Nghêu, Sò, Ốc, Hến có đến hai cảnh xử án, cảnh thứ nhất là do Huyện Trìa xét xử ở lớp XIII, cảnh thứ hai do Thị Hến và Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu xử lẫn nhau. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.
Trả lời:
- Theo em, ý kiến trên là đúng bởi:
+ Cảnh xử án 1 là: Huyện Trìa xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến.
+ Cảnh xử án 2 là: cả ba thầy đã mắc bẫy của Thị Hến và tự xét xử lẫn nhau.
Bài tập sáng tạo (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):Vẽ tranh hoặc dựng một hoạt cảnh lấy cảm hứng từ vở tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Trả lời:
Học sinh vẽ tranh ví dụ:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 127
Xã trưởng - Mẹ Đốp
Viết một bản nội quy ở nơi công cộng
Viết một văn bản hướng dẫn ở nơi công cộng
Thảo luận nhóm về một vấn đề có ý kiến khác nhau
Câu hỏi liên quan
- Là người thông minh, nhanh nhẹn: nàng nhìn nhận ra được cả ba người đàn ông Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều thích và có tình ý với mình.
- Là người hoạt bát, gian xảo: cô đã tìm cách lừa cả ba ông và khiến cho ba ông tự xử lỗi lầm của mình.
- Là người biết giữ gìn phẩm hạnh: Giữ tiết hạnh một đường cho toại/ Nỗi nhân duyên đôi chữ không màng.
Xem thêm
Các đặc điểm của tuồng đồ được thể hiện qua văn bản Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến.
- Đề tài: Lấy đề tài trong cuộc sống đời thường: dục vọng của con người.
- Nhân vật: Các nhân vật chính thường có danh xưng nghề nghiệp: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu.
- Lời thoại: có cả đối thoại, độc thoại, bàng thoại.
- Được dựng nên từ tích truyện Nghêu, Sò, Ốc, Hến.
Xem thêm
- Nguyên nhân làm nảy sinh, phát triển mâu thuẫn giữa các nhân vật: cả ba nhân vật Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu đều ham mê Thị Hến.
- Cách giải quyết mâu thuẫn: cả ba nhân vật trên đều bị Thị Hến cho vào tròng, tự phân xử với nhau.
Xem thêm
- Theo em, ý kiến trên là đúng bởi:
+ Cảnh xử án 1 là: Huyện Trìa xử án vụ giữa vợ chồng Trùm Sò và Thị Hến.
+ Cảnh xử án 2 là: cả ba thầy đã mắc bẫy của Thị Hến và tự xét xử lẫn nhau.
Xem thêm
- Tình huống mắc lỡm của ba nhân vật là: đều ham mê sắc đẹp mà bị lừa. Tiếng cười toát ra thể hiện sự mỉa mai, châm biếm những người có quyền mà đi ngược lại chuẩn mực đạo đức.
Xem thêm
- Sự khác biệt giữa các dị bản như vậy giúp người đọc hiểu thêm về đặc điểm của tuồng đồ là phương thức truyền miệng. Vì truyền miệng nên có nhiều dị bản, mỗi dị bản phù hợp với từng vùng miền, địa phương.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Huyện Trìa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến
Được cập nhật 11/09/2023
570 lượt xem